Sốt xuất huyết - Dấu hiệu bệnh và các cách xử lý khi mắc bệnh
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Sốt xuất huyết - Dấu hiệu bệnh và các cách xử lý khi mắc bệnh

Sốt xuất huyết là căn bệnh có nguy cơ biến chứng nặng, bạn cần đọc qua bài viết này để biết những dấu hiệu bị sốt xuất huyết để có động thái chữa bệnh.

Sốt xuất huyết ở giai đoạn đầu thường khó nhận ra vì những triệu chứng gần giống như bệnh cảm sốt thông thường. Thế nhưng những dấu hiệu bị bệnh đó bạn không thể phớt lờ mà phải có động tác tìm hiểu ngay tình trạng của mình.

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính khá nguy hiểm do muỗi vằn gây ra. Đây là căn bệnh có khả năng bùng phát cao vào mùa mưa; tại những vùng có vệ sinh môi trường kém, nhiều ao tù nước đọng. Bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác. Nếu như bị muỗi vằn mang vi khuẩn gây bệnh (virus Dengue) đốt/cắn. So với người lớn thì trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh hơn cả. Hiện tại, rất nhiều người lớn cũng mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cũng khá cao nếu bạn chủ quan.

Bị muỗi vằn đốt sẽ gây ra nguy cơ gây bệnh sốt xuất huyết.

Khi mắc bệnh sốt xuất huyết, cơ thể người bệnh sẽ trở nên đau nhức. Kèm theo đó là sốt và nóng trong người. Ở dạng nhẹ thì còn có thể gây phát ban, dạng nặng thì có thể gây chảy máu, giảm huyết áp đột ngột (sốc); khiến người bệnh tử vong nhanh chóng.

Dấu hiệu bị sốt xuất huyết và các triệu chứng khi bị

Ở cả người lớn hay trẻ em thì đều có nhiều điểm tương đồng trong biểu hiện ở bệnh sốt xuất huyết. Cụ thể được chia ra 3 trường hợp, cấp độ bệnh như sau mà có biểu hiện khá khác nhau:

Dạng cổ điển (thể nhẹ)

Ở trường hợp này, bệnh sẽ bắt đầu bằng cơn sốt và kèm theo các biểu hiện như:

  • Đau, nóng phía sau mắt
  • Nhức đầu 
  • Đau khớp và cơ
  • Sốt cao, có thể lên đến 40,5 độ C
  • Phát ban (các nốt đỏ ấn vào thả ra thì không tan)
  • Buồn nôn và ói mửa

Dạng gây xuất huyết nội tạng

Trường hợp bệnh này cũng sẽ thường bắt đầu với triệu chứng sốt và sẽ kéo dài trong vòng 4-7 ngày. Và sau khoảng 2 ngày mắc bệnh, người bệnh sẽ đi ngoài ra máu, phân có màu đen hoặc đi ngoài ra máu tươi, trên da bắt đầu xuất hiện các chấm xuất huyết nhiều hơn, người mệt mỏi, da xanh tái…

Liệu sốt xuất huyết bị ngứa không?

Trường hợp xuất huyết sẽ rất khó nhận biết vì triệu chứng sẽ không rõ ràng, có thể người bệnh chỉ có những triệu chứng của thể nhẹ nhưng sau đó sẽ bị hôn mê, dẫn đến tử vong. Ngoài ra, dạng bệnh này còn gây tổn thương mạch máu và mạch bạch huyết, chảy máu cam, chảy máu ở nướu hoặc dưới da, gây ra vết bầm tím. 

Dạng sốt xuất huyết Dengue - Hội chứng sốc Dengue

Hội chứng sốc Dengue là thể nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết.

Đây là dạng sốt xuất huyết nặng nhất của bệnh, triệu chứng của nó bao gồm giống như triệu chứng ở bệnh sốt xuất huyết thể nhẹ cộng với triệu chứng chảy máu, huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt, hạ huyết áp...

