Hé lộ những tác dụng của lá lốt đối với sức khoẻ ít ai ngờ tới
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Mẹo Hay Mẹo Vặt

Hé lộ những tác dụng của lá lốt đối với sức khoẻ ít ai ngờ tới

Tác dụng của lá lốt được biết có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ của mỗi người, có chức năng chữa trị các bệnh, đặc biệt là bệnh liên quan đến xương khớp.

Lá lốt là một loại rau quen thuộc mà gia đình nào cũng “biết mặt gọi tên”. Lá lốt thường được sử dụng như một loại nguyên liệu trong ăn uống hằng ngày vì nó góp phần tăng khẩu vị cho người dùng. Ngoài ra, tác dụng của lá lốt còn đóng vai trò quan trọng đối với sức khoẻ mọi người trong việc chữa bệnh. Hãy cùng TuThuoc24h tìm hiểu ngay bên dưới nhé!

1. Những tác dụng của lá lốt

Cây lá lốt thuộc họ nhà hồ tiêu vừa có thể sử dụng làm thực phẩm lại vừa có thể sử dụng làm thảo dược. Lá lốt có tính ấm, hơi cay, vị nồng; có hiệu quả cao trong việc trừ lạnh, làm ấm bụng, giảm đau. Nếu biết cách sử dụng, lá lốt còn chữa được bệnh đau lưng, đau chân tay, đầy hơi, khó tiêu, trị nôn mửa… 

 Lá lốt sắc uống có thể chữa được các chứng đau bụng do lạnh, đau vùng ngực và đau nhức xương khớp. Ngoài ra, lá lốt còn có thể dùng để giảm đau đầu, mụn nhọt, đau răng, mồ hôi chân tay… Để đem lại hiệu quả cao nhất khi chữa bệnh, bài viết sẽ đưa ra cách dùng lá lốt cho từng trường hợp bệnh khác nhau.

Cách dùng lá lốt chữa viêm xoang

Theo Y học cổ truyền, lá lốt có rất nhiều tác dụng đối với cơ thể chúng ta. Nó có thể giải quyết các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, chảy nước, viêm mũi dị ứng, đặc biệt là viêm xoang. Chữa viêm xoang bằng lá lốt có hai cách phổ biến nhất hiện này.

Cách 1: Chữa viêm xoang bằng nước cốt lá lốt

  • Bước 1: Lá lốt tươi rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng từ 3-5 phút rồi để ráo.
  • Bước 2: Sau khi ráo, xắt nhỏ lá lốt cho vào cối giã nhuyễn rồi thêm ít nước lọc. Sau đó bạn vắt láy nước cốt, muốn sạch cặn thì bạn có thể lọc sơ qua lần nữa.
  • Bước 3: Rửa sạch mũi bằng nước muối sinh lý
  • Bước 4: Cho nước cốt vào bình nhỏ, nhỏ 2 bên mũi, mỗi bên từ 2-3 giọt, áp dụng ngày 2 lần để có hiệu quả.

Đây chính là cách phổ biến và mang lại hiệu quả chữa viêm xoang cao. Ngoài ra, người bệnh có thể làm sạch lá lốt, vò nhẹ và đưa vào mũi thay thế cho việc nhỏ mũi. Tuy nhiên việc này không đem lại hiệu quả cao bằng cách giã nhuyễn rồi dùng nước cốt của lá lốt.

Cách 2: Dùng lá lốt xông mũi để chữa viêm xoang

Khi mắc bệnh viêm xoang, người bệnh có thể xông mũi bằng lá lốt để chữa bênh
Xông mũi bằng lá lốt để chữa viêm xoang

Xông hơi bằng lá lốt ngoài tác dụng chữa viêm xoang còn giúp cho người bệnh có được tinh thần thoải mái. Để xông hơi, bạn lấy một nắm lá lốt lớn, tốt nhất là sử dụng cả thân và rễ cây. Sau đó bạn rửa sạch, để ráo rồi cho vào nồi nấu nước xông đến khi sôi là được. 

Sau khi nước đã sôi, bạn dùng mềm hoặc chăn chùm kín người lại rồi từ từ mở nắp và tiến hành xông trong 10-15 phút, sau khi xông cần phải lau người và thay đồ khô, tránh việc tắm hoặc ra đường gió lạnh ngay.

