Như các bạn đã biết, sốt xuất huyết là một căn bệnh nguy hiểm đối với con người. Nó đã được liệt vào danh sách những căn bệnh nguy hiểm nhất hiện nay. Sốt xuất huyết lây lan do muỗi vằn hút máu từ người bệnh truyền sang người bình thường. Bệnh thường bùng phát vào mùa mưa ở những vùng ao tù nước đọng và điều kiện vệ sinh kém. Liệu sốt xuất huyết có bị lại không và những lưu ý không nên bỏ qua để phòng bệnh và chữa bệnh?
Bệnh sốt xuất huyết là gì? Triệu chứng
Sốt xuất huyết là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus mang tên Dengue. Virus này thường được lây nhiễm từ người sang người thông qua muỗi vằn. Nếu chẳng may bị loại muỗi này đốt và truyền mầm bệnh vào cơ thể, chỉ trong 4 – 5 ngày sau, bạn sẽ mắc phải bệnh sốt xuất huyết.
Một điều đáng chú ý là trong những tháng này (tháng 3 – tháng 4) và khoảng đầu tháng 7 đến tháng 11 hàng năm là thời gian thuận lợi để muỗi vằn phát triển. Ở miền Bắc, 2 khoảng thời gian trên cũng chính là lúc bùng phát dịch bệnh sốt xuất huyết mạnh mẽ. Riêng ở miền Nam, do sự phân bố dày đặc của muỗi vằn nên bất kỳ lúc nào cũng có thể mắc bệnh.
Trong trường hợp này, bệnh sốt xuất huyết ở người lớn sẽ có triệu chứng rầm rộ hơn ở trẻ em, thường xuất hiện các biểu hiện điển hình và không có biến chứng. Bắt đầu bằng triệu chứng sốt (trong vòng 4-7 ngày tính từ sau khi bị truyền bệnh bởi muỗi) và kèm theo các biểu hiện như:
- Đau phía sau mắt
- Đau nhức đầu nghiêm trọng
- Đau khớp và cơ
- Sốt cao, có thể lên đến 40,5 độ C
- Phát ban
- Buồn nôn và ói mửa
- Dạng sốt xuất huyết gây xuất huyết nội tạng
Người bệnh có thể bị xuất huyết nội tạng (đường tiêu hóa và xuất huyết não)
Các giai đoạn phát triển của bệnh
Giai đoạn ủ bệnh
Thời kỳ này sẽ kéo dài trung bình từ 4 – 7 ngày. Virus Dengue tùy theo từng cơ địa và khả năng miễn dịch của từng đối tượng mà nhân lên dần dần, đến khi đủ số lượng sẽ gây ra nhiều triệu chứng cụ thể và bệnh chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
Thông thường muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết?
Giai đoạn sốt Dengue
Ở giai đoạn này kéo dài từ khoảng 2 – 7 ngày và thường có dấu hiệu tương tự như cảm cúm. Đây không phải là giai đoạn nguy hiểm và có thể xuất hiện một số triệu chứng như nhức đầu, đau họng, buồn nôn, người mệt mỏi... và đặc biệt là sốt cao (từ 39 đến 40 độ C).
Giai đoạn nguy hiểm
Hầu hết bệnh nhân sẽ không còn sốt trong giai đoạn này, nhưng đây mới chính là thời gian nguy hiểm nhất quyết định bệnh có diễn biến trầm trọng hay không. Ở thời kỳ này, virus Dengue đã làm hệ miễn dịch suy yếu đi rất nhiều. Vì thế mà bạch cầu, tiểu cầu giảm đáng kể, ảnh hưởng đến khả năng đề kháng của bệnh nhân. Bạn cần có sự theo dõi và thăm khám hàng ngày từ bác sĩ.
Sự thật sốt xuất huyết bị ngứa có nguy hiểm không?
Giai đoạn phục hồi
Nếu như vượt qua được giai đoạn trên, cơ thể của bệnh nhân sẽ từ từ hồi phục. Khi đó, nhịp tim và huyết động ổn định, đi tiểu nhiều, có cảm giác thèm ăn và khát nước.
Như vậy bệnh sốt xuất huyết sẽ tự khỏi ở các trường hợp trung bình, nhẹ về mặt lí thuyết. Trong thực tế, người bệnh cần được khám để đánh giá tình trạng, giai đoạn bệnh để được bác sĩ tư vấn cụ thể. Nói chung, tùy theo từng đối tượng bệnh nhân mà diễn biến của bệnh sốt xuất huyết sẽ khác nhau. Bệnh sốt xuất huyết có thời gian kéo dài trung bình từ 7 đến 10 ngày. Nếu như được chăm sóc đúng cách, bệnh sẽ tự khỏi mà không cần đến nhiều sự can thiệp từ bác sĩ.
Các dạng sốt xuất huyết thường gặp
4 tuýp gây bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng Dengue gây ra với 4 tuýp gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Ở Việt Nam đều đã gặp cả 4 tuýp gây bệnh này và chúng luân phiên gây dịch.
Miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng tuýp riêng biệt. Do đó người ta có thể mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue lần thứ 2 hoặc thứ 3 bởi những tuýp khác nhau, nhưng rất hiếm khi mắc bệnh lại lần thứ 4.
Đối với những loại bệnh khác, khi đã mắc bệnh một lần thì cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể chống lại loại vi rút gây bệnh đó. Nhưng đối với bệnh sốt xuất huyết, mỗi lần mắc bệnh có thể là do 1 tuýp virus khác nhau, do đó cơ thể chỉ tạo ra miễn dịch đối với tuýp virus đó chứ chưa có khả năng chống lại các tuýp còn lại. Cho nên lần bị sau thường nặng hơn lần bị trước. Vì các kháng thể của tuýp virus 2 hoặc 3 cùng tồn tại và tác động lên cơ thể người.
Nguyên nhân bệnh nặng sau những lần tái phát
Lý giải hiện tượng sốt xuất huyết lần 2 thường nặng hơn lần đầu, theo các chuyên gia y tế là do lần đầu mắc bệnh, bệnh nhân thường mắc sốt xuất huyết do virus tuýp D1 gây ra. Đây là tuýp thường gặp với những biểu hiện lâm sàng nhẹ như nhức đầu, người mệt mỏi, xuất huyết ít, thời gian mắc bệnh ngắn. Sau khi hết bệnh, người bệnh sẽ có kháng thể suốt đời với loại virus tuýp D1.
Liệu rằng sốt xuất huyết có lây không?
Những lần mắc sốt xuất huyết sau đó, do các kháng thể của tuýp virus 2 hoặc 3 cùng tồn tại và tác động lên cơ thể người bệnh. Các loại kháng thể này có thể xảy ra xung đột với nhau. Chúng gây phản ứng tăng xuất huyết thành mạch, tăng cô đặc máu làm xuất hiện những triệu chứng nặng hơn như chóng mặt, xuất huyết, thậm chí là trụy tim. Do đó, khi bị sốt xuất huyết lần thứ 2 hay thứ 3, chúng ta không được phép chủ quan mà cần phải đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Những lầm tưởng sai lầm về bệnh sốt xuất huyết:
Hết sốt là hết bệnh
Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường có biểu hiện sốt cao, đau đầu, mệt mỏi toàn thân, nhức mắt… trong 3 ngày đầu. Đến ngày thứ 4 các triệu chứng trên sẽ giảm dần. Người bệnh sẽ bắt đầu hạ sốt, lúc này nhiều người chủ quan cho rằng đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế vào ngày thứ 4 lại là thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh. Bệnh nhân có nguy cơ có những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Sử dụng thuốc hạ sốt
Khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của sốt xuất huyết như đau người, đau cơ, khớp, đau đầu, sốt… nhiều người thường cho rằng đó là những biểu hiện của bệnh cúm hay sốt do virus và tự ý mua thuốc về uống mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Aspirin và Ibuprofen là hai loại thuốc thường được sử dụng trong trường hợp này. Tuy nhiên chúng có thể làm người bệnh bị chảy máu nhiều hơn và có thể đe dọa tính mạng.
Tránh xa bệnh nhân sốt xuất huyết vì sợ lây
Bệnh sốt xuất huyết không lây qua đường hô hấp, dịch tiết hay việc tiếp xúc với người bệnh. Bệnh sốt xuất huyết chỉ lây khi muỗi vằn hút và truyền máu từ người bệnh sang người bình thường.
Không nên truyền dịch vì sợ loãng máu
Theo các bác sĩ, người bị sốt xuất huyết thường xuyên bị mất nước do sốt cao. Vì vậy người bệnh cần được bù nước qua đường thức ăn hoặc truyền dịch.
Những lưu ý khi mắc bệnh sốt xuất huyết
Không dùng thuốc hạ nhiệt tùy ý
Vì chưa xác định chính xác biểu hiện sốt là do bệnh gì nên không được tự ý sử dụng các thuốc hạ nhiệt, nhất là aspirin và ibuprofen. Hai loại thuốc này sẽ làm cho tình trạng xuất huyết ở bệnh nhân trở nên trầm trọng hơn, có khả năng xảy ra xuất huyết dạ dày dữ dội, đe dọa đến tính mạng.
Không dùng các thực phẩm có màu đen, nâu, đỏ
Trong thời gian mắc bệnh, nếu bệnh nhân sử dụng các loại thực phẩm có màu nâu, đen hoặc đỏ thì sẽ khó phân biệt với phân có lẫn máu khi bị xuất huyết qua đường tiêu hóa. Hay trong trường hợp người bệnh bị nôn ra chất dịch có màu thâm đen, xám bất thường thì lại khó phân biệt được đó là do màu của thực phẩm hay do xuất huyết tiêu hóa.
Khi mắc bệnh sốt xuất huyết ăn gì và không nên ăn gì?
