Vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella tiêm khi nào và tiêm mấy mũi?
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Sởi - Quai bị - Rubella - Cách phòng ngừa bệnh như thế nào?

Tổng quan về các bệnh sởi, quai bị, rubella ? Cách phòng bệnh sởi, quai bị, rubella như thế nào? Vắc-xin Sởi - Quai bị - Rubella nên tiêm khi nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé

Sởi - Quai bị - Rubella là ba loại bệnh gây ra bởi siêu vi trùng và rất dễ lây lan. Bé có thể bị mắc bệnh khi tiếp xúc với dịch tiết bắn ra khi người bệnh ho, hắt hơi, nhảy mũi. Với ba loại bệnh này, hầu hết trẻ khi mắc bệnh đều hồi phục hoàn toàn sau một thời gian, nhưng ở những trẻ có sức đề kháng kém, bệnh có thể diễn tiến nặng gây ra nhiều biến chứng.

sởi quai bị rubella
Vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella

1.1 Bệnh sởi là gì?

  • Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm do siêu vi khuẩn sởi gây ra, bệnh lây lan qua đường hô hấp, nước mũi, nước bọt của người mang mầm bệnh, đặc biệt là người chưa có miễn dịch đặc hiệu. Những biến chứng do bệnh sởi có thể gây ra là viêm tai giữa , viêm thanh quản, viêm phế quản – phổi, viêm màng não, ...

  • Triệu chứng: Sốt, phát ban ở mặt sau đó là lan ra toàn thân, khi sởi biến mất sẽ để lại những vết thâm trên da bé. Bên cạnh đó trẻ còn có một số triệu chứng gồm chảy mũi, ho và đỏ mắt.

  • Nếu không can thiệp kịp thời, bệnh có thể gây viêm phổi, động kinh, tổn thương não, nhiễm trùng tai và cuối cùng là tử vong. Đặc biệt, nếu phụ nữ mang thai mắc sởi trong thai kỳ có nguy cơ thai nhi bị dị dạng thai, sảy thai, sinh non.

1.2 Bệnh quai bị là gì?

vacxin sởi quai bị rubella
Hình ảnh về trẻ bị bệnh quai bị
  • Quai bị là một loại bệnh truyền nhiễm, có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp. Trong đó trẻ em 5 đến 8 tuổi dễ bị nhất, người lớn ít bị mắc bệnh hơn. 

  • Triệu chứng điển hình khi bị quai bị là tình trạng sưng đau vùng mang tai, đau cơ, khó nhai, đau đầu, viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ, kèm theo sốt, sưng và đau hạch góc hàm,… Quai bị diễn tiến có thể gây điếc, viêm màng não, viêm buồng trứng, sưng đau tinh hoàn và dẫn tới vô sinh. Phụ nữ mang thai mắc quai bị có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh, sinh non.

1.3 Bệnh rubella là gì?

  • Bệnh  Rubella có những biểu hiện giống như bệnh sởi nhưng thường nhẹ nhàng hơn. Bệnh Rubella có thể gặp ở mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính, trẻ nhiễm Rubella thường có triệu chứng nhẹ và tự khỏi bệnh, ít khi xảy ra biến chứng, tuy nhiên nguy hiểm nhất của bệnh Rubella là khi gặp ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là thai kỳ ở giai đoạn 3 tháng đầu. Nếu phụ nữ khi mang thai bị bệnh rubella, đứa trẻ sinh ra sẽ có nhiều nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh như điếc, mù, bệnh tim bẩm sinh hoặc kém phát triển thậm chí có thể khiến thai nhi ngừng phát triển.

  • Do bệnh có khả năng lây nhiễm cao thông qua đường hô hấp nên việc phòng ngừa bệnh, tránh lây lan trong cộng đồng là một việc làm hết sức quan trọng. Chúng ta cần vệ sinh nhà cửa và không gian xung quanh chúng ta, giữ gìn phòng ốc thông thoáng, sạch sẽ, nâng cao sức đề kháng cho trẻ nhỏ bằng chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như vitamin C và tăng cường các hoạt động thể lực. 

