Đau bụng khi mang thai là bình thường hay bất thường? Tuthuoc24h
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Cha Mẹ @ Mẹ Bầu

Đau bụng khi mang thai - Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đau bụng khi mang thai là một hiện tượng khá phổ biến, tình trạng này sẽ làm cho bà bầu khó chịu và lo lắng. Cùng tuthuoc24h.net tìm hiểu rõ hơn nhé!

Đau bụng khi mang thai, hiện tượng này đôi khi là bình thường do những thay đổi sinh lý trong thời kỳ mang thai, nhưng cũng có lúc nó là bất thường do liên quan đến các bệnh lý sản phụ khoa khác, hay do bệnh lý nội khoa, bệnh lý ngoại khoa.Vậy nguyên nhân nào khiến mẹ bầu hay đau bụng khi mang thai, hiện tượng này có nguy hiểm và cách điều trị hiệu quả là gì?. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau nhé!

Tại sao khi mang thai các mẹ lại đau bụng?

đau bụng khi mang thai
Tình trạng đau bụng khi mang thai

Tình trạng đau bụng khi mang thai là một triệu chứng thường xảy ra trong giai đoạn đầu thai kỳ. Bình thường thai nhi nằm trong tử cung của mẹ để tăng trưởng, thai nhi của mẹ ngày càng lớn dần, đồng nghĩa với việc tử cung của mẹ sẽ to lên để kịp cho thai nhi phát triển, sẽ kéo theo 2 dây chằng tròn 2 bên căng và lớn ra (chức năng của dây chằng tròn là cố định và giữ vững tử cung). Khi người mẹ vận động nhiều, di chuyển thường xuyên sẽ kéo theo dây chằng căng nhiều hơn và dãn và gây nên những cơn đau bụng.

Đặc điểm của cơn đau bụng thai kỳ được xem là bình thường

đau bụng lâm râm khi mang thai
Mẹ sẽ cảm thấy đau bụng khi ho

Mẹ sẽ có cảm giác đau bụng lâm râm thường xuyên hoặc đau nhói, ở phần bụng dưới hay bên. Do thai nhi phát triển, đôi khi các cơn đau có thể ở một hoặc cả hai bên bụng của mẹ. Hiện tượng đau bụng này hay xảy ra vào giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, nhưng cũng có thể xảy ra trong suốt thai kỳ. Đau bụng thai kỳ bình thường có liên quan đến sự vận động, cảm thấy đau bụng khi ho, hay những lúc ngồi xổm hoặc khi đứng dậy,... đau không tăng lên và thường có xu hướng giảm đi khi nghỉ ngơi,thư giãn.

Đau dạ dày khi mang thai, mẹ bầu phải làm sao?

Hiện tượng đau bụng khi mang thai được xem là nguy hiểm

đau bụng âm ỉ khi mang thai
Mẹ sẽ xuất hiện cơn đau bụng dữ dội

Tình trạng đau bụng khi mang thai sẽ xuất hiện kèm theo các triệu chứng khác như ra huyết âm đạo đây là dấu hiệu bất thường, điều này có khả năng ảnh hưởng lớn đến thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.

Tình trạng của đau bụng này là  thường sẽ đau từ vùng rốn xuống đến xương mu,  có thể sẽ cảm giác đau bụng râm râm, hoặc cảm thấy đau bụng từng cơn. Điều này sẽ gây ra tình trạng  thường gặp dọa sẩy thai. Đau bụng khi mang thai cũng có thể xảy ra trong những tháng tiếp theo và đến tận ngày có dấu hiệu chuyển dạ sanh. Cơn đau bụng xảy ra trong giai đoạn này thường do động thai hay dọa sanh non, nhau tiền đạo.

Xuất hiện cơn đau bụng dữ dội kèm theo tình trạng ra máu đen như bã cà phê đồng thời có dấu hiệu đi ngoài, buồn nôn, ói mửa, choáng váng, mệt mỏi, suy kiệt do chảy máu trong, ngất xỉu. Tất cả những dấu hiệu này cho thấy rất có thể mẹ bầu đang chửa ngoài dạ con.

