Quai bị ở nam giới nếu không điều trị đúng cách nguy hiểm như thế nào?
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Quai bị ở nam giới nếu không điều trị đúng cách nguy hiểm như thế nào?

Quai bị ở nam giới sẽ nguy hiểm dẫn đến tình trạng vô sinh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy tại sao bệnh quai bị ở nam lại nguy hiểm?

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính khá phổ biến. Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là khi quai bị xuất hiện ở nam giới.

Quai bị được hiểu như thế nào?

Quai bị (tiếng Anh: Mumps) hay còn được dân gian gọi là bệnh má chàm bàm, là một bệnh toàn thân biểu hiện bằng sưng một hay nhiều tuyến nước bọt, thường gặp nhất là các tuyến mang tai. Khoảng 1/3 các trường hợp nhiễm bệnh không gây nên các triệu chứng sưng tuyến nước bọt rõ ràng trên lâm sàng. Trên 50% bệnh nhân mắc bệnh quai bị có hiện tượng tăng bạch cầu trong dịch não tủy. Một số bệnh nhân khác sẽ có biểu hiện viêm màng não đi kèm với các triệu chứng như nhức đầu, nôn mửa, cứng cổ...

Quai bị là căn bệnh phổ biến, gây nên tình trạng nhức đầu, nôn mữa, cứng cổ
Sưng tuyến mang tai là một trong những biểu hiện của bệnh quai bị

Nguyên nhân dẫn đến quai bị

_ Do virus ARN thuộc Rubulavirus trong họ Paramyxoviridae
_ Do virut cúm A, cúm ruột
_ Do các nguyên nhân gây viêm tuyến mang tai hiếm gặp khác có thể kể: do ăn nhiều tinh bột, phản ứng thuốc...

Biểu hiện của bệnh quai bị ở nam giới

Bệnh nhân sẽ có các cảm giác sau:

+ Vùng tuyến nước bọt ở mang tai sưng to, sau đó sưng lan rộng ra xung quanh tuyến.

+ Da vùng tuyến trở nên sưng tấy, đỏ đau, khi hoạt đông nói và nuốt, cảm thấy đau.

+ Có hạch viêm phản ứng ở góc hàm hoặc sau tai cùng bên. 

+ Sốt 38 - 39°C.

+ Khi ấn vùng tuyến mang tai thấy có mủ chảy ra ở miệng ống Stenon.

người bị quai bị có biểu hiện vùng tuyến nước bọt ở mang tai sưng to, sau đó lan rộng ra
Bệnh quai bị gây sưng một bên mặt

+ Đối với bệnh nhân bị bệnh viêm tuyến nước bọt đơn thuần thường không thấy có tổn thương bên ngoài tuyến nước bọt. Bệnh không có tính di căn, chỉ ở nguyên một chỗ, chỉ xuất hiện khi xảy ra các viêm nhiễm khác ở quanh vùng miệng và mũi họng, không lây thành dịch.

Biến chứng của bệnh quai bị

+ Đối với nam giới, biến chứng của bệnh quai bị cực kì nguy hiểm, có thể bị viêm tinh hoàn. Đặc biệt đáng lo nhất là teo tinh hoàn, có thể dẫn đến vô sinh, song tỉ lệ teo tinh hoàn di quai bị khá thấp, chỉ khoảng 0,5%.

Dấu hiệu viêm tinh hoàn khi bị quai bị.

Bởi vì tinh hoàn có một vỏ bao rất chắc nên dịch viêm tiết ra không thể thoát đi đâu được. Từ đó, chúng gây ra những biểu hiện như:

+ Tinh hoàn (1 hoặc 2 bên) sưng to do dịch ứ đọng

+ Cảm giác đau tức ở tinh hoàn

+ Da bìu phù nề, căng bóng

+ Dịch viêm còn chèn ép các tế bào sinh tinh, gây chết các tinh binh và sau khi dịch viêm rút đi, nam giới sẽ nhận thấy tinh hoàn teo đi rõ rệt.  

Khi bệnh quai bị không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng viêm tinh hoàn
Bệnh quai bị có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho nam giới

+ Viêm tinh hoàn xuất hiện trong khoảng 7 - 10 ngày sau khi sưng tuyến mang tai. Viêm tinh hoàn phần lớn chỉ xuất hiện ở một bên. Bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, lạnh run, nôn ói, đau bụng, tinh hoàn sưng to và đau nhức.

+ Bệnh nhân đau tinh hoàn và có thể sưng to gấp 3 - 4 lần bình thường. Thường thì sưng 1 bên, cũng có thể sưng 2 bên. Sau khoảng 3-7 ngày, cảm giác sưng to này sẽ giảm bớt, tuy nhiên phải đến 2 tháng sau mới có thể đánh giá liệu tinh hoàn có bị teo hay không. Nếu không tinh hoàn, quá trình sinh tinh có thể dần dần trở về bình thường.