Khi cơ thể đã có miễn dịch chủ động (như lần nhiễm bệnh thứ 2 trở đi) hoặc thụ động (do mẹ truyền sang con) với một loại kháng nguyên virus, thì dạng sốt xuất huyết này sẽ có thể xảy ra, thời gian là sau khoảng 2 - 5 ngày mắc bệnh và có khả năng gây tử vong nhanh chóng, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Nguyên nhân bị sốt xuất huyết là do đâu?

Sốt xuất huyết do bốn loại virus gây ra, cụ thể chúng được gọi là virus DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh do loài muỗi truyền bệnh có tên là Aedes aegypti hoặc muỗi Aedes albopictus đưa virus gây bệnh vào máu của bệnh nhân bằng cách chích người bệnh.

Loài muỗi này hoạt động vào ban ngày. Đặc biệt chỉ có muỗi cái mới có thể chích người và truyền bệnh. Nhưng một khi bạn đã phục hồi, cơ thể bạn sẽ miễn dịch chống lại bệnh. Tuy nhiên bạn chỉ có thể kháng lại loại virus đã gây ra bệnh thôi. Trong khi đó lại có 4 chủng virus khác nhau. Có nghĩa là bạn vẫn có khả năng bị nhiễm lại bởi loại khác. Cho nên không có nghĩa là mắc bệnh một lần rồi sẽ không có nguy cơ bị lần hai và các lần sau.

Tìm hiểu thêm thông tin muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết nhé!

Nguy cơ bị sốt xuất huyết và các mức độ của bệnh

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết:

  • Sinh sống hoặc đi du lịch ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới sẽ làm tăng nguy cơ tiếp xúc với virus gây bệnh sốt xuất huyết. Bởi vì đặc điểm của những vùng này (khu vực Đông Nam Á, các đảo tây Thái Bình Dương, châu Mỹ Latinh và vùng Caribê) làm cho nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết cao hơn so với các vùng địa lý khác.
  • Nếu bạn đã từng nhiễm sốt xuất huyết trước đây thì khi nhiễm lại. Các triệu chứng sẽ nặng hơn và nguy hiểm hơn.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi, do bản tính hiếu động và ham chơi nên trẻ thích chơi ở những chỗ tối. Đây là “địa bàn hoạt động” của muỗi, nên dễ bị muỗi tấn công. Bên cạnh đó, còn có thể giải thích rằng do trẻ em là đối tượng hoạt động thường xuyên (nhiều hơn người lớn). Thân nhiệt của trẻ thường cao hơn người lớn, nhịp thở của trẻ cũng cao, trẻ ra nhiều mồ hôi hơn; khiến muỗi dễ phát hiện và đốt. 
  • Phụ nữ và người da trắng (Caucasian)

Phân loại các mức độ của sốt xuất huyết

Có diễn biến khá nhanh chóng ở lần đầu mắc bệnh. Sốt xuất huyết thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục:

Giai đoạn sốt

Giai đoạn sốt sẽ kéo dài từ 4 đến 10 ngày sau khi bị muỗi mang mầm bệnh chích người bệnh, cụ thể với các triệu chứng sau:

  • Sốt cao đột ngột, liên tục và khó hạ sốt (39 - 40 độ)
  • Đau đầu cực kỳ dữ dội ở vùng trán và nhức hai hố mắt
  • Có thể có nổi mẩn, phát ban, da xung huyết.
  • Chán ăn, buồn nôn.
  • Đau cơ, đau khớp.

Giai đoạn nguy hiểm

Cần chuyển bệnh nhân sốt xuất huyết đến viện khi nếu bệnh có dấu hiệu không đỡ, nặng hơn hoặc bệnh nhân có biểu hiện bệnh ở cấp 3 và cấp 4 thì cần chuyển người bệnh đến các cơ sở y tế để điều trị. Không nên cố để ở nhà tránh tình trạng bênh phát triển diễn biến xấu dẫn đến việc điều trị gặp nhiều khó khăn cũng như gây những biến chứng và hậu quả đáng tiếc.

