Đau đầu giật dây thần kinh - nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Đau đầu giật dây thần kinh - triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Đau đầu giật dây thần kinh và những triệu những nguy hiểm. Không nên bỏ qua khi bị đau giật nửa đầu bên trái. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị

Đau đầu giật dây thần kinh là triệu chứng rất hay gặp trong cuộc sống. Tuy nhiên đau giật nửa đầu thì lại không đơn giản như các chứng đau đầu thông thường. Những cơn đau giật nửa đầu có thể là biểu hiện điển hình trong hội chứng của đau nửa đầu Migraine. Bệnh lý này gây ra rất nhiều phiền toái trong cuộc sống của người bệnh. Vậy đâu là những triệu chứng và cách điều trị bệnh lý này như thế nào cho hiệu quả. Hãy cùng tuthuoc24h tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Tình trạng đau đầu giật dây thần kinh như thế nào là nguy hiểm?

Các triệu chứng thường gặp của bệnh lý đau giật nửa đầu

So với chứng đau đầu kiểu thông thường thì đau giật nửa đầu nghiêm trọng hơn. Bệnh thường được nhận biết qua các triệu chứng như sau:

  • Cường độ của những cơn đau từ nhẹ cho đến nặng, đau nhói gây suy nhược.
  • Có thể đau giật nửa bên đầu hoặc cả hai.
  • Chóng mặt, hoa mắt, cơ thể mệt mỏi, có thể gây buồn nôn, ói mửa.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.

Những nguyên nhân gây ra đau giật nửa đầu

Hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lý đau nửa đầu Migraine. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu cho thấy những cơn đau giật nửa đầu thường xuất hiện khi các mạch máu trong da đầu và các mô quanh não bị giãn nở hoặc co hẹp, làm phải bơm nhiều máu qua não hơn. Ngoài ra, những thay đổi về hoạt động và về các hóa chất của não cũng có tác động đến các cơn đau nửa đầu.

Các bác sĩ cho rằng có "các tác nhân khởi phát" gây nên một cơn đau đầu, một số các tác nhân khởi phát thường gặp bao gồm:

  • Hormone là nguyên nhân hàng đầu gây đau nửa đầu ở phụ nữ, việc thay đổi nội tiết tố làm cho những người có tiền căn đau nửa đầu bị nhức đầu trước hoặc trong chu kỳ kinh. Một số khác bị đau nửa đầu khi mang thai hoặc mãn kinh.
  • Phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai và liệu pháp thay thế hormone cũng có thể làm trầm trọng thêm chứng đau nửa đầu.
  • Các loại thực phẩm như rượu, bia, pho mát, sôcôla; lạm dụng caffein, bột ngọt, thức ăn mặn, và thực phẩm chế biến, bỏ bữa... là yếu tố gây nên chứng đau nửa đầu.
  • Căng thẳng, stress có thể làm cho cơn đau nửa đầu phát sinh.
Căng thẳng, stress là nguyên nhân gây ra những cơn đau nửa đầu
  • Cảm giác kích thích từ ánh đèn chói sáng và mặt trời, âm thanh lớn, mùi bất thường, bao gồm cả mùi hương dễ chịu, chẳng hạn như nước hoa, và mùi khó chịu (sơn và khói thuốc) cũng có thể gây đau nửa đầu.
  • Thiếu ngủ hoặc ngủ quá nhiều là tác nhân làm phát sinh các cơn đau nửa đầu ở một số người.
  • Khi có hoạt động gắng sức, kể cả hoạt động tình dục, cũng có thể gây đau nửa đầu.
  • Đau nửa đầu cũng có thể xảy ra khi thời tiết thay đổi. 
  • Tiền sử gia đình: Trong gia đình có cha hoặc mẹ hoặc cả hai bị đau nửa đầu thì con sinh ra sẽ có khả năng bị đau nửa đầu.

Đau giật nửa đầu có nguy hiểm không?

Với tình trạng đau nửa đầu, đa số người bệnh đều bị đau nửa đầu bên trái. Tình trạng đau kéo dài và thường xuyên dễ bị chẩn đoán nguyên nhân đau đầu là do viêm xoang và có thể dẫn đến điều trị không đúng bệnh. 

Mặc dù là bệnh lành tính tuy nhiên, người bị cơn đau nửa đầu trái hoặc phải hành hạ lâu ngày có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe như: suy giảm trí nhớ, khó tập trung, trầm cảm thậm chí là đột quỵ. Một số trường hợp còn có biến chứng suy thoái võng mạc, mất thị lực và mù vĩnh viễn.

Ngoài ra, chứng đau nửa đầu Migraine còn gây ra biến chứng đau đầu mãn tính, nhồi máu não, co giật.

Cách chuẩn đoán bệnh khi đau giật nửa đầu

Nếu bạn bị đau nửa đầu hoặc có tiền sử gia đình mắc chứng đau nửa đầu, một bác sĩ được đào tạo về điều trị đau đầu (bác sĩ thần kinh) có thể sẽ chẩn đoán chứng đau nửa đầu dựa trên tiền sử bệnh, triệu chứng và kiểm tra thể chất và thần kinh.

