Bệnh hen suyễn: nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Bệnh hen suyễn: nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh

Bệnh hen suyễn có chữa được không? Bệnh suyễn có lây không? Triệu chứng của bệnh cần được đưa đến bệnh viện sớm? Hãy cùng TuThuoc24h tìm hiểu nhé!

Hen suyễn là một dạng bệnh lý đường hô hấp mạn tính thường gặp và rất phổ biến hiện này. Nếu các cơn hen suyễn không được quản lý và theo dõi hiệu quả thì về lâu dài căn bệnh này có thể gây ra rất nhiều biến chứng, làm suy giảm sức khỏe và thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh hen suyễn là gì? Cách phân loại bệnh, triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách điều trị.

bệnh hen suyễn là căn bệnh phổ biến
Hen suyễn là một dạng bệnh lý đường hô hấp mạn tính thường gặp và rất phổ biến hiện này

Bệnh hen suyễn là gì?

Khi đường thở của bạn bị viêm, nó sẽ trở nên sưng phù và dễ bị co thắt khi gặp chất kích thích; làm cho người mắc bệnh xuất hiện các triệu chứng như ho, nặng ngực, khò khè và khó thở. Tình trạng này được gọi là hen suyễn hay còn đườc gọi là viêm mạn tính của đường hô hấp.

Đây là bệnh mạn tính nên việc điều trị cũng cần mất rất nhiều thời gian. Cho đến nay vẫn chưa có loại thuốc nào chữa trị được dứt điểm bệnh hen suyễn; các loại thuốc hiện nay chỉ có thể giúp kiểm soát được bệnh.

Phân loại tình trạng hen suyễn

Hen suyễn xảy ra do tập thể dục

bệnh có thể xảy ra khi đang tập thể dục
Bệnh có thể xuất hiện khi chúng ta đang tập thể dục

Các dấu hiệu của bệnh thường bắt đầu trong khoảng từ 5 – 10 phút khi bắt đầu hoặc sau khi tập thể dục. Ngoài ra, các triệu chứng có thể xảy ra trầm trọng thêm vài phút sau khi ngừng tập thể dục.

Khi tập thể dục, các dải cơ xung quanh đường hô hấp trở nên nhạy cảm với nhứng thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm. Chính vì vậy nên chúng sẽ phản ứng bằng cách co thắt làm thu hẹp đường hô hấp; khiến việc bạn thở trở nên khó khăn hơn.

Hen suyễn ban đêm

Đây là hen nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các loại hen suyễn. Vào ban đêm việc đường hô hấp dễ bị lạnh, tư thế nằm gây khó thở, cơ thể tiết hormone theo mô hình sinh học hoặc việc tăng tiếp xúc với các chất gây dị ứng cũng dễ làm cho hen suyễn xảy ra. Người bệnh sẽ thở khò khè về đêm, ho và trở nên khó thở hơn.

Ho hen suyễn

Đây là tình trạng ho khan thường xuyên nhưng không có đờm ở người bệnh. Tình trạng hen suyễn này xảy ra do người bệnh thường xuyên tiếp xúc với các chất gây dị ứng, dùng thuốc Beta-blockers hoặc do người bệnh bị dị ứng với chất Aspirin.

Hen suyễn dị ứng

Nguyên nhân gây hen suyễn dị ứng rất đa dạng. Những nguyên chính có thể do các chất gây dị ứng đủ nhỏ để hít sâu vào phổi; khói từ thuốc lá, lò sưởi, nến…; ô nhiễm không khí; mùi hóa học hoặc khói mạnh... đều có thể gây nên hen suyễn dị ứng. Khi xảy ra hen suyễn dị ứng, người bệnh sẽ có triệu chứng hắt hơi và chảy nước mũi liên tục; cổ họng người bệnh sẽ xuất hiện đờm cộng với việc chảy nước mắt và ngứa cổ họng khiến người bệnh rất khó chịu.

