Bệnh Parkinson là một căn bệnh về thần kinh, xuất hiện khi các tế bào não bị thoái hóa khiến các hoạt động thường ngày của con người bị ảnh hưởng như đi lại khó khăn, cử động chậm, chân tay run rẩy. Loại bệnh này trên thế giới hiện đang có 6,5 triệu người mắc phải, đặc biệt là nam giới, khi mắc phải bệnh này rất khó chữa, đồng thời sẽ ngày càng nặng dần lên theo thời gian. Do vẫn chưa có thuốc chữa khỏi nên việc phát hiện sớm và thấu hiểu toàn diện về bệnh Parkinson sẽ giúp bạn hạn chế rất nhiều những nguy hại có thể xảy đến cho bản thân cũng như người thân của mình.
Những triệu chứng bệnh Parkinson
Parkinson nhìn chung có khá nhiều dấu hiệu nhận biết. Để tìm hiểu thêm về bệnh, trước tiên hãy cùng chúng mình điểm qua một số triệu chứng phổ biến của người bệnh khi mắc phải hội chứng Parkinson nhé!
+ Tính cách thay đổi bất thường
+ Chậm chạp trong các hoạt động, đặc biệt là những hoạt động chân tay, do đó bạn có thể sẽ cảm thấy khá khó khăn trong việc di chuyển, ví dụ như đứng lên ngồi xuống, hoặc đi bộ
+ Run tay: Khi cầm một vật hoặc một cốc nước, bạn có thể sẽ cảm thấy tay hơi lắc, chao đảo khiến nước trong cốc cũng chao đảo. Thường cơn run sẽ di chuyển giữa hai ngón cái và ngón trỏ, khi bạn thả lỏng tay ở một vị trí cố định, hai ngón tay này sẽ bắt đầu run lắc.
+ Cứng cơ bắp hoặc các khớp
+ Giảm các hoạt động trong vô thức: Các hoạt động này có thể bao gồm nháy mắt, mỉm cười, các biểu cảm trên nét mặt,…
+ Gặp khó khăn khi viết chữ
+ Có thể đi kèm một số triệu chứng bệnh khác như: Đứng ngồi không yên, hạ huyết áp, trầm cảm lo âu, hoang tưởng, tím tái các đầu ngón tay, nóng bức hoặc phù cơ thể,…
+ Giao tiếp khó khăn: Bạn có thể sẽ nói chuyện nhẹ nhàng hơn, hoặc nhanh nhảu hơn, hoặc cũng có thể ngại ngùng hơn khi bắt đầu một cuộc nói chuyện
+ Mất khả năng nhận biết mùi vị
+ Tiểu tiện khó khăn hoặc mất tự chủ, dễ bị táo bón kéo dài
Các giai đoạn của bệnh Parkinson
Giai đoạn 1: Xuất hiện các triệu chứng nhẹ, có các dấu hiệu được liệt kê phía trên nhưng chỉ một bên của cơ thể. Đây chính là giai đoạn đầu của hội chứng Parkinson
Giai đoạn 2: Các triệu chứng ngày càng rõ rệt hơn, cơ thể cũng bắt đầu khó khăn hơn khi hoạt động, xuất hiện tình trạng cứ cơ bắp hoặc khó cử động, tay chân run lắc nhiều hơn, cách đi và đứng cũng bị thay đổi
Giai đoạn 3:
Cơ thể rất khó làm chủ, người bệnh có thể vô thức bị ngã
Các cử động vô cùng chậm chạp
Giai đoạn 4: Ở giai đoạn này bệnh đã bắt đầu có những biến chuyển nặng, có thể chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn, phần còn lại là nhờ vào các thiết bị hỗ trợ. Cơ bắp và vận động trở nên chậm chạp, các hoạt động thường ngày hầu như rất khó khăn.
Tuy nhiên trong giai đoạn này các triệu chứng run có thể giảm tần suất
Giai đoạn cuối: Ở giai đoạn này người bệnh sẽ không thể đi lại được nữa, hầu như đều phải sử dụng xe lăn. Đồng thời trong giai đoạn này bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng ảo giác và hoang tưởng, luôn cần có người theo dõi và chăm sóc
Nguyên nhân của bệnh Parkinson
Do các yếu tố di truyền: Nếu một trong những người thân trong gia đình bạn đã từng mắc bệnh Parkinson, bạn cũng có khả năng mắc phải.
Môi trường tiếp xúc hằng ngày có độc tố gây bệnh Parkinson: Thông thường các độc tố này có trong thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu. Vì vậy nếu thường xuyên tiếp xúc với những loại hóa chất này, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Tuổi tác: Độ tuổi thường mắc phải của bệnh Parkinson nằm trong khoảng độ giữa và cuối cuộc đời, có thể từ 50 tuổi trở lên
Đột biến gen
Thiếu dopamine: Đây là một loại chất hóa học có trong não bộ, tác động đến cảm xúc và tư duy của chúng ta. Vì vậy khi chất này bị thiếu hụt trong cơ thể, khả năng mắc phải hội chứng Parkinson là rất cao
Xem thêm: Bệnh parkinson ở người trẻ
Chế độ sinh hoạt phù hợp cho người mắc bệnh Parkinson
Đi bộ hằng ngày: Dành thời gian rảnh rỗi đi bộ mỗi ngày sẽ giúp bạn luyện tập được sự cân bằng trong cơ thể. Mẹo nhỏ là trong lúc đi bộ, bạn nên nhìn thẳng, không nên nhìn xuống
Hạn chế mang vác các vật nặng trong khi đang đi bộ vì bạn có thể sẽ mất thăng bằng và dễ ngã
Ăn nhiều thực phẩm chứa chất chống oxy hóa. Những thực phẩm này có thể là các loại trái cây, rau quả (súp lơ xanh, cà chua, cà rốt, đậu đỏ, …). Ngoài ra bạn cũng có thể uống trà (với một lượng vừa phải) hoặc các loại nước ép tối màu (Như nước ép việt quất,…)
Bổ sung các thực phẩm giàu dopamine để tăng cường tư duy não bộ. Bạn có thể dùng các loại hạt như: Đậu (lạc, đậu xanh, đậu đỏ, đậu tương,…), hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ, hoặc chuối.
Thường xuyên ăn cá vì cá giàu Omega3, bổ sung acid béo và cải thiện việc điều trị các chứng bệnh về trầm cảm khá tốt
Bổ sung nhiều canxi, giúp xương chắc khỏe sẽ giúp những hoạt động hằng ngày của bạn được cải thiện hơn nhiều
Hạn chế các thực phẩm giàu canxi, đường, và những thức uống có chứa caffeine, hoặc chất kích thích
Bệnh Parkinson có thể gây trở ngại rất nhiều trong sinh hoạt và công việc hằng ngày của mỗi chúng ta. Mặc dù đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm chết người nhưng rất khó khăn để duy trì được cuộc sống sinh hoạt đều đặn.
Những kiến thức trên là những thông tin đã được cô đọng một cách có chọn lọc, hi vọng sẽ mang lại cho bạn nhiều điều bổ ích!
TuThuoc24h