Đau bụng từng cơn, cảm giác đau quặn không có chiều hướng giảm nhưng lại tăng lên đáng kể, khoảng cách cơn đau càng lúc càng dồn dập và đột ngột biến mất. Kèm theo đó là hiện tượng ra máu tươi và máu đông ở dạng cục. Điều này sẽ gây ra hiện tượng dọa sảy và sảy thai. Khi đó, mẹ bầu sẽ cảm thấy cơn đau bụng được thuyên giảm khi thai hoàn toàn bị đẩy ra khỏi buồng tử cung.

Mang thai bụng đói cồn cào là do đâu? Có sao không?

Những nguyên nhân khiến mẹ bầu hay đau bụng khi mang thai

Đau bụng do thực phẩm

đau bụng khi mới mang thai
Do ăn phải thực phẩm kém vệ sinh, thực phẩm nhiễm khuẩn

Mang thai khiến mẹ bầu thay đổi thói quen ăn uống, và thậm chí những cơn no, đói cũng diễn ra thất thường. Bạn có thể dễ dàng ăn uống bất cứ thứ gì, ở đâu để thỏa cơn đói đang hành hạ.

Sự tùy ý sẽ khiến mẹ bầu phải trả giá bằng cơn đau bụng do ăn phải thực phẩm kém vệ sinh, thực phẩm nhiễm khuẩn.

Mẹ bầu nên ăn gì khi mang thai?

Đau bụng do căng dây chằng tròn

Dây chằng tròn  có nhiệm vụ nâng đỡ tử cung của người phụ nữ. Khi mang thai, tử cung phát triển khiến dây chằng tròn bị kéo giãn khiến bà bầu đau bụng.

Mẹ bầu sẽ có cảm giác đau nhói hoặc đau âm ỉ vùng bụng dưới. Cảm giác đau tăng dần nếu mẹ bầu vận động, ho hay hắt hơi.

Đau bụng do táo bón thai kỳ

Việc gia tăng hormone Progesterone là nguyên nhân chính khiến giảm co bóp cơ trơn của đại tràng và dạ dày, khiến giảm hoạt động nhu động ruột, làm mẹ bầu đau bụng đầy hơi, táo bón.

Đau bụng tiêu hóa

Nhiều mẹ bầu cho biết, mặc dù ăn uống đảm bảo vệ sinh nhưng vẫn bị khó tiêu, buồn nôn, đau bụng ấm ách. Nguyên nhân là do khi thai càng ngày phát triển, tử cung cũng lớn hơn. Sự phát triển và thay đổi kích thước tử cung khiến các cơ quan như ruột, dạ dày bị chèn ép dẫn tới tình trạng đau bụng khi mang thai.

Mẹ bầu đau bụng khi mang thai do cơn gò tử cung

Bạn sẽ thấy đau bụng khi cơn gò tử cung xuất hiện. Có 2 hình thức cơn gò.

Thứ nhất là cơn gò sinh lý bình thường, thường xuất hiện từ cuối tháng thứ 5 trong thai kỳ. Mẹ bầu sẽ có cảm giác đau tức bụng trong vài phút. Sau khi nghỉ ngơi cơn gò sẽ chấm dứt.

Thứ hai là cơn gò tử cung chuyển dạ: Đây là dấu hiệu mẹ bầu sắp sinh. Ngoài ra, chị em cũng sẽ thấy 1 số dấu hiệu như ra dịch nhầy âm đạo nhiều, ra nhớt hồng do bong nút nhầy tử cung, vỡ ối. Cơn đau bụng do cơn gò tử cung khiến mẹ bầu đau đớn, nhịp đau xuất hiện liên tục, không có cách nào ngừng chỉ đến khi mẹ sinh bé ra.