Hen suyễn nghề nghiệp

Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng như chảy nước mũi, nghẹt mũi, mắt bị kích ứng, ho khi đến nơi làm việc thì bạn đã mắc phải hen suyễn nghề nghiệp. Những ngành nghề dễ bị mắc phải loại hen này là thợ làm tóc, họa sĩ, thợ mộc… vì những ngành nghề này phải thường xuyên tiếp xúc với những chất, những vật dễ gây dị ứng.

Triệu chứng thường gặp ở người bị bệnh hen suyễn

Hơi thở trở nên nhanh và gấp gáp

Đây là một trong những dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh hen suyễn. Triệu chứng này sẽ nặng và thể hiện rõ hơn khi người bệnh vận động nhiều như leo cầu thang, chạy bộ, tập thể dục..

Thở khò khè

Tình trạng không khí đi qua phổi bị cản trở bởi ống phế quản bị phù nề sẽ tạo nên âm thanh khò khè. Khi gặp không khí lạnh người bệnh sẽ dễ bị thở khò khè hơn bình thường.

Người bệnh thường cảm thấy đau thắt ngực

Khi bị hen suyễn, người bệnh thường xuyên cảm thấy ngực như có vật gì đè nặng. Thỉnh thoảng, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng ngực bị siết chắt đột ngột mà không rõ nguyên nhân.

túc ngực có thể là dấu hiệu của bệnh hen
Tức ngực là một trong những triệu chứng của hen suyễn

Thường xuyên ho, ho nhiều vào ban đêm

Bình thường, nguyên nhân gây ho có thể xuất phát từ các bệnh về nhiễm khuẩn xoang mũi, cảm lạnh… Ho lạ một phản ứng bình thường của cơ thể khi muốn đẩy các chất bài tiết hoặc dị nguyên từ môi trường như bụi, khói, phấn hoa ra ngoài; nhưng nếu tình trạng ho kéo dài hơn; các cơn ho xuất hiện chủ yếu vào ban đêm do đường thở bị thu hẹp thì người bệnh cần lưu ý vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn.

Mặt nhợt nhạt, hay đổ mồ hôi

Người bị bệnh hen suyễn sẽ có dấu hiệu mặt nhợt nhạt, hay ra mồ hôi, mệt mỏi. Triệu chứng này thường xảy ra khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết.

Khó thở

Hiện tượng khó thở thường xảy ra đối với những bệnh nhân bị hen suyễn do đường thở bị thu hẹp khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi thở.

Những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đối với người bệnh hen suyễn

Tràn khí màng phổi

Tràn khí màng phổi hai bên là nguyên nhân gây đột tử ở người hen suyễn. Tràn khí màng phổi xảy ra do không khí ứ lại ở phổi trong khi thở ra khiến cho các phế nang giãn rộng. Tại vùng phế nang giãn, mạch máu trở nên thưa thớt, nuôi dưỡng kém khiến áp lực trong phế nang tăng. Chính vì điều này mà khi người bệnh hen suyễn gắng sức làm việc hoặ ho mạnh, thành phế nang dễ bị bục vỡ.

Chậm phát triển thể chất

Nếu không có phương tiện cắt cơn hiệu quả hoặc người bệnh, đặc biệt là bệnh hen suyễn ở trẻ em nếu không được điều trị theo kế hoặc phòng ngừa tốt, mức độ các cơn hen suyễn sẽ diễn ra nặng nề hơn kèm với việc tần suất của cơn hen suyễn diễn ra nhiều lần trong ngày sẽ làm tổn thương cấu trúc của phổi và đường dẫn khí.

Việc hen suy diễn ra nghiêm trọng sẽ khiến hệ thống cây phế quản bị tắc nghẽn mạn tính, trẻ sẽ bị khó thở liên tục ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Do đó mà việc sản sinh ra hormone tăng trưởng cũng bị hạn chế, đồng thời trẻ cũng bị giảm khả năng hoạt động thể lực khiến cho việc phát triển thể chất của trẻ sẽ bị kém đi.

