Có thể nói, trẻ em với sức đề kháng thấp chính là đối tượng dễ mắc phải các bệnh do vi khuẩn gây nên nhất. Với độ ẩm không khí cao cũng chính là nguyên nhân để vi khuẩn gây ra các biến chứng bệnh sởi ở trẻ em phát tán và lây lan. Do vậy các ông bố bà mẹ nên thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của con mình, đặc biệt là khi thời tiết có sự bất thường.
Bệnh sởi là bệnh gì?
Bệnh sởi là bệnh theo mùa thường gặp nhất ở trẻ em, sởi là một bệnh lành tính do vi khuẩn gây nên nhất là vào mùa xuân khi độ ẩm không khí cao vi khuẩn rất dễ sinh sôi và phát triển
Triệu chứng của bệnh sởi?
– Giai đoạn đầu: thường gọi là thời kỳ ủ bệnh ( 7-18 ngày) : Giai đoạn này trẻ em thường bị sốt nhẹ
– Giai đoạn thứ 2: thường gọi là thời kỳ khởi phát (3-5 ngày) : Giai đoạn này hay lây nhất có triệu như sau
+ Vẫn bị sốt nhẹ 39 đến 40oC hoặc có thể sốt cao, co giật
+ Mắt bị đỏ, chảy nước mắt, kết mạc mắt đỏ, sợ ánh sang, mi mắt có thể bị sung phù
+ Hắt hơi, sổ mũi nặng hơn trẻ có thể mất tiếng, khàn giọng dẫn tới bị viêm thanh quản, trong miệng trẻ xuất hiện những chấm trắng nhỏ li ti
+ Trẻ bị viêm long ở đường tiêu hóa gây ra tiêu chảy
– Giai đoạn thứ 3: thường gọi là thời kỳ phát ban (3- 4 ngày) : triệu chứng bệnh sởi của trẻ em ở giai đoạn này là : Ban sợi xuất hiện đầu tiên ở tai, sau đó lan dần lên đến 2 bên má, sau đó đến cổ, ngực rồi xuống bụng, tiếp theo đến 2 tay và sau cùng là 2 chân.
Ban sợi thường có màu đỏ kích thước to khoảng 1,5m, mọc thưa hay dầy tùy từng trường hợp, đối với những trường hợp nặng mọc nhiều đôi khi xảy ra hiện tượng xuất huyết cơ thể kèm chảy máu mũi, miệng, xuất huyết tiêu hóa.
– Thời kỳ lui bệnh: đây là giai đoạn cuối trong chu kỳ triệu chứng của bệnh sởi:
+ Nếu không bị biến chứng thì những ban sởi này sẽ tự nhiên biến mất để lại những vết thâm trên da, trẻ em sẽ hoàn toàn hết sốt
+ Nếu bị biến chứng: Ban sợi cũng sẽ biến mất nhưng trẻ em vẫn bị sốt cao, biếng ăn, hơi thở của trẻ bị hôi có thể bị viêm phế quản, viêm não, viêm miệng hoại tử
Cách phòng bệnh sởi?
– Tiêm vắc xin phòng bệnh sởi cho trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên
– Cách ly đối với những trẻ em đã bị nhiễm sởi: Trong giai đoạn đầu khi trẻ phát bệnh nên cách ly để tránh lây sang những trẻ khác
– Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân : Rửa tay trước khi ăn và trước khi chế biến thức ăn, sát khuẩn mũi họng hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường như nước muối
– Thực hiện vệ sinh môi trường sống, đảm bảo nhà cửa sạch sẽ thông thoáng
Biến chứng bệnh sởi ở trẻ có khá nhiều biểu hiện giống với bệnh sốt xuất huyết, nếu không sớm điều trị bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, do vậy để kịp thời chữa trị, ba mẹ nên đưa con em đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt, để kịp thời tìm ra được đúng nguyên nhân và chữa trị. Mong rằng, bài viết trên sẽ phần nào giúp phụ huynh hiểu hơn về bệnh sợi-một căn bệnh có thể gây ra ở mọi trẻ em để từ đó có cách phòng và chữa bệnh thích hợp nhất.
TuThuoc24h.net