Thường sẽ xuất hiện vào ngày thứ 3 - 7 của người bệnh. Lúc này bạn có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Nhưng nếu nhiệt độ có giảm thì cũng không có nghĩa là đang hồi phục. Ngược lại cần phải đặc biệt theo dõi các biểu hiện tiếp theo. Để tránh bệnh di chuyển đến giai đoạn nguy hiểm hơn.

  • Tràn dịch màng phổi, màng bụng, nặng mí mắt và có thể đau là những dấu hiệu của thoát huyết tương. Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến các biểu hiện như vật vã, bứt rứt hoặc li bì. Lạnh các đầu ngón tay và chân, da lạnh ẩm, tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp, đi tiểu ít.
  • Xuất huyết dưới da: Nốt xuất huyết rải rác khắp cơ thể và ấn vào không thấy tan. 
  • Chảy máu ở niêm mạc: Chảy máu mũi, chảy máu lợi, tiểu ra máu. Kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn. 
  • Xuất huyết nội tạng: Các cơ quan tiêu hóa, phổi, não là biểu hiện nặng (nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen hoặc có máu,...).
  • Một số trường hợp bệnh dấu hiệu nặng có thể có biểu hiện suy tạng như: Viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim. 
  • Đau bụng, buồn nôn, tay chân lạnh, vật vã và hốt hoảng (gọi là hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu và tụt huyết áp). Cần phải cấp cứu nhanh chóng cho tình trạng này để tránh điều đáng tiếc xảy ra.

Giai đoạn hồi phục

Thực sự thì bị rồi thì sốt xuất huyết có bị lại không?

Đây là giai đoạn diễn ra ở khoảng 24 - 48 giờ sau giai đoạn nguy hiểm qua đi, cơ thể bệnh nhân có hiện tượng tái hấp thu dần dịch đã mất. Cụ thể là:

  • Cơn sốt đi qua, thể trạng tốt lên, thèm ăn uống trở lại và huyết áp ổn định, đi tiểu nhiều.
  • Có thể nhịp tim sẽ chậm và có thay đổi về điện tâm đồ.
  • Lưu ý, trong giai đoạn này, nếu truyền dịch quá mức cho bệnh nhân có thể gây ra phù phổi hoặc suy tim.

Những lưu ý và cách điều trị hiệu quả bệnh sốt xuất huyết

Làm thế nào để đẩy lùi bệnh sốt xuất huyết hiệu quả?

Trên thực tế, có nhiều người đã mắc bệnh trên 1 lần mà vẫn chưa hiểu hết về bệnh và cách điều trị như thế nào để ngăn ngừa biến chứng. Đừng nên xem nhẹ căn bệnh này dù bạn đã khỏi. Vì bạn vẫn có khả năng mắc bệnh trở lại với một virus khác. Do vậy, khi bị sốt xuất huyết, việc đầu tiên cần thiết là xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh. Để có thể đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.

Một số xét nghiệm có thể giúp phát hiện mức độ của bệnh sốt xuất huyết gồm:

  • Điện giải đồ
  • Khí máu
  • Chức năng đông máu
  • Men gan
  • X-quang phổi nhằm phát hiện biến chứng tràn dịch phổi.

Sốt xuất huyết hiện nay chưa có thuốc đặc trị, cho nên chủ yếu chỉ là điều trị triệu chứng. Khi bệnh thuộc thể nhẹ thì có thể chăm sóc tại nhà. Cho bệnh nhân nghỉ ngơi và uống nhiều nước lọc (có thể dùng nước biển). Sử dụng các món ăn mềm và có nước như cháo, súp để dễ tiêu hóa. Hạ sốt với Paracetamol và lau mát người khi sốt cao. Dù bệnh ở thể nhẹ nhưng bạn vẫn phải đến thăm khám bác sĩ hay bệnh viện. Tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của họ, để quá trình tự theo dõi sát sao tại nhà thành công và hiệu quả.