Mặc dù chữa viêm xoang có thể đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng đây chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh chứ không phải là phương pháp điều trị bệnh dứt điểm và chỉ có tác dụng với trường hợp bệnh nhẹ, vậy nên người bệnh không được lạm dụng hoặc kì vọng nhiều. Đối với các trường hợp bệnh nặng hoặc bệnh lâu năm, người bệnh nên thăm khám để được điều trị chuyên khoa và sớm chữa bệnh được dứt điểm.

Điều trị gai cột sống bằng lá lốt     

Sử dụng lá lốt để chữa gai cột sống là bài thuốc đã được lưu truyền từ xa xưa. Lá lốt có tác dụng giảm đau nhức, tăng lưu thông máu đến khớp và chi dễ dàng hơn. Nhờ vậy mà lá lốt được sử dụng để điều trị các bệnh xương khớp, tê bị chân tay, gai cột sống… rất phổ biến. Người bệnh thường sử dụng các phương pháp sau để điều trị bệnh gai cột sống được hiệu quả:

Sử dụng lá lốt chữa gai cột sống rất được nhiều người sử dụng
Gai cột sống có thể được điều trị bẳng lá lốt

 

Cách 1: Sắc lá lốt lấy nước uống

  • Chuẩn bị: 500g lá lốt
  • Cách làm: Người dùng rửa sạch lá lốt rồi để ráo nước. Sau đó cho lá lốt vào ấm cùng với 3 bát nước nhỏ rồi đun nhỏ lửa. Sắc thuốc cho đến khi cô cạn còn lại 1 bát nước nhỏ là được rồi chắt lấy nước để uống là được.

Nước lá lốt sắc chỉ được dùng để uống trong ngày và nên uống sau khi ăn tối. Kiên trì uống liên tục trong khoảng 7-10 ngày thì tình trạng gai cột sống của người bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Cách 2: Đắp lá lốt chữa gai cột sống

Đây là phương pháp chữa bệnh đơn giản nhất. Chỉ cần chuẩn bị lá lốt tươi rửa sach, để khô rồi giã nát và đắp lên vị trị bị đau nhức là được. 

Người bệnh nên thực hiện phương pháp này vào buổi tối trước khi đi ngủ vì ngoài giảm đau nhức. Đắp lá lốt còn giúp máu lưu thông tốt và ngủ ngon hơn. Áp dụng cách này liên tục 14 ngày sẽ thấy các triệu chứng của bệnh được giảm hẳn.

  • Kết hợp lá lốt và đinh lăng để chữa bệnh

Đinh lăng có tác dụng bổ dưỡng, chống mệt mỏi nên khi kết hợp với lá lốt sẽ tạo thành bài thuốc chữa gai cột sống vô cùng hiệu quả. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm như 50g lá lốt tươi, 50g lá đinh lăng tươi và 50g thân, rễ cây trinh nữ. Khi các nguyên liệu đã đủ thì đem rửa sạch rồi để ráo nước. Cho tất cả vào ấm, thêm 1,5 lít nước vào, đun sôi khoảng 20-30 phút. Sau khi đun xong, gạn lấy nước dùng thay nước lọc hằng ngày. Uống liên tục trong khoảng 1 tuần triệu chứng của gai cột sống sẽ thuyên giảm hẳn.

Lá lốt giúp chữa bệnh phụ khoa

Lá lốt là một trong những phương pháp chữa trị các triệu chứng của viêm nhiễm phụ khoa lành tính, an toàn lại vô cùng hiệu quả. Theo như nghiên cứu, lá và thân của cây lá lốt có chứa các tinh dầu có công dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau. Do đó việc sử dụng lá lốt có thể ngăn ngừa sự phát triển các triệu chứng của bệnh viêm nhiễm phụ khoa như khí hư ra nhiều, vùng kín có mùi hôi hay ngứa ngày vùng kín… Tuy nhiên, phương pháp này chỉ an toàn và đem lại hiệu quả khi được sử dụng đúng hướng dẫn dưới đây:

