Có rất nhiều cách trị hen suyễn tại nhà được phổ biến rộng rãi, tuy nhiên chỉ khi hiểu rõ và nắm bắt đúng thời điểm nào nên dùng biện pháp nào thì mới tối ưu hóa được các hiệu quả của nó. Dưới đây là tổng hợp những cách chữa bệnh hen suyễn mà được nhiều người tin dùng và liệu trình sử dụng mà các bạn đang “cùng cảnh ngộ” có thể áp dụng.
Hen suyễn là gì?
Hen suyễn là bệnh mãn tính về viêm phế quản. Bệnh dẫn đến sưng phù và sản sinh ra nhiều đờm làm tắc nghẽn luồng khí thở khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng khó thở, khò khè, thở không ra hơi, nhất là vào buổi sáng sớm hay chiều tối. Bệnh hen suyễn gây ảnh hưởng nhiều đến công việc, học tập và sức khỏe của người bệnh. Bệnh kéo dài và nhiều người dùng rất nhiều thuốc đã lâu nhưng không thấy có kết quả nên rất lo lắng.
Chữa hen suyễn khẩn cấp tại nhà
Trà hay cà phê có caffeine
-
Caffeine là thành phần chính trong trà đen hay trà xanh và cà phê giữ vai trò ngăn ngừa hen suyễn tấn công và làm dịu triệu chứng.
-
Caffeine cũng có tác dụng tương tự thuốc trị hen nổi tiếng như Theophylline giúp khai thông đường thở hay ống khí quản. Caffeine có khả năng cải thiện chức năng thở với bệnh nhân hen suyễn lên đến 4 giờ.
-
Vì vậy, trà đen, trà xanh hay cà phê sẽ hữu dụng trong các trường hợp khẩn cấp khi cơn suyễn ập đến.
-
Dùng cà phê hay trà ấm sẽ mang lại hiệu quả trị liệu nhanh và an toàn hơn.
Dầu khuynh diệp
-
Dầu khuynh diệp từ lâu có rất nhiều công dụng trong việc chữa bệnh. Khi hít dầu, hương thơm sẽ làm bạn có cảm giác dễ chịu, nhờ vậy mà các triệu chứng bệnh về hô hấp như hen suyễn hay viêm phế quản sẽ được kiềm hãm.
-
Để sử dụng dầu hiệu quả trong việc chữa trị hen suyễn, bạn hãy đổ vài giọt dầu vào máy xông hơi để hương dầu khuếch tán xung quanh. Bạn nên ngồi gần và hít một hơi thật sâu nếu có thể. Nếu không có máy khuếch tán dầu, bạn cũng có thể dùng một chén nước ấm và đổ vài giọt dầu vào, sau đó hít từ từ.
-
Các tinh dầu khác cũng khá hữu ích như oải hương và húng quế.
-
Bạn cần nghiên cứu để chọn lựa nhãn hiệu phù hợp, an toàn và chất lượng. Tinh dầu có thể làm hen suyễn tấn công với các triệu chứng do mùi hóa học kích thích. Vì vậy, bạn cần thận trọng khi chọn tinh dầu nhé.
Dầu mù tạt
-
Dầu mù tạt là loại dầu béo có chứa Isothiocyanate được làm từ hạt mù tạt. Chúng khác với tinh dầu mù tạt, là một loại dầu dược phẩm và bạn nên tránh thoa trực tiếp lên da.
-
Dầu hạt mù tạt giúp giảm triệu chứng khi lên cơn hen và giúp mở rộng đường thở, cải thiện chức năng phổi.
-
Ngoài ra, bạn có thể massage hỗn hợp dầu mù tạt ấm và muối lên ngực nhiều lần trong ngày cho đến khi triệu chứng tan biến. Cao mù tạt được làm từ hạt mù tạt cũng có tác dụng tương tự.
Từ từ, hít thở sâu
-
Việc này khá khó để thực hiện, nhưng nếu làm được sẽ hỗ trợ giảm cơn suyễn của bạn rất tốt bởi ít nhất nó giúp giảm đi hơi thở gấp dẫn đến tình trạng thiếu oxy, góp phần làm cho người bệnh thả lỏng, thoải mái hơn.
