Cách chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ em hiệu quả cho các mẹ
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Trẻ Em

Cách chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ em hiệu quả cho các mẹ

Thời tiết đột ngột thay đổi khiến các bé dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp đặc biệt là viêm mũi dị ứng thời tiết ở trẻ

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh phổ biến ở mọi đối tượng và ngay cả trẻ em nữa. Vậy viêm mũi dị ứng ở trẻ em có nguy hiểm không, có cách nào điều trị dứt điểm không hay cách phòng tránh là gì, cùng tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là gì?

viêm mũi dị ứng ở trẻ em
viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Thời tiết lạnh thường gây ra những phản ứng của đường hô hấp và trẻ em là đối tượng đặc biệt nhạy cảm với những biến đổi này. Viêm mũi dị ứng là căn bệnh thường gặp ở trẻ, dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại gây nhiều khó chịu. Nếu không được điều trị hợp lý, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng cho hệ hô hấp của trẻ.

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm mũi dị ứng là do phản ứng của cơ thể khi gặp các vật lạ như bụi, phấn hoa, lông chó, mèo, bào tử nấm… Những tác nhân này thường đóng vai trò như một kháng nguyên không hoàn toàn, khi gặp kháng thể (có trong cơ thể) tương ứng sẽ xảy ra hiện tượng phản ứng. Hiện tượng phản ứng dị ứng này xảy ra ngay ở lớp nhày niêm mạc của hệ thống hô hấp trên như mũi, họng, xoang… gây hiện tượng viêm và kích thích niêm mạc.

Một số loại dị ứng nguyên xuất hiện nhiều hơn trong các mùa đặc biệt, ví dụ như mạt nhà, nấm mốc, con gián thường có nhiều vào mùa hè nhiều mưa, ẩm, còn phấn hoa, phấn cỏ thì thường tăng lên vào cuối năm, gần Tết. Điều này giải thích tại sao triệu chứng viêm mũi dị ứng của các bé có thể nặng lên vào một số dịp trong năm. Các dị nguyên này rất nhỏ trong không khí và rất khó để chúng ta xác định được chính xác loại dị nguyên nào gây ra tình trạng viêm mũi của em bé, vì thế các bác sĩ sẽ có các xét nghiệm dị ứng đặc biệt để giúp bố mẹ tìm ra nguyên nhân.

Triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Thoạt tiên trẻ bị ngứa mũi, hắt hơi từng tràng hoặc từng cái một, nặng đầu, đau mỏi chân tay. Sốt khoảng 390C. Ban ngày thì nằm lịm, ban đêm thì quấy khóc bắt mẹ phải bế luôn trên tay. Nếu ở trẻ mới sinh mũi dễ bị tắc do lỗ mũi rất nhỏ trong khi đó trẻ lại chưa có thói quen thở bằng miệng nên rất dễ bị khó thở, trẻ quấy khóc, có hiện tượng co kéo ở thượng ức và thượng đòn. Hai hốc mũi trẻ sung huyết đỏ và ứ đọng nhiều dịch. Trẻ khó bú vì mỗi lần ngậm vú trẻ lại bị ngạt thở, tím tái hoặc bỏ bú ra giãy giụa và khóc thét lên. Trẻ hay bị đi ngoài, nôn trớ và gầy tọp đi.

Bệnh kéo dài độ 3-5 ngày thì thuyên giảm: mũi bớt chảy, thở thông, nhiệt độ trở lại bình thường nhưng triệu chứng tiêu chảy và nôn còn kéo dài thêm độ 2 ngày nữa. Bệnh hay gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm tai xương chũm cấp diễn với hội chứng nhiễm độc thần kinh, phế quản phế viêm, áp xe thành sau họng.

Bên cạnh bệnh viêm mũi dị ứng cấp tính thông thường ở trẻ nhỏ chúng ta còn gặp rất nhiều bệnh viêm mũi khác như viêm mũi lậu, viêm mũi vàng chanh, viêm mũi bạch hầu, viêm mũi giang mai.

Các yếu tố làm bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em trở nên tệ hơn

Có một số nguy cơ khiến cho tình trạng viêm mũi dị ứng của bạn trở nên tệ hơn, ví dụ như:

  • Chất hóa học
  • Thời tiết trở lạnh
  • Độ ẩm không khí
  • Gió
  • Ô nhiễm không khí
  • Keo xịt tóc
  • Các loại nước hoa
  • Khói từ gỗ bị đốt cháy
  • Nước hoa

Để bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh viêm mũi dị ứng, bạn có thể thử một số bí quyết sau

cách chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ em
cách chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ em
  • Giữ vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát, không để nấm mốc phát triển
  • Hạn chế đưa trẻ đến những nơi có nhiều khói bụi, khói thuốc. Nếu trong gia đình có người hút thuốc, cần đảm bảo trẻ không tiếp xúc với người đó 
  • Hạn chế trồng hoa xung quanh nhà, không nên nuôi chó mèo. Tránh cho trẻ tiếp xúc với các loại vật nuôi
  • Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh, bạn cần chú ý giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là vùng cổ, mũi và đôi chân
  • Dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ hàng ngày, nhất là lúc vừa từ ngoài đường về
  • Bạn nên cho trẻ uống nhiều nước để giúp hệ hô hấp làm việc tốt hơn. Ngoài ra, bạn cần thêm rau xanh, hoa quả tươi vào chế độ ăn của trẻ để bổ sung vitamin. Nếu cần có thể cho trẻ uống bổ sung thêm vitaminC để tăng cường sức đề kháng.

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ khám viêm mũi dị ứng?
đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám

Nếu các triệu chứng của trẻ trở nên nghiêm trọng hoặc xuất hiện các triệu chứng mới, hãy đưa trẻ đi khám ngay. Khi đưa trẻ đi khám, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Trước khi đi khám, bạn hãy chuẩn bị sẵn những câu hỏi muốn hỏi bác sĩ. Chú ý lắng nghe những chẩn đoán của bác sĩ, lưu ý đến các loại thuốc mà trẻ dùng cũng như liều lượng phù hợp.  Bạn cũng có thể hỏi bác sĩ xem những loại thuốc kê trong toa sẽ có tác động gì và những tác dụng phụ có thể gặp phải. Hỏi bác sĩ xem tình trạng của trẻ có thể điều trị theo những cách khác không
  • Nếu bác sĩ hẹn tái khám, hãy tuân thủ lịch tái khám
  • Bạn cũng có thể hỏi xin số điện thoại của bác sĩ để liên hệ sau giờ làm việc nhằm xin lời khuyên và giải đáp các thắc mắc phát sinh trong quá trình chăm sóc bé.

Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng, bạn nên rửa mũi của trẻ bằng nước muối sinh lý. Ngoài ra, bạn cũng nên tắm gội cho trẻ sạch sẽ để loại hết tác tác nhân gây dị ứng (trên tóc, da).

Bên cạnh đó, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng để nhanh chóng loại bỏ. Nếu trẻ bị viêm mũi dị ứng do thời tiết, hãy đưa trẻ đến bác sĩ để khám và điều trị chứ đừng tự ý mua thuốc điều trị tại nhà. Hy vọng bài viết về viêm mũi dị ứng ở trẻ em thật sự hữu ích đối với bạn.

Tuthuoc24h.net