Bệnh chàm là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh căn bệnh này
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Bệnh chàm là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh căn bệnh này

Bệnh chàm không phải là căn bệnh truyền nhiễm, nhưng gây ảnh hưởng tiêu cực đến thẩm mĩ. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến mắc bệnh chàm?

Chàm là một căn bệnh ngoài da mà đối tượng mắc bệnh là không giới hạn, ở đây cả người lớn hay trẻ em đều có thể mắc bệnh. Nghe qua thì chúng ta cho rằng đây chỉ đơn thuần là căn bệnh da liễu và nghĩ rằng không quá nguy hiểm, nhưng nếu khi mắc bệnh rồi không tìm cách chữa trị hợp lý và hiệu quả thì biến chứng nó để lại sẽ vô cùng đáng tiếc. Du hành cùng Tuthuoc24h qua bài viết này để hiểu rõ hơn về căn bệnh chàm này nhé.

Bệnh chàm là căn bệnh ngoài da
Bệnh chàm là căn bệnh ngoài da 

Bệnh Chàm là bệnh gì?

Bệnh Chàm là một căn bệnh ngoài da, có tên tiếng anh phổ biến là: Eczema. Là tình trạng các vùng da bị viêm, nổi các mụn nước, sưng tấy lên, bị đỏ và gây ngứa,... Nguyên nhân mắc bệnh thì rất nhiều, chia ra làm 2 nguyên nhân chính đó là do yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh. 

Một số phân loại của căn bệnh này: 

Da bị đỏ, ngứa hay có mủ:  Bệnh dạng dị ứng tiếp xúc.

Da có đốm đỏ hình đồng tiền:  Bệnh ở dạng thể đồng tiền.

Da ngả vàng, có vảy:  Chàm tiết bã.

Các loại thường gặp của bệnh chàm:

Bệnh chàm da: Là dạng thông thường của bệnh, người có khả năng mắc bệnh là những người da nhờn và tiết bã nhiều ở cơ thể. Các vùng bị bệnh có thể là : da đầu, phần sau tai ngoài, mặt, thân mình có ở vùng xương ức và giữa hai xương bả vai,... 

Bệnh chàm môi: Là hiện tượng viêm nhiễm và xuất hiện vét chàm xuất hiện xung quanh vùng miệng và ở môi. Bệnh này gây khó chịu, ngứa ngáy vùng môi, gây khó khăn khi giao tiếp.

Bệnh chàm tay: Vùng da tay xuất hiện mẩn đỏ, ngứa, gây đau nhức, có vùng bị đóng vảy, khô ráp, có thể có mủ từ các vết nứt trên da,... Bệnh phát triển ở ba giai đoạn chính: cấp tính, bán cấp, mãn tính. Do hệ thống miễn dịch phản ứng với một yếu tố nào đó dẫn tới da bị nhạy cảm, bị khô.  

Nguyên nhân chính thường gặp ở căn bệnh này

Có hai nguyên nhân chính gây mắc bệnh thường gặp nhất đó là: Yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh. 

Nguyên nhân do yếu tố nội sinh

Di truyền: Bệnh có khả năng mắc cao gấp 2 lần người bình thường nếu trong gia đình bạn có người mắc căn bệnh này.

Liên quan bệnh lý: nguyên nhân bệnh có thể liên quan đến chứng viêm da cơ địa, bệnh thận, xơ gan, viêm đại tràng,... làm thay đổi cấu trúc sinh lý của gan, thận.

Cơ địa: Quá trình chuyển hóa chất do rối loạn chức năng ở trong nội tạng, nội tiết bẩm sinh là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn.

Nguyên nhân do yếu tố ngoại sinh

Do các yếu tố như: hóa học, vật lý, sinh vật học, thực vật,...tiếp xúc với da và gây nên cảm ứng thành viêm da. Ngoài ra, một số bệnh lý ngoài da ngứa, nấm, ghẻ, do dùng tay gãi, chà xát hay sử dụng thuốc lung tung, không rõ công hiệu thuốc cũng là nguyên nhân gây bệnh thứ phát.

Yếu tố vật lý: độ ẩm, ánh sáng,...

Vật dụng hằng ngày: áo quần, giày dép, mĩ phẩm, khăn,...