Xem thêm thông tin về cách điều trị sốt xuất huyết nhé!

Đối với những trường hợp nặng hơn, bệnh có thể gây sốc hoặc chảy máu. Như đã đề cập ở giai đoạn nguy hiểm ở trên, lúc này bạn cần phải đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức.

Chế độ sinh hoạt, ăn uống phù hợp cho người bị sốt xuất huyết và cách phòng tránh bệnh

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”
Những nơi có sự xuất hiện của muỗi vằn và mầm bệnh sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết là căn bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác. Qua đường trung gian là muỗi vằn. Chính vì thế, biện pháp phòng ngừa bệnh là rất cần thiết. Để giúp bạn tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh ngay cả khi bất đắc dĩ bạn phải ở trong môi trường có khả năng cao gây bệnh. Đó chính là những cách hiệu quả sau:

  • Luôn vệ sinh nơi ở, môi trường sống xung quanh sạch sẽ.
  • Không nên trữ nước trong nhà.
  • Tiêu diệt muỗi vằn bằng cách đốt nhang muỗi, vợt muỗi, phun thuốc diệt muỗi.
  • Không để xuất hiện bụi rậm v
  • Có thể trồng thêm các loại cây đuổi muỗi như cây sả, cây hương thảo, cây bạc hà, hoa oải hương,...
  • Tránh muỗi đốt: Ngủ màn, không để trẻ chơi ở chỗ tối, thoa kem chống muỗi.
  • Luôn quan sát sức khỏe của cơ thể và không nên xem nhẹ dù là một biểu hiện nhỏ.

Những thói quen sinh hoạt, ăn uống nào giúp bạn hạn chế bệnh sốt xuất huyết?

Cần có những cách chăm sóc sức khỏe hợp lý để nhanh chóng đẩy lùi sốt xuất huyết.
  • Đối với các thể bệnh nhẹ, bạn có thể điều trị tại nhà. Không cần nhập viện. 
  • Đặc biệt là hãy nhớ uống nước đầy đủ. Sử dụng thuốc giảm sốt hoặc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Theo dõi nhiệt độ thường xuyên bằng cách cặp nhiệt độ ở nách hoặc hậu môn hay cặp bên khóe miệng cứ vài giờ một lần.
  • Nghỉ ngơi tuyệt đối (môi trường thoáng mát như phòng có điều hòa nhiệt độ là lý tưởng) 
  • Nên mặc quần áo thoáng bởi khi người bệnh sốt cao, cơ thể thường có cảm giác ớn lạnh. Nhiều người không biết lại đắp chăn hoặc mặc nhiều quần áo cho người bệnh. Việc làm này càng làm hạn chế việc tỏa nhiệt của cơ thể. Khiến bệnh điều trị lâu hơn và dẫn đến biến chứng nặng;
  • Đối với trẻ nhỏ, trong thực đơn tránh các loại thức ăn có nhiều mỡ. Trẻ đang bú mẹ thì nên cho trẻ bú thêm số lần và kéo dài thêm thời gian. 

Bất cứ ai cũng có khả năng bị mắc bệnh sốt xuất huyết. Vì vậy đừng chủ quan và hãy có ý thức phòng ngừa bệnh.  Và luôn nhớ rằng không có muỗi thì sẽ không có sốt xuất huyết. Chính vì thế, hãy áp dụng những cách mà Tủ Thuốc 24h đã chia sẻ. Để phòng bệnh cho bản thân và cho cả gia đình; những người xung quanh bạn để bệnh không bùng phát thành ổ dịch. Chúc bạn và gia đình luôn có một sức khỏe tốt!

Tuthuoc24h.net