Lang ben ở trẻ sơ sinh - Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Trẻ Em

Chữa bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh đơn giản tại nhà

Lang ben ở trẻ sơ sinh là một căn bệnh khá bổ biến, không quá nguy hiểm hay ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ nhưng càng lâu chữa thì bệnh lại càng khó trị dứt điểm được.

Trẻ em với sức đề kháng yếu nên là người dễ mắc bệnh liên quan đến nhiễm nấm hoặc vi khuẩn nhất. Là một trong những bệnh do vi nấm gây ra, lang ben rất dễ mắc phải ở trẻ em nên ba mẹ cần chú ý đến để chữa trị. Dù không gây ra nguy hiểm đối với sức khoẻ của bé nhưng về lâu dài sẽ khó chữa trị dứt điểm và khiến bé khó chịu ngứa ngáy khi bị đổ mồ hôi. Cùng tìm hiểu về lang ben ở trẻ sơ sinh qua bài viết này nhé!

Lang ben là một bệnh ngoài da do vi nấm pityrosporum ovale gây ra, bệnh không có triệu chứng, đa phần là tiến triển âm thầm trong thời gian dài sau đó biểu hiện ra vùng da ( da biến màu trắng hay đen). 

lang ben ở trẻ sơ sinh
Bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh

1.1 Nguyên nhân gây ra bệnh ở trẻ

  • Đây là bệnh thường gặp tại Việt Nam, do có khí hậu ấm, độ ẩm cao khiến cho vi khuẩn dễ sinh sôi và gây ra bệnh. 

  • Trẻ bị di truyền từ ba mẹ, ba mẹ từng bị lang ben sẽ có tỷ lệ con cái mắc bệnh này cao hơn 1.5 lần.

  • Hệ miễn dịch ở trẻ chưa được hoàn thiện dẫn đến sức đề kháng kém, tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công và phát triển. 

  • Cơ thể trẻ bị đổ mồ hôi nhiều nhưng bố mẹ lại không sử dụng tã và áo quần có công dụng thấm hút tốt.

  • Trẻ thuộc tuýp da nhờn, nội tiết tố thay đổi không kiểm soát được. 

  • Trẻ được tắm nắng nhiều và tắm nắng không đúng cách.

1.2  Biểu hiệu bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh 

lang ben ở trẻ em
Biểu hiện lang ben ở trẻ em

Biểu hiện bệnh ở trẻ rất dễ nhận biết nếu phụ huynh quan sát kĩ, cụ thể là 

  • Vùng da biểu hiện bệnh bị tổn thương, nổi vảy, da khô, bong da. 

  • Xuất hiện các mảng da khác màu với phần viền phân cách nổi lên và kích thước tăng dần lên. ( thường sẽ ở cổ, tay, lưng, ngực) 

  • Trẻ ngứa ngáy hoặc hơi ngứa những vùng nhiễm vi nấm. 

  • Trẻ ra nắng và đổ mồ hôi hoặc khi mặc đồ kín sẽ bị rát ngứa.

  • Các mảng sẽ biến mất khi nhiệt độ giảm xuống, tuy nhiên sẽ trở lại vào mùa xuân hoặc hạ khi không khí có độ ẩm cao và thời tiết ấm. 

Bệnh lang ben ở trẻ điều trị rất dễ nhưng tỷ lệ nhiễm lại bệnh thì cao, do vậy bé phải được điều trị trong thời gian dài và triệt để. Tránh trường hợp bệnh không biểu hiện thì ngưng chữa trị sẽ khiến bệnh xuất hiện lại và khó điều trị hơn. Trong bài viết này Tuthuoc24h sẽ chia sẻ một vài phương pháp nhân gian giúp phụ huynh chữa trị bệnh lang ben ở trẻ tại nhà trong thời gian đầu biểu hiện. 

2.1 Chữa bệnh lang ben bằng chuối xanh

Chuối xanh có tính hàn, vị ngọt, không độc nên phụ huynh có thể an toàn khi sử dụng. Nhựa mủ của chuối xanh có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm với vi nấm rất tốt nên ngoài giảm sự lây lan của bệnh, nó còn có thể thu hẹp và cô lập vùng lang ben.

Chuối xanh trị lang ben
Chuối xanh trị lang ben

Chuối xanh có tính hàn, vị ngọt, không độc, nên an toàn khi sử dụng cho trẻ sơ sinh.

Chuẩn bị

-  Một quả chuối tiêu xanh, rửa sạch sẽ. 