Thực phẩm: dị ứng một số thực phẩm: trứng, sữa, đậu phộng,...Có một yếu tố nhỏ nữa tác động không tốt tới bệnh nhân chàm là chế độ ăn uống thiếu khoa học, thiếu hợp lý, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, ăn ít rau quả, bên cạnh đó sử dụng thức uống có cồn như rượu, bia,..Thực vật hay động vật: phấn hoa, mối mọt, lông động vật như chó, mèo,..
                                   
                                 

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh chàm
Các nguyên nhân gây nên bệnh chàm

Biểu hiện cần biết của bệnh chàm
 
                                 
                                 

Biểu hiện chủ yếu của bệnh chàm là do bị đỏ
Biểu hiện bệnh chàm thường là da bị đỏ

Các triệu chứng hay biểu hiện bệnh ở mỗi người là không giống nhau, nó sẽ thay đổi theo thời gian từ khi phát hiện bệnh và trong quá trình bệnh tiến triển. Sau đây là một số biểu hiện bệnh cần lưu ý và theo dõi: 

+ Triệu chứng đầu tiên là vùng da bị ngứa dữ dội, đây là biểu hiện đầu tiên thấy rõ nhất gây khó chịu vô cùng cho người bệnh.

+ Da bị đỏ lên do tăng lượng máu chảy qua các mạch máu  dưới các vùng da chuẩn bị phát bệnh.

+ Xuất hiện các mụn nước, vùng da bắt đầu có các nốt phồng rộp (đây là dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh). 

+ Khi bạn gãi vì ngứa (đôi khi tự vỡ), mụn nước vỡ sẽ làm rỉ nước và các chất này sẽ chảy vào bề mặt da.

+ Các lớp vảy sẽ hình thành trên da khi mụn nước đã khô.

+ Những người bị mắc bệnh chàm da sẽ thường sẽ bị và bị bong tróc, một trong những nguyên nhân làm phát triển bệnh đó là da khô.

+ Màu da của bạn cũng sẽ bị biến đổi do bệnh chàm là xáo trộn sản xuất sắc tố  kiểm soát màu da, làm xuất hiện trên da các mảng, các đốm lớn với màu sắc rất bất thường.

Bệnh Chàm có lây không?

Bệnh Chàm tuy không phải là một căn bệnh truyền nhiễm nhưng nó gây ảnh hưởng lớn đến cái nhìn thẩm mỹ đối với người dối diện cũng như là đối với chính sức khỏe bên trong của mỗi người. 

Hiện nay, vẫn chưa ghi nhận và chưa có một nghiên cứu khoa học nào cho thấy có trường hợp bị lây nhiễm hoặc lây truyền bệnh chàm.

Cách phòng tránh và điều trị bệnh Chàm

Nếu bạn muốn tránh nguy cơ mắc bệnh thì hãy tham khảo một vài chia sẻ dưới đây của Tuthuoc24h nhé.

Cách phòng tránh

Chế độ ăn uống 

Uống từ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày

Ăn những thức ăn giàu vitammin và dưỡng chất, kết hợp chế độ ăn nhiều rau xanh, các loại quả, hạt,.. Hạn chế ăn nhiều chất béo, chất cay, nóng,...

Không nên ăn những loại thực phẩm có chất tanh, dễ gây dị ứng như da gà, cá, sữa tươi,...

Không sử dụng các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá,.. và nếu được cũng nên hạn chế uống nước ngọt. 

Nên sử dụng các loại trà thanh nhiệt có nguồn gốc từ thiên nhiên như trà xanh, trà atiso,... Các loại trà này làm mát cơ thể, rất thuận tiện trong việc điều trị bệnh viêm da.

Tinh thần

Vì căn bệnh này không phải là bệnh truyền nhiễm nên cần tạo không gian sinh hoạt cho người bệnh thoải mái, nhẹ nhàng, tạo cảm giác yên tâm khi tiếp xúc với họ.

Bảo vệ cơ thể

Bịt khẩu trang khi đi ra ngoài đường để tránh tiếp xúc trực tiếp khói, bụi,...

Điều chỉnh ăn mặc cho phù hợp với thời tiết.

Luyện tập thể thao đều đặn, giúp nâng cao sức đề kháng và chống chọi lại bệnh tật.