Đau bụng do mang thai ngoài tử cung

Đây cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến bà bầu hay đau bụng khi mang thai tháng đầu.

Trứng sau khi được thụ tinh sẽ về làm tổ tại buồng tử cung. Đây là vị trí phù hợp để phôi thai nhận các chất dinh dưỡng từ mẹ và phát triển ổn định. Vì 1 lý do nào đó, trứng làm tổ ngoài buồng tử cung (có thể làm tổ ở vòi trứng, buồng trứng…). Khi thai phát triển quá to khối thai sẽ vỡ gây chảy máu ồ ạt rất nguy hiểm. Những trường hợp này bắt buộc phải xử lý nội khoa hoặc phẫu thuật để đảm bảo tính mạng cho thai phụ.

Hay đau bụng khi mang thai nguy cơ dọa sẩy thai, sẩy thai, động thai

Sảy thai, động thai có khiến mẹ bầu mất con trong khoảnh khắc, vì vậy đây là nỗi lo của rất nhiều thai phụ. Mẹ bầu có nguy cơ sảy thai trước 12 tuần hoặc trong giai đoạn 12-22 tuần. Vì vậy, trước 22 tuần, chị em không nên chủ quan trước những thay đổi bất thường của cơ thể.

Dọa sảy thai: thai nhi vẫn nằm trong buồng tử cung, cổ tử cung vẫn đóng. Tuy nhiên, mẹ bầu có triệu chứng ra máu âm đạo đỏ tươi hoặc đen, lượng máu ra ít nhưng có lẫn dịch nhầy âm đạo. Bụng có cảm giác đau tức, dọc sống lưng cũng thấy đau nhức.

Đau bụng là dấu hiệu sinh non

 Hay đau bụng khi mang thai cần đề phòng nguy cơ sinh non. Sinh non là cuộc chuyển dạ từ tuần 22 đến trước tuần 37. Hiện nay, tỷ lệ ca sinh non chiếm 5-15%.

Khi có dấu hiệu sinh non, mẹ bầu đau bụng từng cơn, mức độ đau tăng dần. Âm đạo ra máu đỏ lẫn dịch nhầy, vỡ ối.

Đau bụng do rau bong non

Hiện tượng đau bụng này thường gặp trong 3 tháng cuối thai kỳ.Rau thai hay nhau thai là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi nhưng lại bong ra trước khi thai chuyển dạ an toàn.

Mẹ bầu có dấu hiệu đau bụng dữ dội từ tử cung rồi lan ra ổ bụng, bụng căng cứng, âm đạo ra máu. Thai phụ xanh xao, nhợt nhạt, người lạnh do mất máu.

Những dấu hiệu trong các giai đoạn mang thai

hiện tượng đau bụng khi mang thai
Tình trạng đau bụng theo những giai đoạn khác nhau khi mang thai

Thai 5 tuần đau bụng âm ỉ

Những tuần đầu tiên của thai kỳ, có hơn 80% bà bầu rơi vào tình trạng bụng dưới đau râm ran. Nhiều mẹ lo lắng đây là hiện tượng nguy hiểm có thể dẫn đến sảy thai.

Tuy nhiên, các chuyên gia sức khoẻ nhận định rằng hiện tượng mang thai tuần thứ 5 bị đau bụng là khá bình thường nếu không có các dấu hiệu khác đi kèm. Mặc dù mang thai tuần thứ 5 bị ra máu được nhận định là hiện tượng không nguy hiểm nhưng không phải vì vậy mà bà bầu có thể chủ quan.

Đặc biệt nhất là khi xảy ra rủi ro vì bị đau bụng dưới kèm với những triệu chứng:

Đau bụng dữ dội, xuất huyết ra máu vón cục, đỏ sẫm

Đau bụng từng cơn và ngày một tăng, không có xu hướng giảm

Đi ngoài và buồn nôn, dịch nhầy như bã cà phê

Cơ thể mệt mỏi, choáng váng và ngất xỉu

Khi thấy các dấu hiệu trên, thai phụ cần đến bệnh viện để điều trị nhanh nhất. Đây là những triệu chứng cho thấy bạn có nguy cơ bị động thai, sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung.

