Cách làm dầu dừa ép lạnh đơn giản tại nhà và cách bảo quản dầu dừa
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Mẹo Hay Mẹo Vặt

Cách làm dầu dừa ép lạnh đơn giản tại nhà và cách bảo quản dầu dừa

Dầu dừa là sản phẩm từ thiên nhiên mang nhiều công dụng dành cho phái đẹp. Dưới đây là cách làm dầu dừa ép lạnh tại nhà vô cùng đơn giản.

Ngày nay, dầu dừa nguyên chất cũng được bán rộng rãi trên thị trường do các công dụng của nó mang đến cho người dùng từ làm đẹp đến trị các loại bệnh. Vậy dầu dừa là gì, dầu dừa cóKhông những vậy, bạn có biết cách bảo quản dầu dừa để có thể sử dụng lâu dài hay không? Và bất ngờ hơn là dầu dừa liệu có uống được? Cùng tìm hiểu để biết rõ hơn về dầu dừa cũng như cách làm dầu dừa tại nhà đơn giản nha

Tác dụng của dầu dừa

Dầu dừa không chỉ có tác dụng trong làm đẹp mà còn có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe

  • Rất tốt cho người kiêng chất béo
  • Có lợi cho hệ tiêu hóa
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh nan y
  • Dầu dừa giúp chăm sóc xương
  • Tốt cho quá trình thai kỳ
  • Giảm stress cho ngày bận rộn
  • Chăm sóc sức khỏe răng miệng.
  • Dầu dừa có công dụng ngăn ngừa ung thư hiệu quả

Dầu dừa là dầu thu được từ trái dừa già, có 2 loại dầu là dầu dừa nấu nguyên chất và dầu dừa ép lạnh.   

Dầu dừa là sản phẩm từ thiên nhiên có nhiều công dụng đối với phái đẹp
Có 2 loại dầu là dầu dừa nấu nguyên chất và dầu dừa ép lạnh.   

Dầu dừa nguyên chất

Màu sắc của dầu dừa nguyên chất:

– Dầu dừa nguyên chất là loại dầu béo có màu vàng nhạt hoặc có màu hơi vàng đậm tùy phương pháp nấu dầu dừa nguyên chất thủ công. Màu sắc của dầu dừa nguyên chất phụ thuộc vào nhiệt độ nấu và tùy vào loại dừa được chọn nên có thể màu vàng nhạt hay hơi vàng đậm một chút.

Mùi vị của dầu dừa nguyên chất:

– Dầu dừa nguyên chất có mùi dừa thơm nhẹ, giống với mùi kẹo dừa.

– Dầu dừa nguyên chất có nhiệt độ nóng chảy rất thấp: 24-26 độ C. Ở nhiệt độ thường dầu dừa sẽ ở dạng lỏng, ở nhiệt độ dưới 25 độ C ví dụ nhiệt độ ngăn mát của tủ lạnh thì dầu dừa nguyên chất sẽ đông lại.

Cách phân biệt

- Bạn cho dầu dừa vào ngăn mát của tủ lạnh từ 30 phút đến 1h (tùy theo dung tích của dầu dừa nhỏ hay lớn), ở mức dưới 25 độ C thì dầu dừa sẽ bắt đầu đông đặc lại hoàn toàn. Ngược lại nếu chúng không đông đặc, hoặc đông đặc một phần, phần còn lại dù để bao lâu trong ngăn mát vẫn không đông lại thì bạn có cơ sở để nghi ngờ độ tinh khiết của chúng rồi đấy.

Nếu bạn thấy dầu dừa có màu trắng thì nên kiểm tra lại kỹ xem có chất tẩy không, vì dầu dừa nguyên chất nấu lên sẽ không có màu trắng tinh.

- Có thể phân biệt bằng mùi đặc trưng của dầu dừa nguyên chất là thơm nhẹ và có mùi giống kẹo dừa. 

Chú ý: Bạn không nên dùng ngăn đá để thử vì với nhiệt độ rất lạnh của ngăn đá thì dầu nào cũng đông!

Cách làm dầu dừa tại nhà

Tuy nhiên, với cuộc sống hiện đại như hiên nay, chắc hẳn các chị em rất ngại khi phải tự tay làm dầu dừa để sử dụng. Mặc dù biết rõ mình tự chế biến dầu sẽ đảm bảo vệ sinh và nguyên chất hơn rất nhiều khi mua ở ngoài.

Cách làm dầu dừa kiểu lạnh

Nguyên liệu cần có để làm dầu dừa

  • 1 quả dừa. 
  • Dụng cụ nạo dừa
  • 1 rây lọc ( hoặc khăn xô mềm sạch )
  • 1 máy xay sinh tố hũ thủy tinh có nắp đậy

Cách làm

Bước 1: Nạo cùi dừa

Dừa các bạn bổ ra, nạo lấy phần cùi dừa. Nếu phần cùi dừa cứng, có màu trắng và mùi thơm là dừa ngon vừa tới. Phần cùi dừa nạo thành dạng sợi nhỏ như thế này

Bước 2: Xay cùi dừa bằng máy xay sinh tố.

