Khuyến cáo cẩn trọng trong cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Khuyến cáo cẩn trọng trong cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Bước vào mùa mưa bệnh sốt xuất huyết bắt đầu xuất hiện, mọi người cần lưu ý cũng như cẩn trọng khi áp dụng cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà.

Sốt xuất huyết biểu hiện bằng những cơn sốt cao, rét run và kèm theo hiện tượng phát ban dưới da. Cùng Tuthuoc24h.net tìm hiểu mức độ nguy hiểm và những khuyến cáo cũng như cách điều trị sốt xuất huyết trong bài viết dưới đây để bảo vệ bản thân khỏi những nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết nhé!

Điều kiện thuận lợi xảy ra dịch sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây ra thông qua muỗi vằn và có thể gây nên dịch lớn. Vi rút Dengue truyền từ người bệnh sang người bình thường do muỗi đốt. 

Trong đó muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu, sống trong nhà, thường ở xó tối và nơi treo quần áo, muỗi vằn thường tập trung đẻ trứng trong các dụng cụ chứa nước sạch, nước trong. 

 cách điều trị bệnh sốt xuất huyết tại nhà
Điều kiện môi trường gây nên bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết thường xuất hiện và gây nên dịch lớn vào các tháng thuộc mùa mưa, lúc này nhiệt độ trung bình tháng cao; ở miền Nam điều kiện xảy ra dịch sốt xuất huyết gần như quanh năm, ở miền Bắc thường rơi vào khoảng thời gian từ tháng 7 tới tháng 11. Chu kỳ của dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue khoảng 3 – 5 năm. Thường sau khi xảy ra một số chu kỳ dịch nhỏ và vừa, thì lại có một chu kỳ dịch lớn xảy ra.

sốt xuất huyết triệu chứng và cách điều tr
Muỗi vằn là trung gian gây bệnh sốt xuất huyết

Các giai đoạn phát triển của bệnh sốt xuất huyết

Giai đoạn ủ bệnh

Ở giai đoạn ủ bệnh sốt xuất huyết là giai đoạn mà cơ thể sản sinh ra sức đề kháng để cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi rút. Đến khi không thể chống trả, bệnh bắt đầu có những biểu hiện bằng các triệu chứng xuất hiện trên cơ thể.

Thường thì muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết?

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết mất khoảng từ 4 - 7 ngày, cũng có thể kéo dài đến 14 ngày. Vì thế nếu bị lây nhiễm sốt xuất huyết từ người thân, người xung quanh thường khi người bệnh đã khỏi hoặc gần khỏi thì người bị lây nhiễm mới bắt đầu có biểu hiện sốt. 

cách điều trị sốt xuất huyết ở người lớn
Giai đoạn ủ bệnh cơ thể bắt đầu mệt mỏi

Có một sự nhầm lẫn rằng bệnh sốt xuất huyết dễ lây nhiễm hơn trong giai đoạn xuất hiện các triêu chứng của bệnh tuy nhiên thực chất người bị lây đã nhiễm vi rút từ trước và đang trong quá trình ủ bệnh nên chưa phát hiện ra, sau thời gian ủ bệnh thì mới xuất hiện các triệu chứng.

Giai đoạn sốt Dengue

Sau thời gian ủ bệnh đủ lâu, cơ thể đã hết kháng cự được sự xâm nhập của vi rút. Ở giai đoạn tiếp theo này kéo dài từ khoảng 2 – 7 ngày. Cơ thể sẽ xuất hiện các biểu hiện, cảm giác mệt mỏi đau nhứt và thường có dấu hiệu tương tự như cảm cúm. 

triệu chứng sốt xuất huyết và cách điều trị
Giai đoạn sốt Dengue

Đây không phải là giai đoạn nguy hiểm cho cơ thể, thời gian này có thể xuất hiện một số triệu chứng như nhức đầu, đau họng, đau hốc mắt, buồn nôn, tiêu chảy... và đặc biệt là sốt cao từ 39 đến 40 độ C trong vài ngày, tiếp theo là xuất huyết dưới da.

Giai đoạn nguy hiểm

Liệu rằng sốt xuất huyết bị ngứa có nguy hiểm không?