Xẹp phổi

Xẹp phổi một thùy hoặc nhiều thùy là biến chứng thường gặp với tỷ lệ khoảng 10% số bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn. Khi tình trạng hen suyễn ổn định, tình trạng xẹp phổi sẽ khỏi hoặc đôi khi cũng không hồi phục được hoàn toàn. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực của trẻ cũng như khả năng gắng sức sau này.

Nhiễm khuẩn hô hấp

Đây là một trong những biến chứng phổ biến thường xảy ra ở các bệnh nhân bị hen mạn tính. Khi biến chính này xảy ra, đường thở sẽ bị tắc nghẽn liên tục làm tăng tiết đàm nhờn, khiến cho đường thở trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn cư trú và sinh bệnh tái đi tái lại. Các đợt nhiễm trùng đường hô hấp do hen suyễn gây ra sẽ khiến những triệu chứng của bệnh nặng hơn, người bệnh sẽ dễ bị sốt, khó thở tăng, cổ họng cũng xuất hiện nhiều đờm hơn bình thường.

Suy hô hấp

Đây là một trong những nguyên nhân gây hôn mê và tử vong đột ngột ở người bị hen suyễn. Nếu không được kiểm soát tốt, trẻ thường xảy ra cơn hen cấp tính mức độ nặng hoặ hen ác tính gây suy hô hấp ở người bệnh. Khi xảy ra những cơn suy hô hấp, bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng khó thở liên tục, da, môi, niêm mạc trở nên tím tái, nghiêm trọng hơn có trường hợp sẽ xảy ra những triệu chứng như ngừng thở khi ngủ khiến người bệnh phải dùng đến sự hỗ trợ của máy.

Biến dạng lồng ngực

Đặc điểm điển hình của bệnh hen phế quản là tắc ngehxn đường dẫn khí lúc thở ra. Sự tắc nghẽn lâu dài này không chỉ làm khó thở mà còn gây tích tụ khí trong lồng ngực, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Khi trẻ trường thành, thay vì lồng ngực kéo dài ra thì lồng ngực ở trẻ bị hen suyễn sẽ căng tròn, đường kính trước – sau trở nên gần bằng đường kính trái – phải nên trông như lồng ngực của trẻ nở rộng ở phía trước, đồng thời xương ức của trẻ cũng sẽ bị nhô ra phía trước.

Tâm phế mạn

Bất cứ bệnh lý mạn tính nào ảnh hưởng đến phổi thì về lâu dài cũng sẽ làm ảnh hưởng đến tim. Do cấu trúc của phổi bị tổn thương lâu ngày, hệ quả là thành mạch máu của mao mạch phổi bị xơ cứng, tăng kháng lực, kéo theo là tăng áp động mạch phổi. Từ đó mà tim phải tăng sức co bóp bơm máu lên phổi, về sau thành cơ tim sẽ dãn dần và biểu hiện thành suy tim phải.

Những đối tượng dễ mắc phải hen suyễn

Bệnh hen suyễn là bệnh mãn tính phổ biến nhất ở trẻ em nhưng bệnh vẫn có thể xuất hiện ở người lớn, đặc biệt là những người lớn tuổi. Bệnh thường khởi phát trên người bệnh lúc còn nhỏ với các đối tượng phổ biến như:

  • Bị dị ứng, chàm
  • Tiền sử từ bố mẹ hoặc gia đình có người mắc bệnh hen suyễn
  • Mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp

Bên cạnh đó, những người sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi và hóa chất  như giáo viên, công nhân xây dựng, người khai thác khoáng sản,... cũng rất dễ mắc phải bệnh hen suyễn.

Khi nào người bệnh nên đến gặp bác sĩ

Nếu bạn có những dấu hiệu hay nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở trên, bạn cần phải ngay lập tức đến gặp bác sĩ. Bạn tuyệt đối không nên tự ý điều trị tại nhà hay nghe theo lời khuyên của bất cứ ai vì cơ địa và tình trạng bệnh lý của mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Bạn cần phải đến bác sĩ để được tư vấn và có phác đồ điều trị hợp lý. Việc này sẽ giúp những dấu hiệu của bệnh sẽ được giảm bớt, tình trạng bệnh của bạn cũng sẽ ổn định hơn.

