Bệnh hen suyễn là tình trạng phế quản bị viêm nặng và xuất hiện phổ biến ở trẻ em. Cơn hen suyễn thường xuất hiện vào mỗi sáng sớm hoặc đêm khuya khi ngủ. Vậy liệu bệnh hen suyễn có lây không?
Bệnh hen suyễn có triệu chứng như thế nào?
Triệu chứng của bệnh hen suyễn rất phong phú, bệnh nhân đôi khi chỉ có một vài triệu chứng ở thời điểm nhất định: ho vào mỗi ban đêm. Các triệu chứng bệnh hen suyễn bao gồm: thở khò khè. tức ngực, khó thở,, mất ngủ do thở rít, ho, thở nhanh và gấp, mặt nhợt nhạt, mồ hôi.
Tuy nhiên cũng nên lưu ý sẽ xuất hiện một số dấu hiệu của việc bệnh hen suyễn trở lên nặng hơn như: thở khò khè và khó thở lúc về đêm, các triệu chứng đến thường xuyên tuy nhiên mức độ lại nặng hơn càng ngày càng khó thở, hạn chế hoạt động thể lực nhiều hơn.
Các tác nhân khiến cơn hen suyễn bùng phát bao gồm như:
-
Khói từ thuốc lá
-
Tập thể dục khi trời lạnh
-
Tiếp xúc với chất gây dị ứng
-
Đường hô hấp bị lạnh
-
Nước hoa hoặc các sản phẩm có mùi khác
-
Mùi hóa chất mạnh
-
Không khí lạnh
-
Một số thuốc như chẹn Beta, aspirin, ibuprofen
-
Stress, lo lắng, xúc động
Bệnh hen suyễn có lây không?
Bệnh hen suyễn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cũng như bệnh lại dễ tái phát thường xuyên. Chính vì thế mà không ít người lo lắng bệnh hen suyễn sẽ lây nhiễm đến những người khác trong gia đình, đặc biệt khi những người thân dùng chung vật dụng gia đình thường ngày. Tuy nhiên trên thực tế, bệnh hen suyễn không do virus hoặc vi khuẩn gây ra vì vậy đây không phải căn bệnh truyền nhiễm. Nên bạn không cần lo lắng mà thay vào đó, hãy yên tâm chăm sóc cũng như dùng chung đồ dùng sinh hoạt hàng ngày với người bệnh hen suyễn.
Mặc dù bệnh hen suyễn không phải là một căn bệnh lây truyền nhưng nó có tính di truyền. Chính vì thế nên có rất nhiều yếu tố được cho rằng làm tăng khả năng mắc bệnh hen suyễn bao gồm như:
-
Có người thân bị hen.
-
Tiền sử dị ứng
-
Béo phì
-
Hút thuốc lá
-
Hút thuốc lá thụ động
-
Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất
Bệnh hen suyễn có chữa được không?
Do hen suyễn vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để nên cách tốt nhất cho bệnh nhân là cải thiện chất lượng cuộc sống và hạn chế các cơn hen xảy ra cũng như tuân thủ các bước điều trị và thường xuyên đi đánh giá định kỳ tình trạng bệnh.
Liệu pháp điều trị bệnh hen suyễn cho người bệnh hen suyễn tương đối khá phức tạp, bệnh nhân cần nhận biết lúc nào sắp lên cơn hen, tránh những yếu tố khởi phát cơn hen, dùng thuốc đúng cách và có chế độ làm việc hợp lý cũng như giữ môi trường xung quanh sạch sẽ để tránh tiếp xúc với chất gây kích thích. Trong nhiều trường hợp lên cơn hen liên tục, bệnh nhân có thể cần các loại thuốc cắt cơn nhanh như albuterol xịt họng hoặc khí dung.
Ngoài ra, tùy từng đối tượng người bệnh sẽ có các thiết bị hỗ trợ cũng như dùng thuốc khác nhau.
Một số loại thuốc được dùng trong điều trị hen suyễn
Điều trị bệnh hen suyễn bao gồm 2 mục đích chính: cắt cơn hen cấp và ngăn ngừa cơn hen cấp xuất hiện trở lại (thuốc điều trị dự phòng).
Các thuốc cắt cơn bao gồm: Là những loại thuốc giãn phế quản và dùng để cắt cơn hen tại chỗ. Các thuốc thường gặp là Salbutamol, Terbutalin, Fenoterol, SABAS, LABAS.
Các thuốc dự phòng hen phế quản:
-
Thuốc corticosteroid dạng hít: là lựa chọn hàng đầu trong điều trị và kiểm soát tình trạng hen phế quản ở trẻ em mọi lứa tuổi. Bên cạnh đó, dạng khí i cũng thường hay được sử dụng. Tuy nhiên đó chỉ sử dụng khi trường hợp bệnh nhẹ còn nếu nặng hơn thì sẽ dùng corticosteroid uống.
-
Thuốc corticosteroid dạng uống: Có tác dụng ngắn và làm giảm nhanh cơn hen cấp tính khi đi vào trong cơ thể tuy nhiên nếu sử dụng lâu dài và dùng liều quá cao có thể gây ra rất nhiều tác dụng phụ.
-
Thuốc kháng Leukotriene: Có tác dụng chống viêm và làm giãn phế quản khi sử dụng trong điều trị hen phế quản giúp làm giảm các cơn hen suyễn, tuy nhiên, tác dụng chống viêm của chúng yếu hơn so với corticoid hít
-
Thuốc chủ vận Beta kéo dài: Cũng giống như SABAs tuy nhiên tác dụng của thuốc này kéo dài hơn trong việc điều trị và giảm bớt tình trạng hen suyễn ở bệnh nhân
-
Thuốc Omalizumab (Xolair): Dùng trong điều trị hen dị ứng tuy nhiên thuốc điều trị hen suyễn từ mức độ trung bình đến nặng ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên
-
Liệu pháp miễn dịch: Mục đích của liệu pháp miễn dịch là giúp cơ thể dung nạp với các dị nguyên làm khởi phát hoặc nặng lên các cơn hen trong khi các dị nguyên này không thể loại bỏ được hoàn toàn trong môi trường sống như: mạt bọ nhà, phấn hoa,...
-
Thuốc Theophylline: Thuốc thường được sử dụng để giảm bớt tình trạng cũng như điều trị thở khò khè, hơi thở nặng nề, tức ngực trong bệnh hen suyễn. Thuốc có tác dụng mở rộng ống dẫn khí ở phổi, giúp bạn dễ thở hơn
Mặc dù các thuốc kể trên sẽ giúp ngăn ngừa cũng như làm giảm bớt các triệu chứng, tuy nhiên bệnh nhân vẫn nên duy trì lối sống lành mạnh và làm giảm khả năng sự xuất hiện các cơn hen suyễn làm ảnh hưởng đến cuộc sống.
Một số biện pháp để bệnh nhân có thể tự mình kiểm soát và làm giảm triệu chứng của bệnh hen suyễn như: tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng hợp lý, chế độ ăn và làm việc hợp lý, nghỉ ngơi phù hợp tình trạng bệnh cũng như dọn dẹp không gian xung quanh.
Như vậy là Tuthuoc24h đã giải đáp thắc mắc cho bạn “ Liệu bệnh hen suyễn có lây không?” cũng như hãy có những biện pháp phòng ngừa bệnh hen suyễn nhé.
Tuthuoc24h