Chuẩn bị:

  • 20g phèn chua
  • 40g nghệ
  • 50g lá lốt

Cách làm:

  • Bước 1: Lá lốt rửa sạch với nước và muối rồi vò nát và cho vào nồi sạch. Thèm phèn chua, nghệ tươi vào đổ ngập nước tầm 2 đốt tay. Cho thêm một ít muối tinh đề tăng thêm hiệu quả.
  • Bước 2: Đun sôi hỗn hợp trên từ 10-15 phút thì tắt bếp. Gạn lấy 1 bát nước để nguội rồi dùng rửa nhẹ nhàng bên ngoài vùng kín
  • Bước 3: Đun phần còn lại cho đến khi sôi lại thì đổ ra chậu nhỏ để xông vùng kín. Người dùng nên đặt chậu xông ở vị trí vừa phải để có hiệu quả tốt nhất.
  • Bước 4: Rửa lại vùng kìn lần nữa bằng nước vừa xông rồi lau khô bằng khăn bông mềm. Thực hiện đều đặn 2-3 lần/tuần để đạt hiệu quả cao.

Tuy đem lại hiệu quả cao nhưng để đảm bảo an toàn, người dùng cần lưu ý:

  • Trước khi sử dụng, lá lốt và nghệ tươi cần phải được sơ chế sạch sẽ.
  • Lá lốt có vị cay, tính ấm, có khả năng kháng khuấn cao nên chỉ được sử dụng lá lốt để rửa nhẹ nhàng bên ngoài. Nếu thụt rửa sâu âm đạo bằng nước lá lốt sẽ gây mất cân bằng môi trường âm đạo.
  • Không nên thực hiện quá nhiều lần trong một tuần . Khi xông hơi cũng chỉ được xông hơi đúng thời gian quy định chứ không được xông hơi quá lâu.
  • Cần kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi; cũng như sinh hoạt tình dục hợp lý để các triệu chứng bệnh có thể nhanh chóng thuyên giảm.
  • Lá lốt không phải thần dược nên không thể chữa các trường hợp viêm nhiễm phụ khoa nặng. Lá lốt cũng không thể chữa dứt điểm các triệu chứng viêm nhiễm phụ khoa. Việc sử dụng lá lốt để điều trị bệnh chỉ có thể áp dụng với những trường hợp bệnh nhẹ. Vì thế, để có thể điều trị dứt điểm các triệu chứng của viêm nhiễm phụ khoa, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám và chữa bệnh theo đúng phác đồ bác sĩ đưa ra để sớm khỏi bệnh.

Điều trị gút bằng lá lốt

Tuy chưa có nghiên cứu cụ thể nhưng với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau của mình thì lá lốt hoàn toàn có thể sử dụng để giảm bớt các triệu chứng của bệnh. Để chữa bệnh gút, người ta thường sử dụng riêng hoặc kết hợp với các bài thuốc khác để tăng thêm hiệu quả chữa bệnh. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến dùng để chữa bệnh gút bằng lá lốt:

Cách 1: Dùng lá lốt để ngâm giảm đau nhức

Đối với phương pháp này, người bệnh chỉ cần dùng 30g lá lốt rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi với 1 lít nước. Khi nước sôi thì cho một ít muối vào, để nguội bớt rồi ngâm tay chân trước khi đi ngủ. Phương pháp này vừa có thể giảm đau nhức do gút, lại vừa có thể khắc phục tình trạng đau khớp vào mùa lạnh mà nhiều người hay gặp phải. 

Cách 2: Sắc lá lốt lấy nước uống

sử dụng nước lá lốt thường xuyên có thể đièu trị bệnh gút
Chữa bệnh gút bằng nước lá lốt

Ở bài thuốc này, bạn cần sử dụng 5-10g lá lốt khô. Nếu không có thì có thể sử dụng lá lốt tươi với liều lượng từ 15-30g sắc với 2 bát nước để lửa nhỏ. Đến khi nước cạn còn nửa bát thì chắt lấy nước uống. Người bênh nên uống sau bữa tối và uống liên tục trong 10 ngày.