Thường xuyên dọn dẹp nơi ở sạch sẽ, gọn gàng, không dùng nguồn nước nhiễm bẩn trong sinh hoạt, ăn uống,...

Chú ý khâu vệ sinh thân thể mỗi ngày. Sử dụng sữa tăm xà phòng không gây hại và không gây khô ráp da, dùng thêm các loại kem dưỡng ẩm cho da.

Cách điều trị bệnh

Nếu khi đã phát hiện mắc bệnh, trường hợp bạn muốn dùng thuốc để điều trị căn bệnh này thì nên tìm hiểu và tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ để tránh những hậu quả đáng tiếc do thiếu hiểu biết nhé. 

Thường thì không có cách chữa chung cho bệnh chàm. Mục đích của việc điều trị là để cho vùng da giảm bớt khả năng tổn thương và giảm đáng kể các triệu chứng. Một số phương pháp chúng ta có thể tiếp cận để điều trị căn bệnh này.

Điều trị bằng phương pháp Tây Y

Một số loại thuốc kháng sinh uống và thuốc bôi dùng ngoài da được các chuyên gia khuyên sử dụng để cải thiện đáng kể căn bệnh này.

Kem bôi và thuốc mỡ: Là một trong những loại thuốc chống viêm và làm giảm nhẹ các triệu chứng chính như ngứa, viêm,... của bệnh. Thuốc này có thể dùng đường tiêm hoặc uống và chỉ được sử dụng trong một thời gian ngắn.
                                 
                               

Chữa bệnh chàm bằng thuốc bôi
Dùng thuốc bôi để chữa bệnh chàm


Một số loại thuốc khác được sử dụng như: Thuốc kháng sinh, thuốc điều trị virus nhiễm bệnh và nấm,..Để tránh tình trạng gãi do ngứa vết thương về ban đêm, người bệnh thường được khuyên sử dụng thuốc kháng sinh Histamin gây buồn ngủ.

Các loại kem dưỡng ẩm: Giảm sự mất nước và giúp cân bằng lớp biểu bì dưỡi da.

Các chất ức chế cục bộ giúp giảm viêm và ngăn chặn bệnh bùng phát.
                                        
Một số trường hợp được khuyên sử dụng đèn tia cực tím để điều trị bệnh. Tuy nhiên, cần phải tìm hiểu và theo dõi kỹ khi sử dụng đến phương pháp này.

Bên cạnh các phương pháp sử dụng thuốc là chủ yếu thì còn có những bài thuốc dân gian mà mọi người vẫn hay truyền nhau để chữa trị bệnh vì tính lành từ nguyên liệu của nó, ví dụ như: dùng dưa leo để đắp vào vùng da bị chàm, hạt nhục đậu khấu kết hợp mật ong, cây đàn hương,... Tuy nhiên, cần tìm hiểu kỹ để có thể sử dụng, tránh để thiếu hiểu biết làm bệnh có nguy cơ nặng thêm. 

Một số cách để giảm bớt các triệu chứng của bệnh Chàm

Nên tắm nước ấm

Mặc quần áo bông, các loại vải mềm, tránh các loại vải thô, sợi hỗn hợp, tránh mạc quần áo bó sát.

Sau khi tắm, nên lau nhẹ bằng khăn hoặc để khô tự nhiên, không chà xát mạnh.

Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột và hạn chế các hoạt động làm bạn đổ mồ hôi

Tìm hiểu kỹ các tác nhân dễ gây bệnh và tránh tiếp xúc với chúng.

Giữ móng tay ngắn, hạn chế gãi và tránh chà xát, tránh để trầy xước hay làm tổn thương vùng da bị bệnh.

Mặc dù đây là căn bệnh không lây nhiễm nhưng đây lại rất phổ biến. Bệnh chàm gây ảnh hưởng thẩm mỹ đối với người đối diện và gây suy giảm sức đề kháng của chính cơ thể bạn. Chính vì vậy, mỗi người hay tự trang bị cho mình kiến thức phòng tránh bệnh và nếu không may đã mắc bệnh, hãy tìm cho mình phương pháp hiệu quả để điều trị căn bệnh này nhé. 

TuThuoc24h.net