Bệnh hen suyễn ở trẻ em: nguyên nhân, cách điều trị mẹ cần biết
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Trẻ Em

Bệnh hen suyễn ở trẻ em: nguyên nhân, cách điều trị mẹ cần biết

Bệnh hen suyễn ở trẻ em nguyên nhân dẫn đến có thể từ gia đình, hoặc cơ địa ở trẻ, thời tiết.... Vậy bệnh hen suyễn ở trẻ có chữa dứt điểm được không?

Trẻ nhỏ hệ hô hấp còn yếu, nếu không được chăm sóc cẩn thận sẽ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Bệnh hen suyễn ở trẻ em ( bệnh hen phế quản) là bệnh lý về đường hô hấp hay gặp phải. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây ra các biến chứng.

Bệnh hen suyễn là bệnh gì?

Bệnh hen suyễn ở trẻ em là bệnh phổ biến
Hen phế quản là một bệnh viêm mãn tính đường hô hấp ở trẻ em

Hen phế quản là một bệnh viêm mãn tính đường hô hấp. Tình trạng viêm này làm cho đường thở trở nên rất nhạy cảm với các chất kích thích khác nhau. Khi tiếp xúc với chất kích thích này, đường thở (chủ yếu là phế quản) sẽ phù nề, co thắt; chứa đầy chất nhầy nên bị tắc nghẽn khiến cho bệnh nhân có cơn ho, khò khè, khó thở. 

Đồng thời, bệnh hen suyễn xuất hiện ở trẻ có thể gây ra những hậu quả xấu trước mắt và lâu dài cho sức khỏe của con.

Nguyên nhân gây hen phế quản

Những vấn đề sau có thể là nguyên nhân gây bệnh hen phế quản ở trẻ em:

  • Thứ nhất là do yếu tố gia đình: Nếu một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình có bố hoặc mẹ không bị hen phế quản thì nguy cơ bị bệnh hen phế quản rất thấp khoảng 10%. Tuy nhiên, nguy cơ mắc hen phế quản sẽ tăng lên 25% nếu một trong bố và mẹ bị hen; tăng lên 50% nếu cả bố và mẹ bị hen phế quản.
  • Thứ hai là yếu tố cơ địa dị ứng: Những đứa trẻ thường xuyên bị chàm, nổi mề đay, viêm mũi dị ứng hay mắc các bệnh dị ứng khác... có nguy cơ bị hen phế quản.
Những nguyên nhân dẫn đến bệnh hen suyễn ở trẻ em
Những nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn
  • Thứ ba là do thời tiết, môi trường sống như: Khói, bụi, lông động vật..., vi sinh vật (một số virus viêm đường hô hấp, nấm mốc); thức ăn (tôm, cua, ốc, đồ ăn có chất bảo quản), và các tác nhân khác như vận động quá sức.
  • Triệu chứng nhận biết trẻ mắc bệnh hen suyễn

    Đặc trưng của bệnh hen suyễn có thể chẩn đoán thường dễ dàng thông qua các biểu hiện: trẻ ho, có cảm giác nặng ngực, thở khò khè, khó thở cùng với thở nhanh; khi thở cảm thấy lồng ngực hay cơ vùng cổ bị co kéo, cánh mũi phập phồng, v.v. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc chẩn đoán cũng dễ dàng. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý kỹ các biểu hiện cụ thể sau:

  • Ho: Trẻ bị ho tái đi tái lại nhiều lần, đặc biệt là ho nhiều về đêm. Đây là một phản ứng của cơ thể giúp đẩy các chất bài tiết; hoặc các dị nguyên như khói, bụi, phấn hoa,... ra ngoài. Là triệu chứng của nhiều bệnh viêm đường hô hấp khác nhau nhưng nếu tình trạng ho kéo dài. Ho đặc biệt nhiều vào ban đêm thì có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn.
Những triệu chứng của bệnh hen phế quản
Ho là một trong những triệu chứng của bệnh hen suyễn
  • Thở khò khè: Do phế quản bị phù nề, không khí qua phế quản bị cản trở tạo nên âm thanh khò khè. Đây được coi là dấu hiệu điển hình của hen suyễn.
  • Khó thở, hơi thở rất nhanh và gấp: Trẻ bị khó thở do đường thở bị co hẹp; hiện tượng thở nhanh, thở gấp sẽ nặng hơn khi trẻ vận động như chạy bộ, leo cầu thang,...
  • Mặt nhợt nhạt, ra mồ hôi: khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng oxy trẻ sẽ có các dấu hiệu mặt nhợt nhạt, mệt mỏi, ra mồ hôi.

 

Tuy nhiên, trong trường hợp một số trẻ không lên cơn hay có dấu hiệu điển hình; có thể chẩn đoán bằng đo hô hấp ký. Đây là một nghiệm pháp không quá đắt tiền có thể giúp chẩn đoán bệnh. Khi gia đình nghi ngờ trẻ bị hen, nhưng không lên cơn hoặc có một số biểu hiện không điển hình, không rõ ràng mà được các bác sĩ gọi bằng thuật ngữ “hen dấu mặt”.

Tuy nhiên, nghiệm pháp này khó thực hiện được cho trẻ dưới 6 tuổi; vì cần đây là biện pháp cần hợp tác của người bệnh. 

Hen suyễn có nguy hiểm không?