Sau khi đã nạo phần cùi dừa, các bạn cho vào máy xay sinh tố, thêm chút nước và xay nhuyễn.

Bước 3: Lọc lấy nước cốt

Sau đó, lọc phần hỗn hợp dừa vừa xay xong bằng rây lọc hoặc khăn đã chuẩn bị để lấy phần nước cốt dừa.

Lưu ý khi lọc: Trường hợp này nhớ phải dùng 1 chiếc khăn thật sạch. Tốt nhất là mua 1 chiếc khăn mới về và giặt sạch, phơi khô để đảm bảo an toàn vệ sinh. Hãy rửa tay sạch sẽ trước khi vắt lấy nước cốt dừa nhé.

Bước 4: Phơi nước cốt dừa nơi thoáng đãng

Các bạn để hỗn hợp nước cốt dừa ra chỗ thoáng đãng. Sau vài giờ, để ý thấy có lớp váng dừa nổi lên trên, các bạn đóng nắp lại và cho vào ngăn mát tủ lạnh trong 24h.

Bước 5: Lọc lần 2

Lấy hỗn hợp nước cốt dừa trong tủ lạnh ra, vớt nốt phần váng đã đóng cục ở lớp trên của bát. Và công đoạn cuối cùng là cho dầu dừa nguyên chất vào các hũ thủy tinh nhỏ để dễ sử dụng.

Đó là cách làm dầu dừa nguyên chất theo kiểu lạnh. Nếu bạn muốn làm theo kiểu nóng thì đọc tiếp phần dưới.

Cách làm dầu dừa kiểu nóng

Cách làm dầu dừa vô cùng đơn giản tại nhà mang lại hiệu quả cao nhất
Cách làm dầu dừa nóng đơn giản tại nhà

Cách làm dầu dừa nguyên chất theo kiểu nóng cũng tương tự các bước chuẩn bị trên nhưng khác nhau ở lúc sau khi đã vắt ra được một hỗn hợp nước cốt dừa, thay vì cho vào tủ lạnh, bạn đem đun nóng hỗn hợp này lên.

Đổ hết phần nước cốt vừa vắt vào nồi, bật bếp đun với lửa lớn, khi nước cốt dừa sôi già, bạn khuấy đều tay rồi hạ lửa nhỏ.

Khi nước đun cạn hết, bạn tiếp tục khuấy đều để dầu dừa chảy ra. Sau một lát bạn sẽ thấy lớp dầu dừa dần dần xuất hiện, tiếp tục đun lửa nhỏ cho đến khi dầu dừa sôi, lớp bã dừa chuyển sang màu vàng nâu và đứng dưới đáy nồi. Lúc này thì bạn đã có thành phẩm dầu dừa trong suốt và thơm lừng như mùi kẹo dừa.

Khi đun sôi, những lớp cùi dừa còn sót lại sẽ cháy vàng, các bạn vớt những cặn này ra. Sau khi vớt hết cặn cùi dừa và để lại lớp dầu dừa đã trong, tắt bếp, để nguội và cho ra lọ thủy tinh dùng dần.

Lưu ý khi sử dụng:

Nấu lửa vừa phải với thời gian đun khoảng 1-2 tiếng. Sở dĩ thời gian lâu như vậy là bởi vì lượng nước và tạp chất trong dầu dừa của bạn sẽ bốc hơi hết, lọ dầu dừa nguyên chất sẽ giữ được lâu ( có khi lên đến vài năm sử dụng). 

Trên đây là hướng dẫn 2 cách làm dầu dừa tại nhà, mỗi cách làm đều có ưu, nhược điểm riêng nên bạn hãy cân nhắc để lựa chọn cách làm phù hợp.

Nếu không muốn tốn nhiều thời gian, công sức thì hãy làm dầu dừa bằng phương pháp lạnh, nếu muốn làm dầu dừa để dùng quanh năm thì lại làm phương pháp đun nóng. Với những hũ dầu dừa nguyên chất sẵn trong nhà, bạn sẽ có một loại nguyên liệu độc đáo để chế biến món ăn, làm đẹp và sử dụng những khi cần thiết.

Dầu dừa ép lạnh

Khác với nhiều loại dầu dừa ép nóng thủ công truyền thống, dầu dừa ép lạnh được sản xuất bằng phương pháp sấy lạnh, gồm nhiều bước nhỏ đòi hỏi sự kiên nhẫn và sự tỉ mỉ. Nhờ kỹ thuật trên sản phẩm dầu dừa ép lạnh giữ lại được toàn bộ dưỡng chất có trong quả dừa giúp phát huy tốt nhất công dụng của dầu dừa cho người dùng. Ngoài ra, sản phẩm không lẫn tạp chất và nước giúp thời hạn sử dụng và bảo quản của dầu dừa ép lạnh lâu hơn so với dầu dừa ép nóng thủ công.