Cách 3: Kết hợp lá lốt với các vị thuốc khác để chữa gút hiệu quả

Nguyên liệu: 

  • 30g lá lốt tươi
  • 30gram vòi voi
  • 30g rễ bưởi bung
  • 30g cỏ xước tươi

Cách làm: Các nguyên liệu đem rửa sạch rồi cắt nhỏ. Sau khi sơ chế xong thì sao vàng rồi sắc với 3 bát nước đến khi còn 1 bát thì chia thành 3 lần uống trong ngày. 

Khi sử dụng bất kì phương pháp điều trị bệnh gút bằng lá lốt ở trên thì người bệnh nên lưu ý phải kiên trì mới có thể đem lại hiệu quả và đẩy lùi được các triệu chứng bệnh. Ngoài ra, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống và vận động hằng ngày. Có như vậy để có thể đem lại kết quả tốt nhất khi sử dụng.

Chữa bệnh trĩ bằng lá lốt

Nhờ vị nồng, hơi cay và tính ấm của mình mà lá lốt có công dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị phong hàn, tay chân lạnh, khó tiêu… Đặc biệt lá lốt phát huy rất tốt khả năng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Đây là một căn bệnh phổ biến và xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Người bệnh có thể tham khao bài thuốc dưới đây để điều trị trĩ hiệu quả:

Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá lốt
  • lá ngải cứu: 1 nắm
  • 1 nắm lá sung
  • 2 lát nghệ
  • 1 thìa muối hạt

Cách làm:

  • Bước 1: Bạn cần đem các nguyên liệu rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn bám trên lá. Để sơ chế được kĩ càng và sạch sẽ. Bạn nên rửa các nguyên liệu này bằng nước muối pha loãng.
  • Bước 2: Sau khi rửa sạch, dùng tay vò nát các nguyên liệu rồi cho vào chiếc nồi vừa vặn. Cho từ 1.5-2 lít nước vào nồi và tiến hành đun sôi; đun được khoảng 1-2 phút thì cho thêm một thìa muối hạt vào.
  • Bước 3: Tiếp tục đun sôi hỗn hợp trên trong khoảng 10 phút rồi cho nốt 2 lát nghệ vào. Đun sôi khoảng 2 phút nữa thì tắt bếp, nhấc xuống để hơi nguội.
  • Bước 4: Trong khi nước nguội bớt, người dùng nên vệ sinh lại phần hậu môn bằng muối.

Ở Bước này không chỉ giúp hậu môn được sạch sẽ mà nó còn có chức năng kháng khuẩn, tiêu viêm rất tốt.

  • Bước 5: sau khi vệ sinh xong vùng hậu môn, người dùng đổ phần nguyên liệu nước lá lốt vào một chiếc thau nhỏ vừa rồi tiến hành xông hậu môn để hỗ trợ và điều trị bệnh trĩ. Lúc này các tinh chất trong lá lốt sẽ bắt đầu thấm dần vào hậu môn; làm cho búi trĩ bị teo dần lại giúp giảm hẳn tình trạng sung, đau ở hậu môn.
  • Bước 6: Tiếp tục xông hơi với nước lá lốt cho đến khi nước nguội hẳn thì dừng lại. Sau khi xông hơi nên sử dụng lại nước này để vệ sinh vùng hậu môn; vì lúc này các tinh chất trong nguyên liệu sẽ dễ dàng thấm sâu hơn. Từ đó cải thiện được tình trạng bệnh trĩ một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Khi áp dụng điều trị trĩ bằng lá lốt, người bệnh cần đặc biệt lưu ý những điều sau:

  • Phương pháp này không phải là phương pháp điều trị trĩ dứt điểm ngay từ lần đầu tiên sử dụng. Để mang lại hiệu quả, người bệnh cần phải kiên trì áp dụng mỗi ngày. Có như vậy mới có thể cải thiện trình trạng bệnh hiệu quả.
  • Cần phải kiêng khem các loại thực phẩm cay nóng. Đồng thời cũng không nên sử dụng các loại đồ uống có chất kích thích.
  • Không nên ăn no vào mỗi bữa ăn để giảm được mức độ làm việc của hệ tiêu hóa
  • Cần hạn chế lao động nặng
  • Tích cực nạp vào cơ thể những loại rau quả để bổ xung chất sơ
  • Áp dụng chế độ sinh hoạt hợp lí; mỗi ngày có thể uống từ 2-2,5 lít nước để cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.