-
Thở sâu còn giúp bạn bình tĩnh, thư giãn cơ. Giữ bình tĩnh sẽ giúp ngăn ngừa các cơn co thắt ở ngực.
Phòng ngừa hen suyễn bằng cách thay đổi thói quen:
Tránh độ ẩm
-
Để giảm cơn hen suyễn, bạn phải chú ý đến chất lượng không khí. Thời tiết quá nóng ẩm cộng với chất lượng không khí không tốt có thể gây kích phát các triệu chứng ở nhiều người. Ngoài ra, tránh những vùng bị ô nhiễm nặng có thể khiến tình trạng hen suyễn thêm trầm trọng.
-
Sử dụng một máy điều hòa nhiệt độ để hạ độ ẩm trong nhà và giảm lượng phấn hoa trong không khí có nguồn gốc từ cây xanh, cỏ trồng và cỏ dại len lỏi chui vào trong; đóng cửa sổ vào mùa cây cỏ thụ phấn.
-
Nếu sống trong vùng khí hậu ẩm ướt, tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng máy hút ẩm
-
Tránh sống gần đường cao tốc hoặc đoạn giao nhau có nhiều xe qua lại, nơi mà nguy cơ bị ô nhiễm không khí cao hơn;
-
Nếu được, chuyển đến nơi mà bạn có thể tận hưởng không khí khô ráo và trong lành, tránh thay đổi nhiệt độ quá đột ngột.
Hạn chế phơi nhiễm với bụi
-
Do đặc tính gây dị ứng, bụi là một trong những tác nhân gây hen suyễn phổ biến nhất bởi nó chứa những phần tử phấn hoa, nấm mốc, sợi vải từ quần áo và thuốc tẩy nhỏ li ti. Một tác nhân gây suyễn tương tự là mạt bụi nhà. Đây là những con bọ nhỏ xíu sống trong khăn trải giường, chăn, gối ôm, nệm, nội thất mềm, thảm chùi chân và các loại thú nhồi bông. Do vậy, hãy cố gắng giữ nhà bạn sạch bụi và mạt bụi bằng những cách dưới đây:
-
Lau chùi và thay thế máng lọc máy lạnh thường xuyên;
-
Loại bỏ thảm chùi chân và khăn trải giường nặng khỏi phòng ngủ;
-
Thường xuyên giặt tất cả những vật dụng trên giường ngủ và thú nhồi bông bằng nước nóng;
-
Dùng bao gối và bao nệm có thể khử các ứng nguyên;
-
Hút bụi hai lần một tuần;
-
Thường xuyên quét bụi tất cả bề mặt bằng vải ẩm;
-
Đeo mặt nạ và găng tay khi lau chùi và hút bụi để hạn chế sự phơi nhiễm với bụi và hóa chất;
-
Tránh treo các loại màn tranh dễ bị bụi và màn cửa dài lên cửa sổ. Bạn có thể dùng màn chắn và những loại rèm cửa có thể giặt được;
-
Kiểm soát tiếng ồn;
-
Để đồ đã giặt trong tủ quần áo;
-
Giữ cho phòng ngủ được thông hơi kỹ lưỡng.
-
Ngăn ngừa nấm mốc
-
Nấm mốc là các dị ứng nguyên có thể làm khởi phát các triệu chứng hen suyễn. Nấm mốc ưa những môi trường ẩm ướt, vì vậy rèm tắm hay các vật dụng trong phòng tắm, chậu, bồn rửa và gạch lát sàn sẽ là những nơi sinh sống yêu thích của chúng. Hãy lưu ý những nơi ẩm ướt trong nhà bếp, phòng tắm, tầng hầm và xung quanh sân. Cố gắng giảm thiểu sự phơi nhiễm bằng cách ngăn ngừa nấm mốc và dọn sạch ngay khi chúng vừa xuất hiện bằng những cách sau:
-
Dùng máy hút ẩm hoặc quạt hút khi tắm;
-
Thường xuyên lau chùi những vùng ẩm ướt trong nhà tắm, nhà bếp và xung quanh nhà để ngăn không cho các bào tử nấm mốc phát triển;
-
Lau chùi bằng xà phòng loại nhẹ và nước nóng ngay khi có dấu hiệu của nấm mốc;
-
Quăng những đồ vật bị nấm mốc nếu không rửa sạch được;
-
Loại bỏ lá bị nấm mốc hoặc củi ướt trong sân;
-
Sửa chữa ống nước bị rò rỉ hay những nguồn gây rò nước khác càng sớm càng tốt;
-
Loại bỏ các chậu cây cảnh trong nhà. Thay vào đó, đặt chúng trong vườn hoặc sân sau. Để ngăn nấm mốc, không nên tưới quá nhiều nước và đặt cây ở nơi có nhiều nắng.