Thai 6 tuần đau bụng lâm râm

Nếu mang thai tuần thứ 6 bị đau bụng quặn thắt, khu vực đau gần tử cung và kèm theo nhiều triệu chứng như buồn nôn, chảy máu,...thì bà bầu cần cẩn trọng vì đây là dấu hiệu cảnh báo một số nguy hiểm trong những tuần đầu của thai kỳ như sảy thai, mang thai ngoài tử cung.

Đau một bên bụng ở tuần thứ 6 có thể xảy ra ở bên trái hoặc phải. Đây là dấu hiệu tiềm ẩn gây nhiều nguy hiểm cho mẹ mang thai như khối u, viêm ruột thừa cấp. Khối u ở mẹ bầu thường là khối u buồng trứng hoặc u nang tử cung...Bà bầu mang thai tuần thứ 6 bị đau tức bụng dưới có thể đang mắc một số vấn đề về tiêu hoá như khó tiêu hoặc táo bón.

Nguyên nhân chủ yếu vì sự thay đổi hormone ở những tháng đầu của thai kỳ nên quá trình chuyển hóa thức ăn bị đình trệ, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học và kích thước tử cung giãn nở chèn ép trực tràng nên khiến mẹ luôn có cảm giác đầy bụng và táo bón.

Đau buốt bụng dưới cũng rất dễ xảy ra ở bà bầu. Hiện tượng đau buốt bụng dưới khi tiểu tiện cho thấy mẹ có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu số lần đi tiểu đêm tăng lên thì mẹ cũng cần lưu ý đến sức khỏe của thận.

Bầu 1 tháng đau bụng dưới

Đối với nhiều người, đau bụng khi mang thai là một điều bình thường nhưng với một số người, đây lại là dấu hiệu đáng lo ngại.

Đây có thể là dấu hiệu ban đầu của sảy thai. Ngoài ra, đau bụng còn cho thấy trứng thụ tinh không làm tổ ở tử cung mà ở một nơi nào đó trong xương chậu. Dẫn đến làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung

Đau bụng 3 tháng đầu thai kỳ

Đau bụng dữ dội, âm đạo ra máu đen lợn cợn như bã cà phê, đi ngoài, buồn nôn, ói mửa, choáng, mệt mỏi, ngất xỉu, suy kiệt do chảy máu trong.

Bụng đau từng cơn, cơn đau ngày càng tăng và không có dấu hiệu giảm. Các cơn đau đến dồn dập nối tiếp nhau, sau đó đột ngột biến mất. Nếu kèm theo tình trạng ra máu tươi và vón cục thì rất có thể mẹ bầu đang gặp hiện tượng dọa sảy và sảy thai. Nếu gặp các tình huống trên, các mẹ nên lập tức đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời.

Đối với phụ nữ mang thai, việc chăm sóc thai sản định kỳ là vô cùng cần thiết. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ đáng tin cậy để các bà bầu lựa chọn chăm sóc thai sản nhờ đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm; Cơ sở vật chất tiện nghi, hiện đại, đặc biệt là chất lượng dịch vụ được quan tâm đặt lên hàng đầu, giúp sản phụ có một thai kỳ an toàn và thoải mái.

Khi nào những cơn đau sẽ thuyên giảm?

Tình trạng này sẽ được cải thiện khi tử cung và xương mở đủ rộng trong vùng chậu. Điều này có thể khiến các cơ và dây chằng chịu thêm áp lực, nên gây mệt mỏi.

