Nguyên nhân chủ yếu của viêm amidan ở trẻ em có thể là do nhiễm khuẩn hay do siêu vi,.. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm về căn bệnh này và rút ra được cho bản thân và cho chính con em mình ít nhiều phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhé!
Tìm hiểu chung về căn bệnh Amidan
Amidan chính là phần mô tuyến nằm ở hai bên thành phía sau họng, ngay khẩu cái mềm (khi há miệng ra thì ta có thể quan sát thấy được). Còn có một tên gọi khác là Amidan khẩu cái. Đây chính là cơ quan quan trọng trong việc bảo vệ đường hô hấp của chúng ta. Nó ngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh (virus, nấm,...), tiết ra các kháng thể chống lại nhiễm khuẩn.
Đây được xem là căn bệnh phổ biến thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phần lớn mắc phải là trẻ em, cha mẹ thường nhầm lẫn đây là cảm cúm hay đau họng thông thường. Khi mắc bệnh thì gây ra các triệu chứng khó chịu như: đau rát vùng họng, khó nuốt,...
Bên cạnh đó, bệnh đôi khi sẽ nặng hơn dẫn đến nhiễm khuẩn máu, viêm hệ hô hấp và viem cầu thận,...nếu không được phát hiện sớm và điều trị.
Nguyên nhân gây viêm Amidan ở trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm amidan ở trẻ, chủ yếu do các loại virus (cúm, sởi, ho gà,...) vi khuẩn liên cầu, thời tiết thay đổi thất thường, trẻ ở trong môi trường ô nhiễm…
Một số nguyên nhân đáng chú ý khác:
Thời tiết
Thời tiết thay đổi thất thường khi giao mùa hay khi thời tiết lạnh, đó là lúc đường hô hấp của trẻ bị nhiễm khuẩn, amidan của trẻ có thể dẫn tới sưng và đau rát hơn vì chính lúc này, amidan phải thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đường hô hấp.
Vệ sinh
Nguyên nhân khác đáng lưu tâm là do về vấn đề vệ sinh của trẻ. Trẻ không giữ vệ sinh sạch, không rửa tay kỹ càng và thường xuyên cho tay vào miệng dẫn tới nhiễm vi khuẩn. Amidan lúc này sẽ làm việc hết công suất nhằm tiêu diệt vi khuẩn ở trong miệng, chính vì vậy mà amidan cũng bị nhiễm vi khuẩn.
Nhiễm vi khuẩn đường hô hấp
Khi con trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp thì tất nhiên sẽ dẫn tới viêm nhiễm, amidan hoàn toàn bị tấn công bởi vi khuẩn và virus đang phát triển có sẵn ở mũi, họng.
Cấu trúc amidan từng người
Tùy vào vị trí hay cấu trúc amidan của từng người, có nhiều khe dễ đọng lại thức ăn, dịch,...đây là điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ, lâu dần sẽ dẫn tới viêm amidan.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác liên quan đến môi trường sống, khí hậu thay đổi, các chất kích thích gây ảnh hưởng cho trẻ khi ở gần hay tiếp xúc như rượu bia, thuốc lá,... kể cả vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Những yếu tố tưởng chừng như bình thường này lại ít nhiều gây ảnh hưởng bệnh, là cơ hội trong việc sản sinh đáng kể vi khuẩn, tạo điều kiện cho amidan ngày càng tồi tệ hơn.
Bệnh đôi khi bị chẩn đoán nhầm với các bệnh liên quan tới hệ hô hấp, vậy triệu chứng cụ thể mà bạn sẽ đối mặt khi mắc bệnh Amidan là gì? Cùng tìm hiểu xem nhé.
Triệu chứng viêm Amidan ở trẻ em
Tổng quát chung, Amidan có thể chia làm 2 thể chính như sau:
- Viêm Amidan cấp tính: Thường bắt gặp ở trẻ em từ 3 đến 4 tuổi trở lên. Trẻ có triệu chứng amidan bị đỏ và sưng lên nhiều, tiết nhiều dịch. Bên cạnh đó, còn gây sốt, họng có các đốm màu trắng hoặc vàng, đau tai, nhức đầu và bị nổi hạch tại cổ và hàm.
- Viêm Amidan mãn tính: Có triệu chứng không điển hình, khác với viêm amidan cấp tính. Có một số dấu hiệu cần để ý như: điển hình, người bệnh có hơi thở hôi, mùi khó chịu; thể trạng bệnh nhân mắc bệnh yếu, gầy gò, xanh xao, hay sốt về chiều tối; khi nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng; ho khan từng cơn, ho kéo dài khi thức dậy buổi sáng,...
Xem thêm: viêm amidan hốc mủ
Ngoài những triệu chứng riêng của hai thể Amidan thì trong quá trình chăm sóc trẻ, nếu thấy có các dấu hiệu dưới đây thì có thể con trẻ đã mắc bệnh Amidan:
- Trẻ bị sốt cao, người uể oải,...
- Trẻ bỏ ăn và quấy khóc.
- Ho nhiều và hơi thở của trẻ có mùi hôi khó chịu, mặc dù đã được vệ sinh răng miệng.
- Amidan sưng to, niêm mạc bị đỏ, phù nề, có thể kèm theo các chấm mủ trắng.
- Bề mặt lưỡi rắng, đôi khi nổi hạch ở cạnh hàm.
- Trẻ có hiện tượng nói khan tiếng, bị lạc giọng hoặc mất giọng.