Tránh xa vật nuôi
-
Vật nuôi có thể khởi phát cơn hen ở những người dị ứng với chúng. Vảy da chết, các phần tử tóc, lông mao, lông vũ và nước dãi là những tác nhân gây hen phổ biến.
-
Nếu việc chia xa với vật nuôi yêu quý là không thể, hãy đảm bảo bạn tuân thủ những điều sau đây:
-
Tuyệt đối không cho vật nuôi vào phòng ngủ;
-
Không được cho vật nuôi leo trèo lên bất kỳ đồ nội thất nào;
-
Thường xuyên tắm rửa hoặc chải lông cho vật nuôi;
-
Không được cho trẻ bị suyễn chơi với chó, mèo và những vật nuôi khác.
Diệt gián
Gián cũng có thể kích phát những cơn dị ứng và cơn hen. Chúng tiết ra các chất gây ra phản ứng dị ứng ở những người bị suyễn cũng như tình trạng ho, thở khò khè ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc loại bỏ gián ra khỏi nhà do đó khá quan trọng. Bạn có thể tham khảo những điều sau đây:
-
Không để đồ ăn, nước uống và rác mà không che đậy;
-
Không để thức ăn của vật nuôi qua đêm;
-
Rửa chén dĩa và dụng cụ ăn uống ngay khi sử dụng xong;
-
Không làm rơi thức ăn và làm đổ nước lên bề mặt chỗ nấu;
-
Lau sạch chỗ nấu ăn và bàn ghế bằng nước xà phòng;
-
Dùng bẫy và gel diệt gián để tiêu diệt loài côn trùng này;
-
Hút bụi, quét và lau nhà hai đến ba ngày một lần ở bất kì nơi nào mà bạn thấy gián;
-
Kiểm tra sân sau và chỗ để xe để xem nơi ẩn náu của chúng;
-
Bịt kín bất kỳ chỗ hở nào mà gián có thể chui vào như bồn rửa, ống nước bị rò rỉ, v.v.
-
Giảm độ ẩm trong nhà do điều này làm tăng sự phát triển của gián và các loại sâu bọ khác;
-
Liên hệ với một chuyên gia kiểm soát sâu bọ để loại bỏ gián nếu cần thiết.
Những bài thuốc hiệu quả chữa hen suyễn tại nhà
Trị hen suyễn bằng nước chanh
Trong nước chanh chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ cơ thể chống lại các vi khuẩn có hại cũng như các yếu tố gây dị ứng. Từ xa xưa, ông cha ta vẫn thường dùng chanh để trị cảm lạnh, đau họng, các bệnh về nha, tiêu hóa, huyết áp và hô hấp.
Ngoài ra, axit citric có trong nước chanh là một trong những chất cần thiết cho năng lượng cơ thể. Nó giúp khai thông và xúc tiến khả năng hoạt động cho phổi, giúp cho bệnh nhân hen suyễn thở dễ dàng hơn. Chanh cũng góp phần loại bỏ các yếu tố gây dị ứng ảnh hưởng tiêu cực cho hệ hô hấp thông qua chất chống oxy hóa.
Trị hen suyễn bằng tỏi
Tỏi có tác dụng chữa trị các chứng khó thở rất hữu hiệu. Trong tỏi có chứa thành phần chống oxy hóa và chất kháng viêm, giúp làm giảm triệu chứng viêm nhiễm và làm giảm tắc nghẽn trong phổi.