Tuy nhiên, các cơn đau bụng có thể kéo dài trong suốt cả thai kỳ tùy thuộc vào cơ thể mẹ và sự phát triển của thai nhi. Hiện tượng đau bụng dưới với từng giai đoạn thai kỳ là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Mẹ cần tìm hiểu kỹ về tình trạng này để có thể giảm bớt lo lắng khi các cơn đau cứ xuất hiện liên tục.

Khi nào nên đi bác sĩ kiểm tra?

bị đau bụng khi mang thai
Triệu chứng mang thai trở nên bất thường thì bạn phải đến gặp ngay bác sĩ

Các cơn đau bụng trong 4 tuần đầu thai kỳ được xem là bình thường tuy nhiên nếu bạn có các dấu hiệu đi kèm đau bụng như:

Có xuất hiện đốm máu hoặc chảy máu âm đạo (Chỉ khoảng 20% ​​phụ nữ bị chảy máu trong 12 tuần đầu của thai kỳ theo WebMD)

Bạn thường xuyên cảm thấy không khỏe

Các triệu chứng mang thai trở nên bất thường.Thì bạn phải đến gặp ngay bác sĩ hoặc các trung tâm y tế gần nhất để được làm các xét nghiệm cần thiết và chuẩn đoán kịp thời.

Các biện pháp điều trị hiệu quả đau bụng khi mang thai là gì?

dau-bung-khi-mang-thai-6

Có chế độ ăn giàu dinh dưỡng, ăn nhiều rau và trái cây

Mẹ cần nằm nghỉ ngơi, tránh vận động nhiều, không mang vác nặng từ 5kg trở lên. Tình trạng đau bụng lâm râm sẽ giảm bớt, mẹ không cần phải dùng thuốc giảm đau.

Có chế độ ăn giàu dinh dưỡng. Ăn nhiều rau, trái cây có thể làm giảm các cơn đau.

Bổ sung khoáng chất đúng liều lượng. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc bổ sung nào.

Vận động thường xuyên. Tập các bài tập yoga dành riêng cho mẹ bầu  để ngăn ngừa các cơn đau trở nên trầm trọng.

Xoa bóp nhẹ nhàng, tắm nước nóng và hạn chế mặc quần áo bó sát.

Uống nhiều nước hơn mỗi ngày, tránh các thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Mang thai là khoảng thời gian bà bầu thường hay bị táo bón. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn cơm, bánh mì trắng và mì ống với lượng vừa phải.

Khi ngồi, dùng một chiếc ghế thấp để kê chân.

Không đứng quá lâu và cố gắng ngủ càng nhiều càng tốt.

Ăn chuối hoặc nho khô để bổ sung kali, canxi và nước trong giai đoạn này.

Nếu mẹ bị đau bụng lâm râm do lạnh bụng hoặc ăn đồ lạ, một tách trà gừng mật ong là gợi ý lý tưởng. Mẹ bầu sẽ thấy cơ thể ấm hơn, cảm giác đau bụng, lạnh bụng, đầy hơi, chướng bụng do kém tiêu hóa hết hẳn.

Bạn có thể kết hợp các phương pháp trên để hạn chế các cơn đau. Tuy nhiên, nếu cơn đau trở nên trầm trọng hơn, bạn nên nằm xuống và nghỉ ngơi. Nếu bạn cảm thấy các triệu chứng tăng lên, hãy đến bệnh viện để được thăm khám. Các mẹ nên lưu ý một số dấu hiệu đau khi mang thai có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thông qua bài viết, các mẹ đã hiểu khái quát về hiện tượng đau bụng khi mang thai rồi nhé!. Cũng như nguyên nhân và một số biện phạm điều trị hiệu quả. Ngoài ra, mẹ nên thăm khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ để có thể biết được thai nhi có các dấu hiệu đáng lo ngại hay có  đang phát triển có khỏe mạnh hay không?. Chúc các mẹ có một sức khỏe tốt.Mong rằng bài viết sẽ đem lại những thông tin bổ ích cho các mẹ.

Tuthuoc24h