Viêm mũi dị ứng có lây không? Tìm hiểu ngay
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Viêm mũi dị ứng có lây không? Cách phòng tránh là gì?

Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm niêm mạc mũi do tiếp xúc yếu tố dị nguyên gây triệu chứng ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi

Viêm mũi dị ứng là một căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở tuổi thanh niên và trung niên. Vậy viêm mũi dị ứng có lây không? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết này của Tuthuoc24h nhé!

Bệnh viêm mũi dị ứng là gì?

Bệnh viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm niêm mạc mũi do tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên (chất/vật gây dị ứng) đường hô hấp gây nên các triệu chứng đặc trưng như là: ngạt mũi, ngứa mũi, hắt hơi và chảy nước mũi. Đây là bệnh lành tính, nhưng lại gây nhiều bất tiện cho người bệnh, thậm chí ảnh hưởng trầm trọng tới chất lượng cuộc sống.

bệnh viêm mũi dị ứng
bệnh viêm mũi dị ứng

Phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm mũi bình thường

Để phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm mũi bình thường (không do dị ứng), người ta dựa vào các tiêu chí được nêu trong bảng sau:

  Viêm mũi dị ứng Viêm mũi thường
 Tiểu sử Bệnh nhân đã có tiền sử liên quan đến dị ứng Bệnh nhân có tiền sử bị viêm mũi dị ứng do nhiễm khuẩn và lây nhiễm qua đường hô hấp
Nguyên nhân – cơ chế Do cơ chế phản ứng của cơ thể với các dị nguyên, làm giải phóng histamin quá mức, gây ra phản ứng quá mẫn (dị ứng).Tác nhân gây bệnh:
• Bên ngoài: Phấn hoa, lông thú cưng, khói bụi, hóa chất…
• Bên trong: Chủ yếu do cơ địa dị ứng, đôi khi do chuyển hóa độc tố của vi khuẩn gây viêm amidan.
Viêm mũi do nhiễm khuẩn: Vi khuẩn, virus…Viêm mũi không do vi khuẩn: Thường gặp nhất là viêm mũi vận mạch, chủ yếu do mất cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm.
Triệu chứng Nhanh, đột ngột, với các dấu hiệu điển hình như: Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, ngạt mũi 2 bên và ngứa mũi. Có thể gặp các triệu chứng viêm kết mạc dị ứng đi kèm. Không đột ngột, hắt hơi ít nhưng lại nghẹt mũi nhiều, nước mũi có dạng dịch nhầy đặc hoặc dịch mủ. Bệnh nhân mệt mỏi, rã rời toàn thân, có thể bị sốt và sợ lạnh.
Xét nghiệm Lượng tế bào bạch cầu ái toan (eosinophil) tăng đáng kể
 
Có rất ít các tế bào bạch cầu ái toan (eosinophil)
Cách điều trị viêm mũi dị ứng • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
• Dùng thuốc kháng histamine dạng xịt hoặc uống để giảm nhẹ triệu chứng thể nhẹ và vừa.
• Dùng thuốc corticoid dạng xịt mũi có vai trò quan trọng trong kiểm soát viêm do dị ứng tại mũi, góp phần kiểm soát ổn định bệnh.
• Thuốc xịt mũi khác: Sử dụng tại chỗ để khắc phục nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm mũi dị ứng như thuốc co mạch, dung dịch vệ sinh rửa mũi.
• Viêm mũi vận mạch (không do nhiễm khuẩn): Thường sử dụng các thuốc cường giao cảm, hoặc ức chế phó giao cảm. Để chữa trị triệt để, bệnh nhân có thể được phẫu thuật cắt dây thần kinh ở hố chân bướm hàm trong hốc mũi.
Viêm mũi do nhiễm khuẩn: Sử dụng kháng sinh thích hợp tùy vào nguyên nhân. • Có thể kèm thêm thuốc xịt mũi để giảm nhẹ các triệu chứng viêm mũi không do dị ứng.


Viêm mũi dị ứng có lây không?

viêm mũi dị ứng có lây lan không?
viêm mũi dị ứng có lây lan không?