- Đau họng, sốt cao, viêm nhiệt, đi kèm một số triệu chứng: ăn uống khó khăn, khó thở,...
Cách phòng ngừa và điều trị kịp thời viêm Amidan ở trẻ
Cách phòng ngừa:
- Khi trời trở lạnh, đặc biệt nhớ giữ ấm cho trẻ, lưu ý ở phần chân và tay.
- Không nên uống nước lạnh đột ngột khi người vừa mới hoạt động xong và khi thời tiết lạnh.
- Không hút thuốc ở nơi có trẻ em, làm ảnh hưởng cả sức khỏe những người xung quanh.
- Khi đi ra đường nhớ đeo khẩu trang cho trẻ, giữ ấm cho cơ thể.
- Luôn vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ, cũng như vệ sinh toàn thân một cách kỹ càng.
Điều trị khi trẻ mắc phải bệnh viêm Amidan:
- Trường hợp trẻ em bị viêm Amidan sẽ không được khuyến cáo dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Yếu tố quan trọng nhất đó là cần chăm sóc trẻ về ăn uống. Nên giữ gìn và nâng cao thể trạng hoặc có thể sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt nếu như sốt cao hay đau nhiều. Tuy nhiên, hạn chế nhất có thể.
- Cho trẻ sẽ vệ sinh bằng cách dùng nước súc miệng để tránh nhiễm lại vi khuẩn do amidan sau khi sốt siêu vi.
- Nếu như trẻ bị viêm amidan do vi khuẩn thì cần phải dùng thuốc kháng sinh, giảm viêm hoặc dùng thuốc hạ sốt, giảm đau vài hôm. Thường thì amidan đã được giải quyết sau 6 - 7 ngày khi trẻ đã uống thuốc.
- Nếu để bệnh lâu ngày mà không tìm cách điều trị thì sẽ dẫn đến tình trạng viêm amidan, áp xe vùng amidan, viêm tấy quanh họng,... Những trường hợp nặng như thế này, trẻ phải dùng đường tiêm để điều trị.
Một số mẹo tại nhà chăm sóc giúp trẻ giảm bớt bệnh viêm amidan ở trẻ:
- Cho trẻ uống nhiều nước và nghỉ ngơi.
- Súc miệng bằng nước muối ấm vài lần trong một ngày.
- Dùng viên ngậm họng.
- Có thể làm ẩm không khí bằng máy làm ẩm.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc khói, bụi,...
- Uống đồ uống mát để làm dịu cổ họng.
- Thay thế bàn chải đánh răng sai khi bị chẩn đoán bị viêm Amidan
- Giữ ấm vùng cổ, họng, tránh bị nhiễm lạnh.
- Rèn luyện cơ thể cho trẻ giúp nâng cao thể trạng, sức đề kháng.
- Khi trẻ bị viêm Amidan thì nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm, lỏng và dễ tiêu hóa nhưng đầy đủ chất dinh dưỡng như: súp, cháo,...
- Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả giàu vitamin C (rau ngót, quả bơ, xoài,...) cải bắp, súp lơ, ngó sen, cà chua,...
- Kiêng không cho trẻ ăn các loại thức ăn cứng, khô hay nhiều dầu mỡ. Nên hạn chế cho con trẻ ăn sô cô la, nho khô, đậu phộng,.. trong quá trình bị bệnh amidan, vì trong chúng có chứa thành phần arginin không những không tốt cho cơ thể mà còn thúc đẩy cho siêu vi phát triển, không tốt cho người bệnh amidan, làm bệnh lâu khỏi hơn.
- Không cho trẻ uống nước có gas.
Khi nào thì cần thiết để cắt Amidan cho trẻ?
Nhiều cha mẹ cho rằng không nên cắt amidan cho con trẻ, sau 15 tuổi mới có thể cắt amidan. Tuy nhiên điều này không chính xác, amidan có thể cắt ở bất kì độ tuổi nào nếu cần thiết. Lưu ý một số trường hợp sau để có thể xem xét việc cắt amidan cho trẻ:
- Gây bít tắc đường thở của trẻ, trẻ có cơn ngừng thở trong khi ngủ.
- Trẻ thường bị rối loạn giấc ngủ.
- Xảy ra các biến chứng từ bệnh liên quan đến tim, khớp, phổi,...
- Khó khăn trong việc ăn uống, nuốt.
- Vùng sọ mặt phát triển bất thường.
- Bị áp xe quanh amidan.
- Chậm hoặc không tăng cân, người xanh xao, ốm yếu,...
- Trẻ có amidan to bất thường một bên và nghi ngờ là ung thư.
Amidan có vai trò to lớn trong việc bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Amidan sẽ bị viêm nếu sự tấn công của tác nhân gây bệnh quá khả năng đề kháng của nó. Với độ tuổi của trẻ em, amidan hoạt động mạnh nhất và dễ bị viêm nhiễm nhất. Tuy là amidan có vai trò bảo vệ cơ thể, nhưng khi khả năng đó không còn hoặc amidan gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thì rất cần phải cắt bỏ.
Bệnh viêm amidan ở trẻ em là một trong những căn bệnh rất phổ biến. Chính vì vậy các bậc cha mẹ nên chăm sóc con em mình thật tốt để phòng ngừa bệnh này. Trên đây là một vài chia sẻ của Tuthuoc24. Hi vọng bài viết sẽ ít nhiều giúp ích bạn hiểu rõ về bệnh này.
TuThuoc24h