Cuộc sống hiện đại, xô bồ khiến con người ta sống xa cách hơn, dễ bị những áp lực, mệt mỏi chi phối. Số người mắc căn bệnh trầm cảm ngày càng tăng lên. Đây cũng là nỗi lo của không ít người dù cho nó không phải qua lây lan như những căn bệnh khác. Cũng chính căn bệnh ấy, lâu dần khiến con người ta tự kết thúc cuộc đời mình!
Trầm cảm nhẹ là gì?
Thực ra đây là một bệnh về tâm lý mà khi đó người mắc phải có tinh thần không ổn định, khả năng nhận thức cũng như hành động không còn tốt nữa. Chúng ta có thể hiểu đơn giản trầm cảm chính là cảm xúc bị kìm nén lại, người bệnh sẽ bí bách, rất khó gần và không thích tham gia các hoạt động nơi đông người. Họ hay bi quan, tuyệt vọng, suy sụp và không muốn chia sẻ bất cứ điều gì với ai kể cả người thân thiết. Hậu quả sau cùng họ sẽ tìm đế cái chết để giải thoát.
Nguyên nhân của trầm cảm nhẹ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này, sau đây chúng tôi liệt kê một số nguyên nhân hay gặp:
1. Do những chấn động về tâm lý: Khi có một chuyện không may xảy ra nhưng để lại cú sốc lớn với họ
2. Do những căng thẳng stress kéo dài: Ap lực công việc, áp lực cuộc sống khiến họ mệt mỏi, căng thẳng
3. Do tâm lý yếu: Họ dễ chán nản, bi quan hay bỏ cuộc khi gặp khó khăn
4. Do yếu tố di truyền: Họ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với người bình thường nếu như trước đó đã có người thân mắc bệnh rồi
5. Do mất ngủ thường xuyên: Sẽ gây giảm sút sức khỏe, luôn mệt mỏi, ủ rũ
6. Do tác dụng phụ của thuốc ngủ, thuốc an thần: Do các tác dụng phụ của thuốc khi sử dụng thuốc lâu dài thường xuyên
7. Do sử dụng bia rượu, chất kích thích: Ảnh hưởng đến não bộ, gây rối loạn tâm lý, tinh thần bất ổn
8. Do những chấn thương ở đầu: Do não bộ bị tổn thương nên suy yếu dần
Dấu hiệu của trầm cảm nhẹ
Tuy nhiên không phải cứ trông ai ít nói, trầm tính hay đang suy sụp vì một chuyện nào đó mà kết luận họ bị trầm cảm ngay được. Sau đây chúng tôi đưa ra một số dấu hiệu để chúng ta nhận biết sớm căn bệnh này hơn:
1. Họ bỗng nhiên không còn hứng với cuộc sống, với công việc, thậm chí với niềm đam mê cũng bỏ bê; họ không có động lự để làm bất cứ điều gì nghiêm túc
2. Họ thường xuyên trong tình trạng buồn bã, u uất, thậm chí bật khóc bất cứ lúc nào.
3. Trông họ khá mệt mỏi và thiếu ngủ; bản thân họ cũng hay suy nghĩ quá nhiều dễ bị mất ngủ hoặc hay bị tỉnh giấc giữa đêm
4. Thói quen ăn uống thay đổi, khẩu vị cũng thay đổi; họ sụt cân
5. Dễ bị kích động bởi những chuyện nhỏ, người trở nen ù lì, chậm chạp
6. Họ trở nên bối rối khi giải quyết vấn đề, hay bị mất tập trung
7. Tự ti, cảm thấy thất vọng vè bản thân, hay buồn chán, mệt mỏi; cảm thấy bản thân bất tài, vô dụng, muốn buông xuôi mọi thứ
8. Hay hỏi những câu hỏi ngớ ngẩn, có ý định tự tử
Cách chữa trầm cảm nhẹ
Căn bệnh này nghiêng về cảm xúc nên khi tâm trạng người bệnh luôn thoải mái, vui vẻ thì bênh sẽ không trở nên nghiêm trọng. Nhưng thực tế họ khó biết hoặc không tin rằng mình đã bị bệnh dẫn đến bệnh ngày càng nặng hơn. Nhất là người thân và bạn bè không quan tâm và nhận ra từ những dấu hiệu ban đầu thì hậu quả quả rất khó lường!
Sau đây bạn đọc hãy cùng Tuthuoc24h.vn tìm hiểu cách khắc phục:
1. Phải tự rèn luyện cho mình một tinh thần lạc quan bằng cách xem và đọc những nội dung truyền động lực, những câu nói ý nghĩa lạc quan, vui vẻ
2. Vận động, tập thể dục thường xuyên hơn để bản thân không trong trạng thái quá rảnh rỗi, đồng thời làm tăng lượng endorphins sẽ giảm căng thẳng (4)
3. Nếu công việc, gia đình,.. quá áp lực thì tạm nghỉ ngơi một thời gian để du lịch hoặc đi đây đó cho tâm trạng thoải mái hơn
4. Bữa ăn hàng ngày phải đủ dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho cơ thể
5. Thay đổi suy nghĩ, lối sống theo hướng tích cực
6. Có thể gặp bác sĩ để điều trị nếu bệnh tình khá nặng nhưng chỉ uống thuốc thì không hẳn là cách tốt
Trong cuộc sống, có nhiều khó khăn và áp lưc, nhưng chúng ta hãy cứ luôn tích cực, lạc quan vui vẻ thì ít nhất bệnh trầm cảm này sẽ không làm phiền tới bạn được đâu! Hi vọng qua bài viết này, các bạn có cái nhìn tổng quan và cách khắc phục về căn bệnh trầm cảm.