Ở giai đoạn sốt Dengue, có thể có triệu chứng sốt cao, tuy nhiên lại chưa phải là giai đoạn nguy hiểm nhất. Giai đoạn nguy hiểm nhất hầu hết chính là lúc mà bệnh nhân không còn sốt cao. Ở thời kỳ này, cơ thể còn rất yếu, virus Dengue đã tấn công làm hệ miễn dịch suy yếu đi rất nhiều. Lượng bạch cầu, tiểu cầu trong máu giảm đáng kể, ảnh hưởng đến khả năng đề kháng của bệnh nhân. Nếu không có sự chăm sóc và theo dõi chi tiết trong lúc này có thể dẫn đến những biến chứng khó lường như khả năng xuất huyết dạ dày, xuất huyết não, tràn dịch gây tổn thương các cơ quan nội tạng, khả năng cao trụy tim... 

triệu chứng và cách điều trị sốt xuất huyế
Bệnh nhân bị sốt xuất huyết có thể có biểu hiện chảy máu cam

Khi phát hiện thấy người bệnh có những dấu hiệu xuất huyết như chảy máu cam, xuất hiện chảy máu chân răng, nướu rất nhạy cảm, người lạnh toát, phù nề mi mắt... cần đưa ngay đến bệnh viện để điều trị kịp thời.

Giai đoạn phục hồi

Sau khi vượt qua được giai đoạn tiến triển của bệnh trên, cơ thể của bệnh nhân sẽ dần hồi phục. Khi đó, nhịp tim và huyết áp ổn định, buồn đi tiểu nhiều, có cảm giác thèm ăn và khát nước.

sốt xuất huyết cách điều trị
Giai đoạn phát ban dưới da

Trong giai đoạn phục hồi người bệnh cần được nghỉ ngơi, bổ sung ăn uống đủ chất, tăng cường ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước để bù nước cho cơ thể giúp nhanh chóng lấy lại sức khỏe.

Ở giai đoạn này chú ý không nên chủ quan bởi người bị sốt xuất huyết rồi vẫn có thể bị nhiễm lại do vi rút Dengue bao gồm 4 típ D1, D2, D3, D4, tất cả đều có khả năng gây bệnh. Mỗi lần bị nhiễm bệnh là do 1 típ gây nên, chính vì thế mỗi người đều có khả năng bị sốt xuất huyết 4 lần trong đời.

Tìm hiểu thêm sốt xuất huyết có bị lại không?

Những khuyến cáo khi áp dụng cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Tuân thủ tuyệt đối những hướng dẫn của bác sĩ

Khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc, theo liều đã phân, tránh tình trạng dùng thuốc hạ quá liều dồn dập. Sở dĩ có tình trạng dùng thuốc hạ sốt quá liều là do bệnh nhân sốt xuất huyết thường biểu hiện sốt cao, nên người nhà luôn tìm cách hạ sốt cấp tốc, đặc biệt là đối với trẻ em nhỏ. Tuy nhiên, thực tế bệnh sốt xuất huyết là do vi rút gây ra, nên nhiệt độ sau khi hạ xong sẽ tiếp tục lại tăng cao.

Câu trả lời về việc sốt xuất huyết có lây không!

Người bệnh nên tuân thủ dùng thuốc giảm sốt theo đúng liều đã chỉ định trong đơn thuốc của bác sĩ, thường là 4-5 lần/ngày, thời gian sử dụng cách nhau từ 5-6 giờ/lần. Việc sử dụng thuốc hạ sốt quá liều liên tục dồn dập nhiều lần sẽ gây ra một số tổn thương cho gan, việc gây hại này kể cả các loại thuốc hạ sốt dưới dạng đặt vào hậu môn ở trẻ em.

cách điều trị bệnh sốt xuất huyết ở người lớn
Những lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Không tự ý truyền dịch tại nhà khi không có sự chỉ định của bác sĩ

Trong giai đọn sốt cao của bệnh có kèm theo một số triệu chứng trong đó phổ biến là tiêu chảy kéo dài. Điều này có thể khiến cơ thể bị mất nước, trong trường hợp này tuyệt đối không được tự ý truyền dịch khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Bởi vì nguy cơ cao dẫn đến phù nề, suy hô hấp, sốc dị ứng, nguy hiểm đến tính mạng.

Trong trường hợp bệnh nhân điều trị tại nhà và gặp phải tình trạng tiêu chảy khiến cơ thể bị mất nước, bệnh nhân có thể khắc phụ bằng cách uống nhiều nước và uống oresol để bổ sung chất điện giải, sau đó thăm khám bác sĩ để có nhận được chỉ định điều trị.