Vì sao quai bị lại dẫn đến viêm tinh hoàn

Không ít người thắc mắc vì sao bệnh quai bị lại dẫn đến biến chứng viêm tinh hoàn? Dưới đây là những lý do trả lời cho câu hỏi này:

Khi virus quai bị xâm nhập vào cơ thể con người và nó sẽ nhân lên nhanh chóng trong khoang tỵ hầu và hạch bạch huyết. Virus sẽ tăng nhanh trong khoảng 10-15 ngày và bắt đầu lây lan sang những cơ quan khác, trong đó có tinh hoàn. Một khi virus đã xâm nhập vào tinh hoàn gây viêm nhi mô, ngăn cản máu đi nuôi tinh hoàn, làm tăng áp lực và khiến cho tinh hoàn nóng lên và sưng phù. Lâu ngày làm cho tinh hoàn bị viêm.

Sau một thời gian bị viêm tinh hoàn sẽ dẫn đến teo tinh hoàn. Để biết được teo tinh hoàn hay không, cần theo dõi trong vài tháng sau khi phát bệnh. 

Hậu quả của viêm tinh hoàn là gì?

Như đã nói ở trên thì sau khi viêm tinh hoàn sẽ dẫn đến nguy cơ teo tinh hoàn, khô tinh trùng và cuối cùng dẫn đến vô sinh, hiếm muộn. Tuy nhiên nguy cơ này chiếm tỉ lệ thấp, nếu như bị teo tinh hoàn 1 bên thì vẫn có thể có con, còn trường hợp bị teo cả 2 bên tinh hoàn thì khả năng có con rất thấp.

Chứng viêm tinh hoàn do bệnh quai bị không chỉ xảy ra đối với người ở độ tuổi dậy thì mà còn diễn ra đối với người ở độ tuổi trưởng thành.

Đối với nam giới khi bị viêm tinh hoàn sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống gia đình, tạo nên tư tưởng hoang mang, tự ti và hạnh phúc gia đình cũng bị sa sút.

Cách điều trị viêm tinh hoàn

Viêm tinh hoàn sẽ để lại những hậu quả cực kỳ nguy hiểm nếu như ngay từ ban đầu chúng ta không biết cách điều trị kịp thời. Do đó, khi mắc bệnh quai bị, nam giới cần chú ý đến biến chứng viêm tinh hoàn. Nếu có biểu hiện viêm tinh hoàn cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị. Nếu khả năng sinh tinh khó phục hồi bệnh nhân cần đến các bệnh viện chuyên khoa điều trị vô sinh để được lưu trữ tinh trùng khi chất lượng tinh trùng chưa giảm nhiều cho đến khi cần sử dụng.

Có cách điều trị viêm tinh hoàn tại nhà như sau:

Điều trị viêm tinh hoàn bằng Tây y (nên nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh uống lung tung)

nếu không được điều trị kịp thời, nam giới có thể sẽ bị viêm tinh hoàn
Tinh hoàn trước và sau khi bị viêm

Điều trị bằng Đông y: Áp dụng một trong hai bài thuốc sau, sắc thuốc với 250ml nước, dùng uống trong ngày. Mỗi ngày một thang, kiên trì thực hiện trong khoảng 15 ngày sẽ thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Bài thuốc 1: Quế 4g, thiên niên kiện 4g, cam thảo 5g, bạch linh 6g, xa tiền 8g, ngải diệp 10g, đinh lăng 10g, ngũ gia bì 10g, thổ linh 10g.

Bài thuốc 2: Sinh khương 2g, thảo quả 4g, quế 4g, ngũ vị 5g, thiên niên kiện 6g, trần bì 8g, lệ chi 8g, đinh lăng 10g, ngải diệp 10g, chích thảo 10g, hạ khô thảo 10g, tơ hồng xanh 12g.

Các bài thuốc dân gian: Trầu không, lá lốt,…

Bên cạnh điều trị thuốc bệnh nhân có thể áp dụng một vài cách xử lý để giảm đau triệu chứng như: làm mát tinh hoàn từ bên ngoài, bệnh nhân cần phải được nghỉ ngơi,…

Nam giới có nên quan hệ với bạn nữ khi bị quai bị không?

Căn cứ trên những biến chứng, hậu quả ở trên thì người đang mắc bệnh quai bị KHÔNG NÊN quan hệ tình dục. Vì nếu như bạn tình bị những biến chứng viêm tinh hoàn do bệnh quai bị gây ra, sẽ có những dấu hiệu như sưng tinh hoàn, đỏ vùng bìu, cảm giác nặng nề, tệ hơn nữa là có thể lây bệnh sang cho đối phương bởi quai bị lây qua đường hô hấp và tuyến nước bọt…

Biện pháp dự phòng và điều trị quai bị

Điều trị quai bị

Hiện nay, bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu vẫn là điều trị hỗ trợ, chăm sóc người bệnh và phòng ngừa các biến chứng của bệnh:

+ Khi có dấu hiệu đau ở vùng mang tai, nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán chính xác bệnh, vì viêm tuyến nước bọt không nhất thiết do virus quai bị mà có thể do các virus hoặc vi khuẩn khác gây ra.