Không ăn trứng khi đang điều trị sốt xuất huyết tại nhà
Trứng sẽ tạo ra một lượng nhiệt lớn trong cơ thể người bệnh. Do đó, những người bị sốt cao, nhất là trẻ em, khi ăn trứng gà sẽ làm cho thân nhiệt tăng lên và không phát tán ra ngoài được, khiến cho tình trạng sốt lâu khỏi. Chính vì vậy, ăn trứng là điều kiêng kỵ cần tránh khi mắc bệnh sốt xuất huyết. Đặc biệt hạn chế ăn đồ ăn dầu mỡ, gây nên tình trạng khó tiêu cho dạ dày
Khi bị bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhân hoàn toàn có thể tắm rửa bình thường
Tuy nhiên, nếu như hạ tiểu cầu nhiều, bạn cần tránh kỳ cọ mạnh bởi sẽ gây chảy máu dưới da hoặc trong cơ, cực kỳ nguy hiểm. Bạn cũng cần chú ý: Trong thời gian từ cuối ngày thứ 3 đến hết ngày thứ 7 của bệnh, triệu chứng sốt có thể sẽ giảm rõ rệt. Nhưng không vì vậy mà bệnh tình giảm nhẹ đi. Một số biến chứng khác như tăng tính thấm của thành mạch, giảm tiểu cầu... sẽ xuất hiện và gây ra xuất huyết ở nhiều mức độ khác nhau. Chính vì thế, trong thời gian này, bạn nên hạn chế việc tắm gội bởi sẽ làm cho thành mạch giãn mạnh, khiến tình trạng xuất huyết trầm trọng hơn. Tốt nhất là bạn nên dùng khăn ấm lau người. Trong trường hợp bất khả kháng cần phải tắm, bạn nên tắm bằng nước ấm. Tuyệt đối nhớ rằng, không được dùng nước lạnh để tắm gội vì sẽ làm mạch ngoài da co lại, mạch nội tạng giãn ra, dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao.
Thường xuyên thử nhiệt độ để phòng khi sốt cao hoặc có bất thường về thân nhiệt.
Lưu ý
- Nên dùng khăn ấm lau mát cơ thể. Nếu sốt cao, đắp khăn ở vùng nách và bẹn để hạ thân nhiệt.
- Mặc quần áo thoáng mát và mỏng, tốt nhất là được may từ vải cotton.
- Nên uống nhiều nước. Bạn có thể cho bé uống nước Oresol để bù điện giải cho cơ thể.
- Chỉ trong trường hợp bệnh nhân sốt cao (trên 38.5 độ C) mới nên dùng thuốc. Mỗi lần uống cần cách nhau ít nhất 4 đến 6 tiếng.
Các biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết:
Loại bỏ tất cả những vật dụng gây đọng nước
Điều quan trọng là phải luôn ghi nhớ để loại bỏ những thùng chứa nước khi không còn sử dụng. Trong trường hợp nếu có thùng hoặc xô chưa dùng đến. Chúng ta hãy úp chúng xuống để đảm bảo không chứa nước dư thừa bên trong.
Không đến bất cứ nơi nào quanh nhà tồn đọng nước
Luôn luôn làm sạch mọi xô, chậu hoặc bình nước cắm hoa rỗng. Không nên trồng cây trong chậu hoặc bình có chứa nước. Bởi nếu không, bạn đã vô tình tạo ra một môi trường lý tưởng để sản sinh ra muỗi và rất có thể đó sẽ là ổ dịch của virus Dengue.
Lắp đặt cửa chống muỗi
Chúng ta có thể lắp đặt lưới chống muỗi vào những ô thoáng, cửa sổ và cửa ra vào. Điều này có thể ngăn ngừa muỗi khá tốt. Ngoài ra, cũng giúp bạn kéo dài thời gian không phải phun thuốc diệt muỗi và côn trùng.
Sử dụng chất chống côn trùng và chống muỗi
Luôn có ý thức đuổi muỗi ra khỏi khu vực sinh hoạt của gia đình. Có thể sử dụng cách phun thuốc hoặc sử dụng các thiết bị đuổi muỗi.
Luôn ngủ có màn dù là ban ngày hay ban đêm
Đảm bảo bạn và các thành viên trong gia đình ngủ màn ngay cả ban ngày hay ban đêm. Nếu bạn có con nhỏ hãy chắc chắn rằng em bé phải được nằm ngủ trong màn để ngăn ngừa bị muỗi đốt.
Trồng cây đuổi muỗi
Đây là một cách tự nhiên giúp xua đuổi muỗi khỏi ngôi nhà của bạn một cách hiệu quả. Trồng một khóm đuổi muỗi (cây holy tulsi) gần cửa sổ nhà bạn. Loại cây kỳ diệu này có một số đặc tính ngăn không cho muỗi sinh sản.
Như vậy qua bài viết trên đây chúng ta có thể thấy được rằng khi bị bệnh sốt xuất huyết vẫn có khả năng mắc lại. Vậy là đã trả lời được câu hỏi "bị sốt xuất huyết có bị lại không" rồi nhé! Vì vậy các bạn hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để phòng tránh bệnh và bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình nhé.
Tuthuoc24h.net