Công dụng của dầu dừa ép lạnh

  • Dưỡng tóc bóng mượt, ngăn ngừa chẻ ngọn, kích thích tóc và lông mi nhanh dài
  • Dưỡng da căng mượt, cải thiện da khô, nứt nẻ.
  • Ngăn ngừa nếp nhăn hiệu quả.
  • Sử dụng làm kem tẩy trang hoặc tẩy tế bào chết hiệu quả
  • Giảm hăm da, làm lành vết thương
  • Hạn chế rạn da và mờ dần vết rạn cho phụ nữ mang bầu và sau sinh
  • Sử dụng trong nấu nướng thay thế cho dầu ăn.

Vậy dầu dừa có uống được hay không?

Tất nhiên dầu dừa uống được. Nó được sản xuất từ quả dừa- một sản phẩm từ thiên nhiên. Trong quá trình chiết xuất dầu dừa cũng được đun sôi nên đảm bảo được vệ sinh. Việc uống dầu dừa an toàn hơn nhiều so với bôi nó lên những bộ phận rất dễ dị ứng như tóc hay da mặt. Tốt nhất thay vì uống trực tiếp, hãy sử dụng dầu dừa vào chế biến các món ăn. Vậy sẽ giúp các dưỡng chất dễ dàng hấp thụ vừa đảm bảo sức khỏe.

Dầu dừa có thể được bổ sung cho cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ ngăn ngừa các căn bệnh nguy hiểm. Nhưng cần sử dụng với lượng vừa phải, không nên uống trực tiếp khi lần đầu sử dụng. Hãy kết hợp với thức uống, món ăn để cơ thể hấp thu tốt nhất.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo, người già, người mới ốm dậy, trẻ nhỏ, phụ nữ có bầu và đang cho con bú, người có hệ tiêu hóa yếu, đang bị tiêu chảy… tuyệt đối không uống dầu dừa.

Cách bảo quản dầu dừa để được lâu và giữ đúng chất lượng

Tuổi thọ của dầu dừa có thể là vài tháng, hoặc thậm chí là vài năm phụ thuộc vào chất lượng sản xuất dầu dừa cũng như cách bảo quản của người sử dụng. 

Tốt nhất nên đựng dầu dừa trong lọ thủy tinh kín, để ở vị trí khô thoáng. Một lưu ý cho bạn khi bảo quản dầu dừa ở ngoài là, phải lau sạch những vết dầu dừa còn dính trên bình phía ngoài, tránh việc phần dính bên ngoài bị oxi hóa ảnh hưởng không nhỏ đến bên trong. 

Bảo quản dầu dừa trong tủ lạnh

Nếu là người thường xuyên sử dụng dầu dừa chắc bạn cũng biết cách bảo quản dầu dừa trong tủ lạnh là một cách bảo quản dầu dừa tốt. Khi để ở trong ngăn mát tủ lạnh, do duy trì nhiệt độ dưới 25 độ C, dầu dừa sẽ đông lại (trông như xốp) nhưng không làm thay đổi chất lượng của dầu dừa. Mỗi khi sử dụng, bạn có thể lấy một ít ra chén hoặc lòng bàn tay. Ở nhiệt độ thường, dầu dừa sẽ nhanh chóng tan chảy ra và bạn có thể sử dụng bình thường.

 Nên hạn chế lấy ra lấy vào tủ lạnh, và để ở bên ngoài quá lâu nếu tiếp tục đưa vào tủ lạnh, vì như vậy dầu dừa bị chuyển thể nhiều cũng như tiếp xúc với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ có ảnh hưởng không tốt đến chất lượng của chai/lọ dầu dừa. Nếu cẩn thận hơn, có thể chia thành những lọ nhỏ vừa đủ dùng trong một số lần nhất định, chai dầu dừa gốc sẽ giữ mùi lâu và không bị mốc. Bên cạnh đó, cũng nên để ở những nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời.

Tuy nhiên, bạn lại nên tránh để dầu dừa trong ngăn đá bởi như vậy dầu sẽ đông cứng. Mỗi lần sử dụng lại phải rã đông rồi lại làm đông, làm ảnh hưởng đến chất lượng của dầu dừa. Nhiệt độ tối ưu để bảo quản sẽ vào khoảng 1 – 8 °C.

Bảo quản dầu dừa với số lượng lớn

Nếu dùng nhiều dầu dừa, bạn nên mua với số lượng lớn để tiết kiệm tiền. Đựng dầu dừa trong một cái bình lớn để trộn đều toàn bộ lượng tinh dầu. Từ đó chia nhỏ dầu dừa vào trong các lọ nhỏ hơn để cất sử dụng.

Với những cách bảo quản dầu dừa trên đây, hãy yên tâm sắm cho mình những lọ dầu dừa để có thể chăm sóc tốt nhất cho nhan sắc và sức khỏe của mình.

Áp dụng những công thức làm dầu dừa đơn giản tại nhà trên kèm theo cách bảo quản đúng đắn thì bạn có thể sở hữu ngay một lọ dầu dừa nguyên chất để sử dụng từ ngày này qua ngày khác rồi. Dù dầu dừa rất nhiều công dụng và dễ sử dụng với mọi người nhưng  việc sử dụng dầu dừa vào bữa ăn hay làm đẹp thì bạn phải cân nhắc xem có phù hợp bản thân hay không nha.

TuThuoc24h.net