Mọc răng khôn là hiện tượng phổ biến ở người trưởng thành từ 18 – 25 tuổi. Đặc biệt, vào thời kì mang thai, có trường hợp chị em mọc răng khôn gây nên khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt. Đây là giai đoạn cơ thể mẹ rất nhạy cảm, cần chăm sóc đặc biệt. Vậy bà bầu đau răng khôn có nguy hiểm không? Phải làm gì để khắc phục? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp 2 vấn đề này.
Phụ nữ mang thai đau răng khôn có nguy hiểm không?
Như ta biết, răng khôn là răng vĩnh viễn mọc cuối cùng ở người. Vì mọc muộn nhất nên khi đó hệ thống răng đã ổn định, răng khôn ít còn chỗ trống gây ra các vấn đề như mọc lệch, mọc xiên, gây cảm giác đau đớn, khó chịu.
Đối với người bình thường, xứ lý răng khôn rất đơn giản. Nếu mọc lệch chỉ cần nhổ bỏ để trả lại sự cân bằng của hệ thống răng. Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai không đơn giản như thế.
Về cơ bản răng khôn không gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng các trường hợp răng mọc ngầm, mọc lệch có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định. Theo lời khuyên của bác sĩ, mẹ bầu không nên nhổ răng khôn vì có thể nguy hại đến sức khỏe thai nhi. Răng là nơi liên kết nhiều dây thần kinh, hệ thống miễn dịch và tuần hoàn của cơ thể. Do đó, nhổ răng cần kết hợp các phương pháp khác nhau như gây tê, sử dụng kháng sinh, chụp X-quang. Chính các biện pháp này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thai nhi.
Khi mang thai cơ thể mẹ rất nhạy cảm, có nhiều thay đổi, nhất là tăng hàm lượng estrogen trong cơ thể và chế độ ăn uống, thiếu hụt canxi và sắt. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến răng lợi mẹ bị tổn thương, do đó cần hết sức lưu ý khi bị mọc răng khôn
Cách giảm đau an toàn cho mẹ bầu mọc răng khôn
Nước muối ấm
Nước muối có công dụng kháng viêm, sát khuẩn cực tốt, có thể giảm đau tạm thời. Phương pháp này được nhiều mẹ bầu áp dụng thành công. Mẹ chỉ cần pha loãng nước muối hoặc sử dụng nước muối sinh lý, ngậm trong miệng khoảng 5 phút, 2 lần (sáng và tối trước khi đi ngủ) để giúp thuyên giảm các cơn đau.
Chườm nước đá
Đây là phương pháp gây tê tự nhiên và an toàn nhờ nhiệt độ thấp của đá. Mẹ bầu có thể dùng khăn bọc vài cục nước đá chườm rồi chườm ngay vùng má đang sưng đau hoặc bọc nhiều lớp vài quanh đá để áp trực tiếp lên vùng nướu sưng. Đặt đến khi cảm thấy giảm đau thì bỏ ra. Ngoài ra có thể dùng túi chườm nóng thay thế, cũng có tác dụng tương tự.
Tỏi tươi
Tỏi có chứa nhiều hợp chất có tính sát khuẩn, kháng viêm tự nhiêm, giúp giảm đau và ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Mẹ bầu giã nát vài tép tỏi rồi trộn đều với vài hạt muối trắng, rồi dùng hỗn hợp đắp lên chỗ đau khoảng 10 phút. Hoặc mẹ có thể nhai trực tiếp 1 lát tỏi tại vị trí nướu sưng và ngậm đến khi cơn đau thuyên giảm thì nhổ bỏ.
Lá lốt
Trong lá lốt có chứa Alcaloid, tinh dầu với thành phần chính là Beta-caryophylen. Trong rể cây chứa Benzylacetat có tính kháng khuẩn cao. Lá lốt có vị cay, mùi thơm có công dụng hạ khí giảm đau. Mẹ bầu có thể lấy cả thân, lá, rễ sắc nước đặc và ngậm liên tục trong 3 - 4 ngày, cơn đau nhức sẽ giảm rõ rệt.
Bên cạnh đó, còn một số cách khác cũng được áp dụng với thảo dược tự nhiên để giúp giảm đau hiệu quả như đinh hương, túi trà lọc,… Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thảo dược nào, mẹ bầu cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ đễ tránh nguy hại cho sức khỏe mẹ và bé.
Đồng thời, mẹ bầu cũng cần giữ vệ sinh răng miệng thật tốt, chải răng ít nhất 2 – 3 lần/1 ngày. Đế tránh răng khôn mọc khi mang thai, mẹ bầu nên đi khám răng định kỳ 6 tháng/ 1 lần kịp phát hiện các vấn đề răng miệng trước khi có ý định mang thai.
Bà bầu mọc răng khôn phải xử lý thế nào?
Khi mọc răng khôn, mẹ bầu hãy ngay lập tức đến bác sĩ nha khoa để được thăm khám và tư vấn. Không nên chủ quan trước bất kỳ triệu chứng của bệnh. Mẹ bầu không cần lo lắng hay căng thẳng quá, nghỉ ngơi điều độ và ăn uống đầy đủ chất để tăng cường sức đề kháng, đảm bảo sự phát triển cho trẻ.
Ngoài ra, khi mọc răng khôn mẹ bầu cũng không nên nhổ răng cho dù bị mọc lệch vì rất có thể gây ra nhiễm trùng huyết ảnh hưởng đến thai nhi.
Mẹ bầu không tự ý mua thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ hoặc nghe lời truyền miệng tự xử lý răng khôn.
Như vậy, chúng ta có thể thấy bà bầu đau răng khôn rất nguy hiểm, không những phải chịu các cơn đau nhức do bệnh gây ra mà còn không thể sử dụng thuốc hoặc các biện pháp điều trị tận gốc. Vì thế, để tránh cơn đau nghiêm trọng hơn, mẹ bầu cần có chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khoa học. Áp dụng một số biện pháp dân gian an toàn để giảm đau tạm thời. Đồng thời ngay lập tức đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
TuThuoc24h