Lá lốt chữa bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả

Theo đông y nhận định, lá lốt có khả năng chữa các bệnh lý về xương khớp; các triệu chứng đau nhức xương khớp khi thời tiết thay đổi hoặc viêm nhiễm; trị các chứng đau nhức do phong thấp… nhờ tính ấm nóng của nó. Trong lá lốt còn chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn giúp giảm được tình trạn viêm nhiễm và giảm đau khá tốt. Chính vì vậy, người bệnh nên thử dùng các phương pháp dưới đây để cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp của mình:

  • Dùng lá lốt sắc lấy nước uống: Người dùng có thể dùng 10-15g lá lốt tươi rửa sach; để ráo nước rồi cho vào nồi đổ nước sắc lấy nước uống hằng ngày. Người dùng nên uống sau khi ăn, lúc thuốc còn nóng sẽ đem lại hiệu quả hơn.
  • Dùng lá lốt chườm những chỗ đau nhức: Dùng 20-25g tươi đem rửa sạch bụi bẩn để ráo nước rồi bạn cho ít muối trắng vào say nhuyễn. Sau khi lá lốt đã được say nhuyễn, bạn bỏ vào nồi, đổ nước vào rồi đun sôi lên. Lưu ý nên đun nhỏ lửa và quấy đều tay cho đến khi sôi nếu không rất dễ bị cháy. Sau khi đã hỗn hợp đã sôi, bạn chờ nguội một chút rồi đổ ra khăn hoặc túi chườm và cườm vào chỗ đau, sưng. Chú ý nên kiểm tra độ nóng phù hợp để tránh gây bỏng khi dùng.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là cây lá lốt là phương thuốc chuyên biệt để chữa trị bệnh khớp. Bên cạnh việc sử dụng cây lá lốt chữa bệnh khớp, người bệnh còn cần phải áp dụng thêm những bài tập luyện để giúp thuyên giảm những cơn đau hiệu quả hơn.

2. Những điều cần biết khi ngâm chân bằng lá lốt

Sử dụng lá lốt để ngâm chân là một trong những phương pháp phổ biến để điều trị các bệnh phong tê thấp, nhức mỏi xương khớp… Mặc dù đem lại hiệu quả cao nhưng người dùng nên lưu ý:

  • Chỉ nên ngâm lá lốt từ mắt cá chân trở xuống, tránh việc ngâm cả cẳng chân.
  • Khi chân có vết thương hở, nhiễm trùng, lở loét thì không được dùng lá lốt để ngâm chân
  • Nước ngâm chân nên ở nhiệt độ khoảng 60 độ C, tránh để nước ngâm qáu nguội hoặc quá nóng.
  • Người bị tiểu đường, phụ nữ đang mang thai hoặc suy giãn tĩnh mạch thì không nên sử dụng phương pháp ngâm chân bằng lá lốt để chữa bệnh.

3. Tác dụng của ăn lá lốt sống:

Ngoài việc điều trị các bệnh ở trên, lá lốt còn có rất nhiều tác dụng khác khi ăn sống. Những tác dụng tuyệt vời của việc ăn lá lốt sống phải kể đến như:

  • Chữa lạnh bụng, đau bụng: Vì có tính ấm, chống hàn nên lá lốt có tác dụng trong việc chữa đau bụng, chống phong hàn, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu…
  • Điều trị chứng ra nhiều mồ hôi chân tay: Ăn lá lốt kiên trì từ 5-7 ngày sẽ giúp chúng ta chế ngự được căn bệnh ra mồ hôi khó chịu này mà không cần sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau.
  • Chữa đau răng: Ăn lá lốt sống có thể chữa đau răng và một số bệnh lý về răng miệng.

Hy vọng bài viết này có thể đem lại cho mọi người những thông tin hữu ích về tác dụng của lá lốt, giúp người bệnh có thể chọn lựa cho mình những phương pháp chữa bệnh phù hợp để có một sức khỏe tốt hơn.

Tuthuoc24h.net