Sốt xuất huyết với những triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn. Nhiều người bị nổi mẩn ngứa dày đặc khắp cơ thể, thậm chí có những người sau sốt xuất huyết mới bị ngứa.
Nguyên nhân sốt xuất huyết bị ngứa
Bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue bị ngứa rất có thể là triệu chứng do virus gây ra. Theo đó, sốt xuất huyết thường xuất hiện với những dấu hiệu điển hình ở cả thể nặng và thể nhẹ, bao gồm đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, phát ban da, nổi mẩn ngứa dày đặc trên khắp cơ thể. Có trường hợp bệnh nhân sốt xuất huyết nổi ban ngứa, khó chịu đến mức phải thức trắng đêm, ban ngày mệt mỏi gật gà không thể ngủ được vì ngứa ở mọi nơi. Thậm chí với một số người, hiện tượng ngứa sau các đợt sốt mới xuất hiện. Điều này chứng tỏ bệnh nhân đang trong giai đoạn hồi phục sau bệnh.
Thông thường thì sốt xuất huyết lây qua đường nào?
Nguyên nhân gây ra nổi mẩn ngứa khi sốt xuất huyết là do cơ thể đang trong quá trình tái hấp thu dịch ngoại bào vào máu và tại mô da đang phục hồi lại các vết thương do phát ban, hậu quả gây ra hiện tượng ngứa.
Mặt khác, trên lâm sàng bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue bị ngứa có thể bắt nguồn từ viêm gan cấp do virus Dengue (bệnh sốt xuất huyết Dengue thường kèm theo hiện tượng gan to hoặc nhỏ, men gan SGOT và SGPT tăng cao, mức bilirubin cao, dẫn đến tình trạng vàng da niêm mạc). Trường hợp này, bệnh nhân có thể bị ngứa da do hiện tượng tăng sắc tố mật hoặc suy gan cấp do sử dụng thuốc (ví dụ như dùng paracetamol để hạ sốt quá liều) dẫn đến biểu hiện vàng da, ngứa ngáy cũng như rối loạn yếu tố đông máu.
Thực sự thì sốt xuất huyết có lây không?
Thông thường, triệu chứng ngứa khi hồi phục sốt xuất huyết sẽ hết sau khoảng thời gian từ 2 đến 3 ngày, một số trường hợp có thể lâu hơn, chừng 1 tuần, hay thậm chí có khi lên đến vài tuần.
Khắc phục tình trạng sốt xuất huyết Dengue bị ngứa
Nhìn chung, nếu như số lượng tiểu cầu tăng dần lên ổn định và bệnh nhân không còn biểu hiện sốt thì không có gì đáng lo ngại. Cách điều trị sốt xuất huyết Dengue bị ngứa cũng không có gì đặc biệt. Bệnh nhân có thể uống Vitamin C để giúp tăng cường sức đề kháng, kết hợp với chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý. Bên cạnh đó, người bệnh nên uống nhiều nước mỗi ngày, chế độ ăn nhẹ nhàng, không nên ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ. Để ngăn ngừa dị ứng, bệnh nhân nên hạn chế các thực phẩm dễ gây dị ứng nặng, chẳng hạn như đồ hải sản, thịt bò, thịt rừng hoặc những loại thức ăn mà cơ địa người bệnh vốn đã dị ứng từ trước.
Cùng tìm hiểu thêm về cách điều trị sốt xuất huyết nhé!
Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa, trong trường hợp ngứa quá nhiều, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, người bệnh nên đến cơ sở y tế thăm khám để được chỉ định thuốc điều trị phù hợp. Theo đó, bác sĩ có thể cân nhắc cho bệnh nhân dùng thuốc kháng histamin để hỗ trợ trong việc làm giảm ngứa, hoặc thuốc chống dị ứng (ví dụ như Loratadine). Thông thường, liều dùng thuốc của người lớn và trẻ em sẽ khác nhau.
Mặt khác, tùy theo từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn một thuốc phù hợp. Chẳng hạn như, bác sĩ trong quá trình thăm khám sẽ xác định một số yếu tố liên quan đến cơ địa và sinh hoạt của bệnh nhân để lựa chọn thuốc, hạn chế tác dụng không mong muốn.
Song song với đó, có thể giảm ngứa hiệu quả ở vùng da bị phát ban bằng các biện pháp hỗ trợ từ tự nhiên, có thể kể đến như dùng muối, chanh, cây lô hội, dầu dừa. Ví dụ, đơn giản bệnh nhân có thể ngâm vùng tay và chân bị ngứa trong nước ấm có pha muối hay nước cốt chanh, cơn ngứa sẽ giảm đi phần nào. Tương tự, nhờ vào khả năng chống nấm, kháng khuẩn, làm mềm và chống viêm, lô hội cũng là một biện pháp làm dịu da an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân sốt xuất huyết, giúp vùng da mẩn đỏ và ngứa nhanh chóng phục hồi.
Tuy nhiên, hiệu quả nhất có lẽ vẫn là dầu dừa. Cho dù nguyên nhân gì gây ra ngứa, dầu dừa vẫn mang lại hiệu quả khá tốt. Do đó, với trường hợp sốt xuất huyết nổi ban ngứa, hãy nhỏ ra vài giọt dầu dừa rồi xoa trực tiếp vào khu vực da bị nổi mẩn để có tác động tốt nhất. Nếu tình trạng ngứa lan ra khắp cơ thể, người bệnh nên ngâm mình trong nước ấm sau khi thoa dầu dừa lên da.
Khi nào người bệnh sốt xuất huyết cần đến gặp bác sĩ?
Người bệnh sốt xuất huyết có biểu hiện ngứa không phải là tình trạng đáng lo ngại. Tuy vậy, nếu có xuất hiện những triệu chứng kèm theo như sốt cao, mưng mủ, chảy dịch… thì lúc này bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Theo đó, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc kháng histamin điều trị các triệu chứng ngứa như loratadin. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh, lứa tuổi, giới tính, cũng như một số yếu tố khác để lựa chọn loại thuốc phù hợp.
Sốt xuất huyết bị ngứa sẽ nổi mẩn không phải là biểu hiện nghiêm trọng. Hãy quan tâm nhiều hơn đến cách chăm sóc bản thân, chế độ dinh dưỡng cũng như kết hợp với việc tuân thủ điều trị để có thể nhanh chóng phục hồi bạn nhé!
Tuthuoc24h.net