+ Dùng các thuốc hạ sốt, giảm đau để giảm nhẹ các triệu chứng.

+ Uống nhiều nước để bù nước và chất điện giải, tốt nhất nên uống Oresol.

+ Có thể chườm mát để tuyến nước bọt bớt sưng, đau.

+ Hạn chế các loại thực phẩm cứng, các thức ăn nhiều gia vị, cay nóng hoặc có tính acid. 

+ Chọn các thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt như cháo, súp.

+ Chỉ dùng kháng sinh khi nghi ngờ bội nhiễm và phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

+ Người bệnh cần nghỉ ngơi thoải mái và không nên tiếp xúc với các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao như trẻ em, thanh thiếu niên.

+ Nếu bệnh nhân nam có dấu hiệu viêm tinh hoàn, nên vào bệnh viện ngay để được theo dõi chặt chẽ, tránh để lại những di chứng đáng tiếc.

 Biện pháp dự phòng quai bị

  • Vệ sinh cá nhân thường xuyên, súc họng bằng nước muối hoặc các dung dịch kháng khuẩn khác.
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng, thường xuyên vệ sinh các đồ chơi, vật dụng của trẻ.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bệnh.
  • Cho trẻ đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, có nguy cơ lây bệnh cao như bệnh viện.
  • Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là: Tiêm vắc xin quai bị
  • Tiêm vắc xin ngừa quai bị
  • Vắc xin quai bị đang được sử dụng hiện nay là vắc xin vi khuẩn sống, nhưng đã được làm giảm độc lực để không còn khả năng gây bệnh.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhiều cơ quan y khoa ở các nước phát triển đều khuyến cáo đưa vắc xin quai bị vào trong chương trình tiêm chủng để phòng chống bệnh. Hiện nay, vắc xin quai bị thường được phối hợp với vắc xin sởi, rubella trong cùng 1 chế phẩm (MMR) để giảm số lần tiêm và đơn giản hóa quy trình tiêm phòng. Không chỉ trẻ em, mà ngay cả người lớn đặc biệt là phụ nữ có kế hoạch mang thai đều nên tiêm phòng quai bị.

Người lớn: tiêm một liều duy nhất 0.5ml trên bắp tay

Trẻ em: mũi thứ nhất tiêm khi trẻ được 12 -18 tháng tuổi, mũi thứ 2 tiêm khi trẻ khoảng từ 3-5 tuổi hoặc trước khi trẻ đi học, 2 mũi nên được tiêm cách nhau tối thiểu 1 tháng. Có thể tiêm vắc xin quai bị cho trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào nên cha mẹ đừng lo lắng nếu đã bỏ lỡ mất các mốc thời điểm trên.

Phụ nữ chuẩn bị mang thai cần xét nghiệm trước khi tiêm phòng vắc xin quai bị. Trong vòng 1 tháng sau khi tiêm vắc xin cần tránh mang thai. Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng vắc xin quai bị-sởi-rubella.

Lưu ý trong chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh quai bị tránh biến chứng

1/ Cần cách ly người bệnh ít nhất 10 ngày không tiếp xúc với đối tượng có nguy cơ cao như lứa tuổi thanh thiếu niên. Người bệnh và người chăm sóc bệnh nhân cần đeo khẩu trang y tế đúng tiêu chuẩn để hạn chế đến mức tối đa virus lây sang người chăm sóc, từ đó lây cho người lành khác.

2/ Trong thời gian mang bệnh, người bệnh nên cố gắng dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý để hỗ trợ điều trị, rút ngắn thời gian mang bệnh.

3/ Người bệnh không nên làm việc nặng nhọc, tránh những việc ảnh hưởng đến vết thương.

4/ Nên ăn những món mềm, lỏng. Đối với những trường hợp bệnh nặng, nên dùng ống hút để bệnh nhân không cần nhai nhiều.

5/ Đặc biệt, để bảo vệ sức khỏe cho mình và bạn tình thì bệnh nhân không nên quan hệ tình dục. Vì thời gian mang bệnh sức khỏe suy giảm và những ảnh hưởng đến những tổn thương của bộ phận sinh dục. Chỉ nên quan hệ khi bệnh quai bị hoàn toàn biến mất, khi đó sức khỏe sẽ được phục hồi.

6/ Người mắc bệnh không nên tiếp xúc nhiều với nước lạnh. Chỉ được tắm với nước ấm và tắm thật nhanh.

7/ Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nên xúc miệng bằng nước muối sinh lý.

8/ Bên cạnh uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì bệnh nhân nên kết hợp với những phương pháp điều trị dân gian.

Tóm lại, quai bị ở nam giới thật sự nguy hiểm, do vậy khi mắc quai bị hãy nghỉ ngơi và điều trị đúng cách để tránh các biện chứng không đáng có. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh quai bị.

TuThuoc24h.net