Cơ chế của bệnh viêm mũi dị ứng là do cơ thể phản ứng lại trước những yếu tố gây dị ứng. Do đó, bệnh hoàn toàn tự phát, không có khả năng lây lan từ người bệnh sang người lành.

Bệnh viêm mũi dị ứng ngày nay đã có thuốc điều trị. Nếu không điều trị kịp thời và dứt điểm, bệnh sẽ diễn ra dai dẳng và sẽ biến chứng thành những bệnh lý nguy hiểm khác như hen phế quản, viêm xoang,…

Đối với bệnh viêm mũi dị ứng, người bệnh có thể dùng thuốc Tây hoặc các bài thuốc Nam, thuốc Bắc hoặc các vị thuốc từ thảo mộc để chữa bệnh.

Lưu ý, khi dùng thuốc Tây để chữa viêm mũi dị ứng, người bệnh cần tuân theo những chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc, không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp người bệnh dùng thuốc Đông y, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các bài thuốc từ thảo mộc, dược liệu để điều trị viêm mũi dị ứng.

Nguyên nhân của bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính có thể là do cơ địa bẩm sinh, dị ứng với mùa, với phấn hoa, với một loại hóa chất nào đó,…

Nên kết hợp việc dùng thuốc với ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây bệnh để bệnh không diễn biến nặng hơn và mau chóng thuyên giảm.

Cách phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng không nguy hiểm đến tính mạng và không lây lan. Tuy nhiên nếu chủ quan, không phòng tránh bệnh, chúng ta sẽ dễ mắc bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đến sức khỏe và tốn kém thời gian, kinh phí để điều trị.

viêm mũi dị ứng nên giữ ấm
giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh khi bị viêm mũi dị ứng

Hãy phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng bằng cách:

  • Luôn giữ ấm cơ thể khi thời tiết se lạnh
  • Mang khẩu trang khi tiếp xúc, làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm, hóa chất,…
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ trong giai đoạn thời tiết giao mùa;
  • Không lạm dụng các loại thuốc Tây
  • Thường xuyên giặt giũ bao áo gối, chăn màn, ga nệm,…
  • Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện thể chất. Điều này giúp cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, chống lại bệnh tật;
  •  Thận trọng và lựa chọn những loại thức ăn lành tính, không có nguy cơ gây bệnh
  • Khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào ở tai – mũi – họng, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt.

Nếu bị bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính, người bệnh có thể hạn chế bệnh tái phát bằng cách:

  • Chọn môi trường sống và môi trường làm việc không có nhiều tác nhân gây bệnh như khói bụi, hóa chất, phấn hoa,…
  • Luôn dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tránh bụi bẩn
  • Bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh bằng cách sử dụng khẩu trang, mắt kính khi làm việc, đi lại trên đường
  • Thường xuyên giặt sạch ga giường, thảm lau, chăn màn, quần áo,…
  • Hạn chế tiếp xúc với vật nuôi;
  • Tránh phơi quần áo ở nơi có phấn hoa;
  • Làm sạch không khí trong nhà bằng cách dùng máy lọc không khí, máy hút bụi,…
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục – thể thao điều độ và đúng cách.

Hãy xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thể thao, tránh xa các tác nhân gây bệnh, mang khẩu trang khi tiếp xúc với khói bụi,… để phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng.

Bài viết này xoay quanh căn bệnh viêm mũi dị ứng. Và điểm mấu chốt của bài viết là sự khẳng định bệnh viêm mũi dị ứng không lây lan từ người bệnh sang người lành. Tuy nhiên, bệnh có thể di truyền từ các thế hệ đi trước cho các thế hệ sau. Trong trường hợp di truyền, người mắc bệnh viêm mũi dị ứng sẽ thuộc nhóm bệnh nhân mãn tính. Bệnh viêm mũi dị ứng cần được điều trị dứt điểm, nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Hy vọng bài viết về viêm mũi dị ứng có lây không thật sự hữu ích với bạn.

Tuthuoc24h.net