Bệnh hen suyễn có thể lây cho người khác hay không?

Hen suyễn không phải là một căn bệnh truyền nhiễm vì bệnh không do vi khuẩn virus gây ra. Bệnh này mặc dù gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nhưng thật may mắn là bệnh không lây sang những thành viên khác trong gia đình thông qua các hoạt động cũng như sinh hoạt hằng ngày.

Tuy nhiên, mặc dù hen suyễn không phải là một căn bệnh lây truyền nhưng lại có tính di truyền. Điều này có nghĩa là nếu bố mẹ mắc bệnh thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác. Vậy nên nếu bản thân bạn mắc bệnh hen suyễn, bạn có thể yên tâm khi tiếp xúc với người khác trong sinh hoạt hằng ngày.

Những phương pháp dùng để điều trị bệnh hen suyễn

Hen suyễn là tình trạng bệnh lý mạn tính không có thuốc chữa khỏi. Do đó mục tiêu của điều trị hen suyễn là kiểm soát được tình trạng bệnh. Để điều trị bệnh hen suyên thành công, bạn nên làm theo những điều sau:

  • Thực hiện theo phác đồ điều trị hen suyễn mà bác sĩ đã đưa ra cho bạn
  • Ghi lại đầy đủ và chi tiết những triệu chứng bệnh của bạn
  • Sử dụng thuốc điều trị đúng theo hướng dẫn của bác sĩ 
  • Sử dụng máy đo lưu lượng đỉnh
  • Tránh tiếp xúc với những thứ có thể khiến tình trạng hen suyễn của bạn trở nên tệ hơn
  • Ghi nhớ lịch tái khám bệnh định kỳ.

Bệnh được điều trị bằng hai loại thuốc gồm: thuốc kiểm soát dài hạn và thuốc tác dụng nhanh chóng. Đối với thuốc kiểm soát dài hạn, đa số những người bị suyễn đều cần dùng thuốc kiểm soát mỗi ngày . Đối với thuốc tác dụng nhanh, tất cả những người bị bệnh hen đều cần dùng thuốc để giúp giảm thiểu các triệu chứng có thể bùng phát.

Bênhj hen suyễn có thể ngăn chặn bằng thuốc
Bệnh hen có thể được kiểm soát bằng thuốc

Đa số những người bị bệnh kể cả trẻ em đều có thể kiểm soát các triệu chứng một cách an toàn bằng cách thực hiện theo các liệu trình điều trị hen suyễn. Tuy nhiên, có những thời điểm bạn cần phải nhờ đến sự chăm sóc y tế.

Cách phòng tránh các cơn hen

Khi đã được chẩn đoán xác định hen phế quản, ngoài việc điều trị cắt cơn, người bệnh cần phải dự phòng việc xảy ra những cơn hen suyễn bất ngờ để giúp tăng cường khả năng quản lý bệnh. Người bệnh cần tuân thủ sử dụng các loại thuốc hít, xịt và uống ngay cả khi không có triệu chứng gì. 

Ngoài ra, người bệnh cần xác định và phòng tránh các yếu tố là nguyên nhân gây dị ứng. Việc vệ sinh cá nhân tốt, giữ môi trường sạch sẽ, tránh khói bụi, thường xuyên giặt phơi chăn màn, không nuôi chó mèo cũng giúp bạn có thể phòng tránh được những cơn hen suyễn bất ngờ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tiêm phòng cúm và phế cầu hằng năm để có thể dự phòng xảy ra cơn hen; giúp mức độ của cơn hen xảy ra nhẹ hơn, dễ kiểm soát hơn.

Bệnh hen suyễn có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp và mọi quốc gia. Vì vậy, việc giữ cơ thể khỏe mạnh, tránh các nhân gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp và chủ động tầm soát là những việc cần thiết để phòng tránh bệnh. 

TuThuoc24h