Không tự ý sử dụng các loại thuốc ngoài sử chỉ định của bác sĩ

Không tự ý mua các loại thuốc khác để uống ngoài những loại thuốc bác sĩ đã chỉ định. Có nhiều trường hợp sử dụng kháng sinh tự mua khi bị nhiễm bệnh, bệnh sốt xuất huyết sử dụng kháng sinh không thể khỏi bệnh.

Tránh sử dụng các loại thuốc như Aspirin hay Ibuprofen để hạ sốt vì một số chất trong các loại thuốc này có thể gây ra hiện tượng xuất huyết tiêu hóa rất nguy hiểm. Thay vào đó, bạn nên dùng Paracetamol như theo chỉ định của bác sĩ.

Những lưu ý trong cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Sốt xuất huyết có được tắm không?

Trong quá trình bị bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhân hoàn toàn có thể tắm rửa bình thường. Tuy nhiên, nếu như được chẩn bệnh là hạ tiểu cầu nhiều, bạn cần tránh kỳ cọ mạnh, thô bạo bởi sẽ gây chảy máu dưới da hoặc trong cơ, cực kỳ nguy hiểm.

Ngoài ra người bệnh không nên ra gió và tắm nước lạnh, bệnh nhân nên vệ sinh cơ thể bằng cách lau người hoặc tắm nhẹ nhàng với nước ấm. Bởi vì nước lạnh có thể làm co mạch máu ngoài da nhưng lại làm giãn mạch máu bên trong nội tạng, điều này là tình trạng có khả năng cao dẫn đến nguy cơ tử vong đột ngột.

Không dùng các thực phẩm có màu đen, nâu, đỏ

Bởi việc sử dụng các loại thực phẩm có màu nâu, đen hoặc đỏ thì sẽ gây khó khăm trong việc phân biệt với phân có lẫn máu khi bị xuất huyết qua đường tiêu hóa. Hoặc trong trường hợp người bệnh bị nôn ra chất dịch có màu thâm đen, bất thường thì rất khó phân biệt được đó là do màu của thực phẩm hay do dạ dày bị xuất huyết.

Không ăn trứng khi đang điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Trứng là loại thực phẩm không nên ăn trong thời gian bị bệnh sốt xuất huyết bởi đây là loại thực phẩm có khả năng tạo ra một lượng nhiệt lớn. Trứng sẽ góp phần làm cho thân nhiệt người bệnh tăng lên, không phát tán được ra ngoài, khiến cho tình trạng sốt kéo dài và lâu hết, đặc biệt đối với trẻ em thì tuyệt đối không được sử dụng. Chính vì vậy trứng là thực phẩm kiêng kỵ trong thời gian điều trị bênh sốt xuất huyết.

Tìm hiểu thêm các thực phẩm sốt xuất huyết ăn là gì nhé!

Không để muỗi tiếp xúc với da

Bởi việc để muỗi tiếp xúc với da dẫn đến khả năng cao muỗi sẽ truyền thêm một lượng vi rút gây bệnh. Điều này không chỉ khiến cho tình trạnh bệnh nhân thêm nặng mà còn làm tăng khả năng truyền nhiễm cho những người xung quanh, góp phầm gia tăng khả năng bùng phát thành dịch.

Không uống trà khi chữa sốt xuất huyết tại nhà

Uống trà trong thời gian bị bệnh khiến cho não rơi vào trạng thái bị kích thích và dẫn đến việc tăng huyết áp. Bệnh nhân đang điều trị sốt xuất huyết tại nhà khi uống trà đặc nhiều sẽ làm giảm tác dụng của thuốc hạ sốt. Ngoài ra, trong trà còn có chứa hàm lượng một số chất có khả năng làm cho nhiệt độ cơ thể tăng lên, điều này khiến cho bệnh sốt xuất huyết trở nên trầm trọng hơn, kéo dài thời gian điều trị.

Cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà cho bệnh nhân chỉ nên bao gồm việc uống thuốc hạ sốt, bổ sung đủ nước theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh sốt xuất huyết, chủ yếu phòng bệnh bằng cách giữ gìn vệ sinh môi trường và không gian sống sạch sẽ là cách tốt nhất để phòng tránh bị muỗi đốt, ngăn ngừa tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết bảo vệ sức khỏe của chính bạn, người thân và những người xung quanh.

TuThuoc24h.net