Nếu tình trạng của bạn không bình thường, phức tạp hoặc đột nhiên trở nên nghiêm trọng, các xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân khác gây đau của bạn có thể bao gồm:

  • MRI: Quét MRI sử dụng từ trường và sóng vô tuyến mạnh mẽ để tạo ra hình ảnh chi tiết về não và mạch máu. Quét MRI giúp bác sĩ chẩn đoán khối u, đột quỵ, chảy máu trong não, nhiễm trùng và các tình trạng não và hệ thần kinh (thần kinh) khác.
  • Chụp CT: Chụp CT sử dụng một loạt các tia X để tạo ra hình ảnh cắt ngang chi tiết của não. Điều này giúp các bác sĩ chẩn đoán khối u, nhiễm trùng, tổn thương não, chảy máu trong não và các vấn đề y tế khác có thể gây đau đầu.
Chụp cộng hưởng từ MRI giúp phát hiện các bệnh tiềm ẩn từ những cơn đau đầu

Các phương pháp điều trị bệnh đau nửa đầu

Để điều trị đau nửa đầu, bạn có thể điều trị các cơn đau cấp và điều trị dự phòng. Bạn nên chủ động tìm đến bác sĩ để được khám, tư vấn điều trị đúng cách thay vì tự dùng thuốc giảm đau. Việc sử dụng các loại thuốc giảm đau trong thời gian dài khi chưa có sự cho phép từ bác sĩ có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, chức năng gan, thận, gây huyết áp cao …

Bên cạnh đó, bạn cần áp dụng các biện pháp sau giúp giảm đau, giảm tần suất cơn đau nửa đầu xuất hiện:

  • Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, massage vùng đầu.
Massage vùng đầu giúp thư giãn, giảm stress và làm giảm chứng đau nửa đầu
  • Sử dụng các loại trà gừng, trà hoa cúc giúp giảm cảm giác đau.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt.
  • Tránh xa, hạn chế các chất kích thích như rượu và các chất có cồn, phô mai, hành tây, thức ăn béo và thực phẩm có tính axit ... vì chúng có thể khiến bệnh càng thêm nghiêm trọng.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, đủ chất.
  • Vận động thể dục thể thao thường xuyên bằng các bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền, đi bộ ...

Điều trị đau nửa đầu bằng liệu thuốc thay thế

Các liệu pháp phi truyền thống có thể giúp giảm đau nửa đầu mãn tính.

  • Châm cứu: Các thử nghiệm lâm sàng đã phát hiện ra rằng châm cứu có thể hữu ích cho đau đầu. Trong phương pháp điều trị này, một học viên sẽ nhét nhiều kim mỏng, dùng một lần vào nhiều vùng da của bạn tại các điểm xác định.
Châm cứu có thể giúp làm dịu những cơn đau nửa đầu
  • Phản hồi sinh học: Phản hồi sinh học dường như có hiệu quả trong việc giảm đau nửa đầu. Kỹ thuật thư giãn này sử dụng thiết bị đặc biệt để dạy bạn cách theo dõi và kiểm soát một số phản ứng vật lý liên quan đến căng thẳng, chẳng hạn như căng cơ.
  • Trị liệu hành vi nhận thức: Liệu pháp hành vi nhận thức có thể có lợi cho một số người bị chứng đau nửa đầu. Loại tâm lý trị liệu này dạy cho bạn cách các hành vi và suy nghĩ ảnh hưởng đến cách bạn nhận thức nỗi đau.
  • Các loại thảo mộc, vitamin và khoáng chất. Có một số bằng chứng cho thấy thảo dược feverfew và butterbur có thể ngăn ngừa chứng đau nửa đầu hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của chúng, mặc dù kết quả nghiên cứu là hỗn hợp. Butterbur không được khuyến khích vì những lo ngại về an toàn.

Khi nào đau giật nửa đầu thì bạn cần đến gặp bác sĩ?

Tất cả mọi người đều có khả năng mắc bệnh đau nửa đầu, tuy nhiên bệnh thường phổ biến ở độ tuổi từ 10 – 45 tuổi, trong đó nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới. Do đó, bạn có thể cân nhắc việc đến gặp bác sĩ để được thăm khám chính xác tình trạng sức khỏe của mình. Các trường hợp bạn nên đến gặp bác sĩ là:

  • Tình trạng đau nửa đầu ngày càng nghiêm trọng.
  • Thường xuyên bị đau nửa đầu đột ngột.
  • Bị sốt kèm theo đau đầu hoặc bị nôn mửa nghiêm trọng.
  • Cứng gáy, gặp khó khăn khi nói, động kinh, nhìn mờ.

Như vậy, qua những chia sẻ của bài viết trên đây chúng ta có thể thấy bệnh đau đầu giật dây thần kinh là căn bệnh thường gặp ở nữ giới. Trước khi cơn đau xảy ra thường có những triệu chứng báo trước như chóng mặt, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn… Tuy là bệnh lành tính nhưng có thể khiến bạn khó chịu và làm gián đoạn công việc. Bạn nên điều trị sớm theo chỉ định của bác sĩ và có thể chủ động hạn chế tái phát bệnh bằng một lối sống lành mạnh. Chúc các bạn luôn vui khỏe!

Tuthuoc24h.net