- Cắt lát 5-7 lát ( lưu ý dùng đến đâu cắt đến đó) 

- Vệ sinh vùng lang ben bằng nước ấm, lau khô sau đó dùng lát cuối chà xát lên vùng da nhiễm nấm. 

- Để khoảng 20 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch. 

- Kiên trì sử dụng trong vòng 1 -2 tuần. 

2.2 Chữa lang ben bằng củ riềng tươi

Trẻ bị lang ben
Chữa lang ben bằng củ riềng

Cách 1  

- Sử dụng ½ củ riềng già gọt vỏ và rửa sạch sẽ. 

- Giã nhuyễn hoặc xay ra, vắt lấy nước cốt (bỏ phần bã) 

- Vệ sinh vùng da bị lang ben bằng nước ấm, lau khô. 

- Bôi nước cốt gừng lên vùng da nhiễm nấm, để 30 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm

- Mỗi ngày đều phải chuẩn bị lại nguyên liệu mới ( nghĩa là sử dụng thuốc trong ngày và không để qua hôm sau) 

- Thực hiện mỗi ngày 2 lần, liên tục trong vòng 1 tuần, vùng lang ben sẽ biến mất. 

Cách 2 

- Lấy củ riềng giã nát rồi cho nước cốt chanh vào, đun nóng. 

- Dùng bông y tế thấm vào vùng lang ben.

- Kiên trì sử dụng 2 lần mỗi ngày, liên tục 1- 2 tuần sẽ có hiệu quả. 

 Cách 3 

- Dùng 200ml rượu trắng và 1 củ riềng.

- Rửa sạch và giã nát củ riềng và cho vào bình thuỷ tinh để ngâm với rượu trắng. 

- Đậy kín nắp, cất nơi thoáng mát, sau khi thấy rượu chuyển màu vàng cánh gián thì có thể sử dụng.

- Vệ sinh sạch vùng da lang ben sau đó dùng bông gòn, thấm rượu riềng, bôi lên vùng da lang ben.

- Duy trì sử dụng mỗi ngày từ 3-4 lần trong 1 tháng sẽ thấy hiệu quả. 

2.3 Chữa lang ben bằng vỏ bưởi tươi

Sử dụng 

- Rửa sạch 1 miếng vỏ bưởi tươi

- Dùng tay nặn tinh dầu rồi thoa lên vùng da bị lang ben

- Vệ sinh lại da bằng nước sạch

- Kiên trì thực hiện 2-3 lần/ ngày, trong vòng 1 tháng sẽ thấy mờ vết lang ben. 

- Lưu ý: tinh dầu vỏ bưởi khi tiếp xúc với da có thể gây ra cảm giác xót, ngứa, châm chích nên khi sử dụng bé có dấu hiệu dị ứng thì nên thay thế bằng các cách khác. 

2.4 Chữa lang ben bằng rau răm 

Rau răm là loại gia vị quen thuộc ở Việt Nam, có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ẩm, cây rất dễ trồng và có khả năng mọc chồi gốc và chồi thân khoẻ. Trong Đông Y, rau răm được coi là vị thuốc sử dụng để chữa nhiều bệnh như đau bụng, đầy hơi, lạnh bụng, nôn mửa,... và các bệnh ngoài da như lang ben, hắc lào, ghẻ lở. 

chữa lang ben cho trẻ em
Rau răm chữa lang ben

Chuẩn bị

- Chuẩn bị 1 nắm rau răm, rửa sach, ngâm nước muối khoảng 5-10 phút. 

- Xay nhuyễn hoặc giã nát, vắt hết lấy nước cốt.

Sử dụng

- Rửa sạch vùng da lang ben bằng nước ấm sau đó lau khô hoặc có thể dùng nước muối để sát trùng.

- Bôi nước cốt rau răm mỗi ngày 2- 3 lần 

- Có thể bôi rộng ra các vùng xung quanh để tránh lây sang các vùng da khác.

Lưu ý 

- Thuốc rau răm phải sử dụng trong ngày ( tức mỗi ngày phải chuẩn bị nguyên liệu mới) 

- Khi sử dụng lần đầu sẽ có cảm giác rát và châm chích, nếu có dấu hiệu dị ứng ở những làn da nhạy cảm, bạn nên ngừng sử dụng. 

- Nên chọn mua những nhánh rau có nhiều lá già, sẽ cho nhiều nước cốt hơn.

- Với những vết lang ben nhỏ, phương thuốc này có thể chữa trong 1- 4 tuần, nhưng nêú là mảng lớn trên cơ thể thì thuốc rau răm chỉ ngăn chặn sự lây lan chứ không đặc trị hết hẳn được. 

