Sưng mí mắt ở trẻ em - Nguyên nhân, cách phòng tránh và điều trị
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Trẻ Em

Nguyên nhân gây sưng mí mắt ở trẻ em - Cách phòng tránh và điều trị

Sưng mí mắt ở trẻ em không phải là điều hiếm gặp, tình trạng này nhiều khi khiến trẻ rơi vào trạng thái rất khó chịu, quấy khóc không ngừng

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, bảo vệ đôi mắt trẻ là việc mà cha mẹ cần lưu tâm. Dưới đây là những điều cha mẹ cần biết về nguyên nhân gây ra tình trạng sưng mí mắt ở trẻ em và các cách phòng tránh  cho trẻ.

Sưng mí mắt ở trẻ em là do đâu?

Trẻ sơ sinh bị sưng mí mắt là hiện tượng rất thường gặp, có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra từ đơn giản đến phức tạp, với mức độ ảnh hưởng gây ra từ nhẹ đến nặng, như sau:

Viêm kết mạc dị ứng và những thông tin cực hữu ích cho bạn

  • Thói quen vệ sinh mắt không sạch sẽ cho trẻ: Sử dụng nước không sạch để rửa mắt, rửa mặt cho trẻ; Không thường xuyên lau rửa mắt, rửa mặt cho trẻ …
  • Chế độ dinh dưỡng của người mẹ không bảo đảm.
  • Các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài như gió, bụi bẩn, ánh sáng, hóa chất, khói, mỹ phẩm …
  • Tuyến lệ của trẻ bị tắc.
  • Bệnh lý nhiễm trùng về mắt.
  • Mắt bị kích ứng với thành phần của thuốc nhỏ mắt được bác sĩ dùng khi trẻ mới sinh (bác sĩ dùng thuốc nhỏ mắt chuyên dụng cho trẻ với mục đích đề phòng các bệnh lý có khả năng lây truyền từ mẹ sang con), gây sưng mí mắt.
  • Lây truyền viêm kết mạc từ mẹ sang con, dẫn đến sưng mí mắt.

Lây truyền các bệnh xã hội từ người mẹ (bệnh lây qua đường tình dục cũng có khả năng lây truyền từ mẹ sang con) như lậu …

Những dấu hiệu nhận biết tình trạng sưng mí mắt ở trẻ?

Chuyên gia cho biết, các bạn có thể nhận biết sớm các triệu chứng trẻ sơ sinh bị sưng mí mắt như dưới đây và có biện pháp can thiệp kịp thời, đúng đắn bảo vệ đôi mắt, sức khỏe của trẻ:

  • Mí mắt bị sưng: Có thể là sưng ở 1 hoặc cả 2 bên mí mắt, ở mí mắt trên, mí mắt dưới, hoặc cả mí mắt trên và mí mắt dưới.
  • Mí mắt ngứa ngáy, đỏ rát.
  • Nước mắt chảy tèm nhem, dính.
  • Nhử mắt hoặc mủ mắt ra nhiều.
  • Trẻ quấy khóc.
Trẻ có thể bị sưng ở mí trên, mí mắt dưới hoặc cả hai mí
Trẻ có thể bị sưng ở mí trên, mí mắt dưới hoặc cả hai mí

- Chú ý: Khi trẻ sơ sinh bị sưng mí mắt với sự xuất hiện của các triệu chứng như đã nêu, các bạn cần đặc biệt chú ý đưa trẻ sơ sinh đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa chất lượng tốt, uy tín để thăm khám tìm ra nguyên nhân, xác định mức độ và chữa trị đúng đắn, phù hợp. Các bạn tuyệt đối không nên chủ quan tự chữa trị bằng mấy phương pháp dân gian vì như vậy sẽ vô cùng nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh.

Các bệnh nhiễm khuẩn về mắt trẻ em thường gặp?

Bệnh dị ứng mắt:

Những dấu hiệu khi thấy mắt trẻ bị dị ứng chính là mắt có dấu hiệu ngứa, đỏ, chảy nước mắt và thường xuyên tiết dịch nhầy. Khi thấy con có những biểu hiện như vậy, người lớn cần đưa con tới bệnh viện để khám. Không nên tùy tiện chữa cho trẻ bằng những cách trong dân gian vì điều này sẽ càng làm cho mắt trẻ bị tổn thương nặng hơn.