Bạn có thể đun một vài tép tỏi cùng 1/2 cốc sữa, uống 1 lần 1 ngày hoặc có thể tự chế trà tỏi theo cách làm dưới đây:
-
Cho khoảng 3 tép tỏi bóc vỏ vào ấm nước sôi và để trong khoảng 5 phút. Từ từ thưởng thức.
-
Nếu không dùng được tỏi tươi, bạn có thể uống viên nang tỏi để thay thế. Tuy nhiên, tác dụng sẽ giảm đi nhiều.
Trị hen suyễn bằng mật ong
Mật ong có nhiều công dụng hữu ích như kháng viêm, kháng khuẩn, giúp chống lại các vi khuẩn gây ra triệu chứng ho, đặc biệt là thở khò khè. Sử dụng mật ong sau khi ăn một vài giờ sẽ giúp tiêu đờm trong cổ họng và phế quản, nhờ đó mà triệu chứng khó thở sẽ giảm bớt.
Bạn có thể kết hợp một muỗng cà phê mật ong với một tách nước ấm. Sau đó, uống từ từ. Liều lượng uống 1 ngày 3 tách nhỏ.
Trị hen suyễn bằng gừng
(hình
-
Gừng là phương thuốc chữa hen suyễn rất hiệu quả. Nó được biết đến với công dụng kháng viêm và ngăn chặn các chứng viêm đường hô hấp. Bên cạnh đó, gừng còn có tác dụng long đờm đường hô hấp giúp người bệnh dễ thở hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các hợp chất như gingerol chứa trong gừng có thể làm tăng tác dụng giãn cơ của các loại thuốc chống hen suyễn.
-
Dưới đây là một số gợi ý về cách làm thuốc chữa hen phế quản từ gừng:
-
Lấy một lượng vừa phải nước cốt gừng và nước ép quả lựu rồi cho thêm mật ong vào. Uống 1 muỗng canh hỗn hợp này 2-3 lần/ ngày.
-
Cho 1 thìa cà phê gừng băm nhuyễn vào 1 hoặc 1/2 chén nước sôi, dùng để uống trước khi đi ngủ.
-
Thái nhỏ 1 củ gừng tươi và đun sôi với nước khoảng 5 phút rồi chờ nguội và thưởng thức.
-
Để giải độc cho phổi và cải thiện tình hình hô hấp, đun một muỗng canh hạt cỏ cari với 1 chén nước rồi cho thêm 1 muỗng canh nước cốt gừng và mật ong vào. Uống 2 lần, sáng và chiều.
-
Bạn cũng có thể nhai gừng tươi với một chút muối để dễ thở hơn.
Trị hen suyễn bằng nghệ
Nghệ là thảo dược tự nhiên giúp giảm bớt các triệu chứng của hen phế quản một cách an toàn và nhanh chóng. Nó có đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa. Nhờ vậy, nghệ làm giảm viêm đường hô hấp và giảm triệu chứng khó thở của bệnh hen suyễn. Bên cạnh đó, nghệ còn giàu kali, sắt, vitamin B6 và chất xơ.
Dưới đây là gợi ý một số cách chữa bệnh hen bằng nghệ:
-
Trộn bột nghệ, cho chuối với bột lúa mạch theo tỷ lệ bằng nhau cùng với mật ong, ngậm hỗn hợp này 4-5 lần/ngày để long đờm.
-
Uống 1/4 thìa cà phê bột nghệ cùng một ly nước nhỏ nước ấm, giúp ngăn ngừa cơn hen suyễn.
-
Đốt bột nghệ cho đến khi nóng và hít khói này. Khói bột nghệ có tác dụng long đờm mạnh mẽ.
Trên đây là các cách trị hen suyễn tại nhà, hy vọng bài viết thật sự hữu ích với bạn và bài viết chỉ mang tính chất tham khảo nếu bạn có những biểu hiện của tình hình bệnh nặng, chúng tôi khuyên bạn nên thăm khám bác sĩ để có thể có biện pháp điều trị thích hợp nhất.
Tuthuoc24h