 2.5 Chữa lang ben bằng cây ké đầu ngựa 

Cây ké đầu ngựa (hay cây phắt ma, thương nhĩ, thương nhĩ tử) có tên khoa học là Xanthium Strumarium L, thuộc họ nhà cúc Asteraceae. 

ké đầu ngựa chữa lang ben
Ké đầu ngựa chữa lang ben

Ké đầu ngựa là cây thân nhỏ, cao khoảng 80cm đến 120cm, lá đơn, quả dạng hình thoi có móc. Đây là cây mọc hoang ở ven đường, bụi cây, khu đất hoang,... ở khắp trên cả nước, nhưng nhiều nhất ở vùng núi Bắc Trung Bộ. 

Cây ké đầu ngựa trong Đông Y được biết đến là loại thảo dược vị ngọt, tính ôn, làm ra mồ hôi, giúp tán phong, chữa đau đầu, viêm mũi, chữa các bệnh về da và mụn nhọt lở loét, chữa bướu cổ,...

Cách dùng

- Dùng một lượng trái ké đầu ngựa vừa đủ, rửa sạch và cho vào nồi nấu. 

- Đun đến khi nước cạn còn ⅓ thì chắt ra lấy nước lần 1.

- Tiếp tục đổ nước vào nồi đun đến ⅓ thì chắt ra lấy nước lần 2. 

- Đổ chung 2 lần nước rồi chia ra uống trong ngày từ 3- 4 lần, sử dụng liên tục trong vòng 1 tuần. 

2.6 Chữa lang ben bằng sương sớm

Trong dân gian lưu truyền một cách đơn giản để loại bỏ lang ben mà không cần tốn quá nhiều công sức đó là dùng sương sớm còn đọng lại trên lá rồi thoa lên vùng da bị lang ben… Thực hiện liên tục cách này trong vài tuần thì những vùng da bị lang ben sẽ từ biến mất. Tuy nhiên, chỉ với những vùng da lang ben nhỏ dưới 1 đốt tay thì phương pháp này mới hiệu quả và việc dùng sương sớm hoàn toàn an toàn với trẻ sơ sinh nên phụ huynh có thể yên tâm áp dụng. 

 

chữa lang ben bằng sương sớm
Chữa lang ben bằng sương sớm

3. Điều trị bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh theo Tây Y 

Khi phát hiện trẻ có biểu hiện lang ben trên da, nếu không yên tâm chữa trị bằng phương pháp dân gian, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám để được bác sĩ chuẩn đoán và điều trị chính xác, tránh trường hợp chủ quan làm bệnh trầm trọng gây mất thẩm mỹ cũng như khó chịu cho bé trong sinh hoạt ăn ngủ hàng ngày. 

Hiện nay trên thị trường có bán các sản phẩm thuốc trị nấm dạng kem, hoặc các loại kem dưỡng có thành phần chống nấm như ketoconazole, selenium sulfide và clotrimazole. Với giá thành hợp lý và dễ mua ở các hiệu thuốc, các dạng kem này có thể trị được những vùng lang ben mới xuất hiện và những vùng nhỏ dưới 2 đốt tay, tuy nhiên phụ huynh cần lưu ý những thành phần thuốc cũng như tác dụng phụ hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng cho các bé.

(chèn ảnh kem-nizoral-tri-lang-ben) 

4. Các cách phòng tránh bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh

  • Vệ sinh cơ thể bé thường xuyên. 

  • Nên mặc quần áo thông thoáng và hút ẩm tốt cho bé.

  • Không dùng chung đồ cá nhân ( khăn tay, khăn tắm ,..) với bé

  • Sử dụng các loại dầu gội trị nấm vài tuần một lần 

  • Quần áo bé cần được phơi khô dưới nắng để diệt khuẩn và chống ẩm mốc. 

  • Nên chữa trị hoặc đưa bé đến bác sĩ khi phát hiện những dấu hiệu ban đầu của bệnh lang ben trên cơ thể. 

Trẻ sơ sinh bị lang ben không khó điều trị như người lớn, phụ huynh nên chú ý để phát hiện sớm và để kịp điều trị đúng cách, bé cưng sẽ nhanh chóng khỏi bệnh. Ngoài ra để ngăn ngừa sự tái phát của bệnh lang ben, ba mẹ khi áp dụng những cách trên cần có sự kiên trì lâu dài, không nên chủ quan vì những lần phát bệnh sau sẽ khó điều trị hơn lần trước rất nhiều. Tuthuoc24h mong những điều chia sẻ trên sẽ giúp ích được cho gia đình trong việc trị bệnh lang ben cho bé sơ sinh.

Tuthuoc24h