Bệnh hen suyễn có dẫn đến những nguy hiểm không
Bệnh hen suyễn có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm

Trẻ em có tỉ lệ mắc bệnh hen cao gấp đôi so với người lớn (tỉ lệ mắc bệnh hen ở trẻ em là 10% so với người lớn là 5%). Nhóm trẻ em 12-13 tuổi ở nước ta có tỉ lệ mắc bệnh hen cao hàng đầu Châu Á và xu hướng ngày càng gia tăng. Nếu không được  điều trị kịp thời, hen ở trẻ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Xẹp phổi: Đây là một biến chứng thường gặp, xuất hiện ở hơn 1/3 trẻ em nhập viện do hen phế quản. Khi hen được kiểm soát, tình trạng xẹp phổi sẽ được cải thiện.
  • Giãn phế nang đa tiểu thùy: Ở bệnh nhân bị hen, sự đàn hồi của các phế nang sẽ giảm dần theo theo thời gian; điều đó có thể dẫn đến giảm thể tích khí thở ra, khí cặn tăng.
  • Tràn khí màng phổi, trung thất: Khi mắc bệnh hen phế quản, các phế nang của người bệnh sẽ bị giãn rộng. Cùng với đó, tại các vùng phế nang bị giãn ít có mạch máu nuôi dưỡng, sẽ làm áp lực trong phế nang tăng. Khi làm việc nặng hoặc ho mạnh, phế nang dễ bị vỡ gây tràn màng phổi, tràn khí trung thất.
  • Ngừng hô hấp kèm tổn thương não: tình trạng suy hô hấp kéo dài gây ra thiếu oxy não.
  • Suy hô hấp: thường gặp ở các bệnh nhân hen cấp tính nặng hoặc hen ác tính. Bệnh nhân khó thở liên tục, tím tái, đôi lúc ngừng thở và phải được sự hỗ trợ của máy thở. Đây là một tình trạng nguy hiểm có thể gây tử vong.
bệnh hen có thể dẫn đến suy hô hấp
Bệnh hen phế quản có thể dẫn tới suy hô hấp

Bệnh hen suyễn ở trẻ em có chữa được không?

Hen suyễn ở trẻ khó có thể điều trị khỏi hoàn toàn; tuy nhiên nếu bệnh được phát hiện sớm và tuân thủ theo điều trị của bác sĩ thì có thể kiểm soát được bệnh.

Các biện pháp chăm sóc trẻ bị hen suyễn

Khi trẻ lên cơn hen

Trẻ lên cơn hen có thể dẫn tới ho, khò khè
Cha mẹ cần nhận biết các dấu hiệu trẻ sắp lên cơn hen để có cách chăm sóc chu đáo

Cha mẹ cần nhận biết các dấu hiệu trẻ sắp lên cơn hen như trẻ ho, khò khè, khó thở, nặng ngực, thức giấc về đêm. Cho trẻ sử dụng các thuốc cắt cơn tác dụng nhanh dạng hít hoặc xông do bác sĩ hướng dẫn;  sau đó cho trẻ nghỉ ngơi ít nhất 1 giờ.

Khi nào cần đưa bé gặp bác sĩ

Trường hợp thuốc cắt cơn không có tác dụng, tình trạng khó thở vẫn còn tiếp diễn; trẻ nói năng khó nhọc, trẻ phải ngồi thở; cánh mũi phập phồng, co kép vùng xung quanh xương sườn và cổ khi thở; môi và đầu ngón tay bị tím tái. Đây là tình trạng nguy kịch, phải nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất cấp cứu.

Chăm sóc trẻ trong lối sống sinh hoạt

Cần hạn chế các yếu tố kích thích có thể làm khởi phát cơn hen như: Không để vật nuôi trong nhà; tránh dùng các loại thuốc xịt như xịt muỗi, nước hoa, xịt phòng, không hút thuốc lá nơi gần trẻ.

không để trẻ tiếp xúc với thú cưng
Không để trẻ tiếp xúc với thú cưng

Không cho trẻ ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, đồ chiên nướng,...

Đối với nơi trẻ ngủ, cần được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, không nên trải thảm. Thường xuyên giặt khăn trải giường và chăn mền bằng nước nóng, phơi khô ngoài nắng. Đồng thời, không cho trẻ chơi thú nhồi bông hay tránh thú cưng vào nơi trẻ ngủ.

Trong phòng ngủ hay căn nhà nên có cửa sổ, nên đóng mở thường xuyên để duy trì không khí sạch và trong lành.

Cho trẻ sử dụng thuốc phòng ngừa hen lâu dài

Khi bệnh hen của trẻ không được kiểm soát tốt, trẻ thường xuyên lên cơn hen > 1 lần trong tuần, trẻ bị thức giấc vì cơn hen hơn 2 lần trong tháng, trẻ phải dùng thuốc cắt cơn hen mỗi ngày, trẻ từng nhập viện vì cơn hen nặng. Các thuốc phòng ngừa hen hiện này thường là thuốc kháng viêm dạng hít. Cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ; thời gian dùng thuốc đủ dài để cải thiện tình trạng hen.

Mặc dù bệnh hen suyễn ở trẻ em là một bệnh không thể trị dứt điểm; song vẫn có thể kiểm soát tốt được. Phòng ngừa hen sẽ giúp cho trẻ giảm hoặc không còn lên cơn hen; trẻ có thể sinh hoạt – học tập - vui chơi bình thường. Hãy cho trẻ tránh xa những nguyên nhân khởi phát cơn hen; cho trẻ sử dụng thuốc phòng ngừa lâu dài nếu cần thiết. Đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời nếu có những triệu chứng khác lạ. Mong rằng với bài viết này có thể giúp ba mẹ có cái nhìn rõ hơn về bệnh hen suyễn cũng như chăm sóc sức khỏe cho con trẻ ở nhà.

TuThuoc24h