Chữa viêm kết mạc dị ứng bằng Đông y cực kỳ hiệu quả

Khi bị dị ứng mắt, mắt trẻ sẽ đỏ, chảy nước mắt và tiết dịch nhầy
Khi bị dị ứng mắt, mắt trẻ sẽ đỏ, chảy nước mắt và tiết dịch nhầy

Viêm kết mạc:

Bệnh mắt hay gặp ở trẻ là viêm kết mạc là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường gặp do virus hoặc vi khuẩn gây ra hoặc do nguyên nhân dị ứng của kết mạc với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Khi đau mắt đỏ do virus, trẻ bị mắt đỏ kèm theo các dấu hiệu của bệnh cảm lạnh. Nếu đau mắt đỏ do vi khuẩn, mắt trẻ có một chất xám vàng, dày khiến cho mí mắt sưng lên hoặc dính lại với nhau. Một số vi khuẩn thường gây hiện tượng này là vi khuẩn: Liên cầu, tụ cầu, phế cầu ...

Bệnh đau mắt đỏ còn gây dị ứng ở mắt làm mắt trẻ có cảm giác bị đau và sưng lên như có nước bên trong và đỏ ngầu kèm theo các hiện tượng chảy nước mũi. Một số chất có thể gây dị ứng cho trẻ như bụi, phấn hoa, khói... Một số chất kích thích khác: Mắt trẻ dễ bị kích ứng từ khói thuốc, lượng clo có trong nước của bể bơi. Nhận biết bệnh đau mắt đỏ: Mi mắt sưng, mắt nhìn đỏ, chảy nước mắt, chảy ghèn mắt.

Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh và cách điều trị hiệu quả cho trẻ

Khi trẻ bị đau mắt đỏ, phụ huynh không nên tự mua thuốc nhỏ, tự điều trị như: Nhỏ mắt bằng sữa mẹ, đắp lá, chữa mẹo vì có thể làm bệnh nặng hơn bình thường. Phụ huynh sớm đưa trẻ đi khám chuyên khoa mắt, sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ, vệ sinh mắt tránh dụi mắt, cần rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc mắt bị bệnh, tránh lây lan bệnh. Chú ý, tránh đưa trẻ đến nơi đông người, bể bơi công cộng, nên cho trẻ nghỉ học ở nhà trong những ngày bệnh cấp tính nặng.

Đỏ mắt là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm kết mạc mắt
Đỏ mắt là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm kết mạc mắt

Viêm nhiễm mi mắt:

Viêm nhiễm mi mắt với biểu hiện viêm bờ mi, chảy nước mắt, mắt đỏ, có cảm giác sạn trong mắt, ngứa và sưng đỏ mí mắt, bong da quanh mắt, cặn lông mi khi tỉnh dậy, nhạy cảm với ánh sáng, lông mi mọc bất thường, rụng lông mi. Nguyên nhân thường do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, dị ứng. Riêng bệnh viêm mí mắt ngoài đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt, sử dụng thuốc đúng chỉ định còn chú ý vệ sinh cá nhân tốt, vệ sinh môi trường, sử dụng nguồn nước sạch tránh tái lây nhiễm vi khuẩn.

Cách phòng tránh và chăm sóc trẻ bị sưng mí mắt?

Để tránh không bị sưng mí mắt ở trẻ, các mẹ nên chủ động phòng tránh và có cách chăm sóc cho trẻ với những biện pháp hết sức đơn giản sau:

  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên cho trẻ: Sử dụng nước sạch, khăn sạch rửa mắt cho trẻ sơ sinh, tắm cho trẻ mỗi ngày.
  • Làm sạch môi trường sống xung quanh trẻ (phòng ốc, chăn màn, quần áo…)
  • Bôi dầu tràm hàng ngày cho trẻ.
  • Mắc màn cho trẻ khi ngủ.
  • Hạn chế việc để trẻ tiếp xúc với thú nuôi, mỹ phẩm, nước hoa, phấn hoa…
  • Cho trẻ sơ sinh nghỉ ngơi đầy đủ, điều độ.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.
  • Sử dụng thuốc dưỡng nhỏ mắt cho trẻ.
  • Cho trẻ đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên.

Hy vọng, với những thông tin hết sức có ích về tình trạng sưng mí mắt ở trẻ em ở trên, các mẹ có thể chủ động phòng tránh cũng như khắc phục tốt nhất vấn đề khi gặp phải. Nếu thấy những thông tin trong bài hữu ích hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân để nhiều người biết và vận dụng các mẹ nhé!

Tuthuoc24h.net