  • Một phương pháp phòng ngừa vô cùng hiệu quả mà hiện nay đã và đang được sử dụng đó là sử dụng vắc xin để tiêm phòng ngừa. Hiện có có rất nhiều loại vắc-xin để phòng bệnh sởi, bệnh quai bị và rubella, tuy nhiên để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí thì có một loại vắc-xin kết hợp (vắc-xin 3 trong 1) Sởi – Quai bị – Rubella mà được nhiều người tin tưởng lựa chọn tiêm phòng ngừa.

vacxin sởi quai bị rubella tiêm mấy mũi
Vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella khi nào?

Cả 3 căn bệnh truyền nhiễm Sởi - Quai bị - Rubella, đều có chung đường lây lan là  qua đường hô hấp, tạo thành dịch nguy hiểm, nhất là với người chưa từng có  hệ miễn dịch trước đó cũng như hệ miễn dịch kém. Do đó, tiêm phòng ngừa vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella (Vắc-xin 3 trong 1) được các chuyên gia bác sĩ khuyến cáo nên thực hiện với người dân nhằm phòng bệnh trước và sau, chủ động và hiệu quả.

Đối với trẻ em  từ 12 tháng tuổi đến 15 tháng tuổi:

  • Mũi 1 là lần tiêm đầu tiên.

  • Mũi 2 khi trẻ 4 - 6 tuổi hoặc sớm hơn nếu có dịch xảy ra. Mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

Đối với trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn:

  • Mũi 1 là lần tiêm đầu tiên.

  • Mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

Một số tác dụng phụ của vắc-xin Sởi - Quai bị - Rubella:

  • Trong vòng 24 tiếng sau khi tiêm, vắc-xin chứa thành phần trị bệnh sởi có thể gây ra đau nhẹ và nhạy cảm ở vùng tiêm. Tuy nhiên, các triệu chứng thường sẽf tự khỏi sau 2 đến 3 ngày mà không cần có sự can thiệp về y tế.

  • Sốt nhẹ cũng có thể xảy ra trong khoảng 6 - 11 ngày sau tiêm và kéo dài 1 - 3 ngày, chiếm tỷ lệ 4 - 15% người được tiêm.

  • Phát ban xảy ra với khoảng 2% người được tiêm, thường bắt đầu từ 6 - 10 ngày sau tiêm và kéo dài 1 - 2 ngày.

  • Thành phần trong vắc-xin rubella có thể gây nên những triệu chứng như: đau khớp (30%) và viêm khớp (15%) ở nữ giới độ tuổi từ 14 tuổi đến trưởng thành, các triệu chứng này thường kéo dài từ 1 hoặc 2 ngày đến hai tuần. Tuy nhiên, các phản ứng này rất hiếm gặp ở trẻ em và nam giới (0-3%). Các triệu chứng điển hình bắt đầu từ 1-2 tuần sau khi tiêm và kéo dài từ 1 hoặc 2 ngày đến 2 tuần.

  • Người tiêm phòng có thể bị sốt và ngứa ngáy, nổi hạch bạch huyết, đau cơ và cảm giác khó chịu.

  • Để đảm bảo an toàn và ngăn ngừa nguy hiểm do phản ứng phụ, dị ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin, trẻ em và người lớn cần ở lại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 -  40 phút để xử lý kịp thời nếu tình trạng nghiêm trọng. Sau đó, bạn tiếp tục được theo dõi trong 24 giờ và kịp thời báo với bác sĩ, nhân viên y tế nếu có bất cứ tình trạng bất thường nào xảy ra.

Đó là toàn bộ thông tin về bệnh Sởi - Quai bị - Rubella mà Tuthuoc24h chia sẽ cho bạn để biết thêm về bệnh Sởi - Quai bị - Rubella cũng như các cách phòng ngừa bệnh.

Tuthuoc24h