Nguyên nhân gây nên viêm đại tràng cấp và cách điều trị
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Nguyên nhân gây nên viêm đại tràng cấp và cách điều trị

Đau bụng, tiêu chảy đột ngột,...chính là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng cấp. Bệnh hoàn toàn có thể được ngăn chặn tại nhà bằng nhiều cách điều trị đơn giản

Bệnh viêm đại tràng cấp tính với triệu chứng: đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, đi ngoài,... khiến nhiều người chủ quan cho rằng đây là biểu hiện rối loạn tiêu hóa thông thường. Đến khi bệnh nặng, mọi người mới cuống cuồng đi gặp bác sĩ. Vậy viêm đại tràng cấp tính là gì và phương pháp điều trị như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Viêm đại tràng là gì?

Bi quyet chua viem dai trang cap tinh
Biểu hiện của viêm đại tràng

Viêm đại tràng là một trong những bệnh về tiêu hóa với nhiều biểu hiện phức tạp. Thông thường người bệnh sẽ có cảm giác đau tức vùng bụng dưới như có tảng đá đè lên, đại tiện bất thường, phân không thành khuôn, kèm theo đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng. Viêm đại tràng gây nhiều khó khăn cho sinh hoạt và công việc.

Nguyên nhân mắc bệnh viêm đại tràng cấp

Viêm đại tràng cấp do ngộ độc thức ăn, dị ứng thức ăn.

Do không giữ vệ sinh an toàn thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh.

Ký sinh trùng hay gặp nhất là amip, ngoài ra còn có giun đũa, giun tóc, giun kim.

Vi khuẩn: lỵ trực khuẩn (Shigella), vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn tả (Vibrio cholerae), vi khuẩn E.coli, vi khuẩn lao.

Siêu vi thường gặp là Rotavirus, chủ yếu ở trẻ em.

Nấm đặc biệt là nấm Candida.

Viêm loét đại trực tràng có thể do bệnh tự miễn

Ngoài ra, bệnh còn liên quan đến sinh hoạt hằng ngày, căng thẳng, táo bón kéo dài, khó tiêu, dùng thuốc kháng sinh kéo dài gây loạn khuẩn ruột,...

Triệu chứng viêm đại tràng cấp tính

Biểu hiện viêm đại tràng cấp tính dễ bị nhầm lẫn với các chứng bệnh khác. Do đó, người bệnh cần phải theo dõi sát sao những dấu hiệu dưới đây:+ Đau bụng, tiêu chảy xảy ra đột ngột

Viem đai trang cap tinh
Tiêu chảy là một trong những dấu hiệu của viêm đại tràng cấp 

+ Phân lông, nhiều nước có khi có máu và nhầy

+ Cơ thể mệt mỏi

+ Sụt cân nhanh bất thường

+ Đau thắt bụng dưới hoặc đau từng cơn dọc theo khung đại tràng

+ Đau co thắt đại tràng

+ Đôi khi sờ thấy cứng bụng

+ Đối với từng tác nhân gây bệnh mà có các triệu chứng khác nhau:

Viêm đại tràng cấp tính do lỵ amip: đau bụng quặn từng cơn, buồn đại tiện liên tục nhưng mỗi lần đi tiêu chỉ tốn một ít phân, có máu và chất nhầy kèm theo phân.

Viêm đại tràng cấp do lỵ trực khuẩn: sốt, đau bụng, đi ngoài phân lỏng có máu, trong một ngày đêm đi nhiều lần phân lẫn máu, phần có màu như máu cá. Đặc biệt, nếu do Shigella shiga số lần đi tiêu không thể đếm được (phân chảy ra theo đường hậu môn, không thành khuôn), mất nước và chất điện giải nhiều rất dễ gây trụy tim mạch.

Viêm đại tràng cấp do các nguyên nhân khác: triệu chứng đau bung là chủ yếu, đau thắt bụng dưới, đau từng đoạn hoặc đau dọc theo khung đại tràng đau do co thắt đại tràng, có khi gây cứng bụng, tiêu chảy xảy ra đột ngột, phân toàn nước (có thể có máu, nhầy) người mệt mỏi, gầy sút nhanh.

Các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể bao gồm: khó thở, nhịp tim nhanh và sốt.

Các triệu chứng không đặc hiệu hoặc hiếm gặp khác có thể kèm theo viêm đại tràng bao gồm: viêm khớp, loét miệng, đau đớn, đỏ và da sưng lên và bị kích thích, mắt đỏ.

Các dấu hiệu thấy trên nội soi đại tràng bao gồm: ban đỏ niêm mạc đại tràng (đỏ bề mặt bên trong của đại tràng) loét, và chảy máu.

Phòng tránh viêm đại tràng cấp bằng cách nào?

Bệnh viêm đại tràng cấp tính có thể phòng tránh được nếu bạn tuân thủ một số lời khuyên về chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi dưới đây:

+ Ăn uống đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi, chọn nguồn thực phẩm chất lượng, rõ nguồn gốc xuất xứ. Hạn chế ăn đồ sống như rau sống, gỏi cá, mắm,...

+ Đảm bảo tay chân sạch sẽ trước khi chế biến đồ ăn. Rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn uống.

+ Viêm đại tràng cấp tính nên ăn gì là băn khoăn của rất nhiều người. Câu trả lời là bạn hãy bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ như rau lá xanh, hoa quả và các loại đồ ăn giàu đạm, khoáng chất như sắt, kẽm,..

+ Hạn chế tiêu thụ các loại đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, gia vị cay nóng,...

+ Tập luyện thể dục thể thao đều đặn nghỉ ngơi đầy đủ, đúng giờ

+ Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện.

+ Nếu viêm đại tràng cấp tính được chữa trị kịp thời, vết viêm được phục hồi thì bệnh đã hết, nhưng nếu sau một đợt cấp rầm rộ, bạn thấy tình trạng đi ngoài của mình không còn vào khuôn, cứ lỏng nát, hoặc cứ ăn đồ tanh, đồ lạ, đồ dầu mỡ lại bị đau bụng đi ngoài thì cần chữa trị ngay, đừng chủ quan, bệnh của bạn chưa khỏi hẳn.

+ Lúc này là do niêm mạc đại tràng vẫn còn viêm, tổn thương này chưa được phục hồi, nếu để kéo dài vết thương này ngày càng sâu thì bệnh có thể trở thành viêm đại tràng mãn tính. Nếu tình trạng viêm đại tràng cấp tính kéo dài hơn 3 tuần thì phải tìm cách điều trị ngay.

Điều trị viêm đại tràng cấp tính bằng cách nào?

Nguyên tắc điều trị bệnh viêm đại tràng:

+ Điều trị càng sớm càng tốt

+ Xác định nguyên nhân gây bệnh để lựa chọn phác đồ phù hợp

+ Duy trì chế độ ăn uống, chế độ làm việc và sinh hoạt phù hợp

+ Điều trị nội khoa kết hợp ngoại khoa tùy trường hợp

Điều trị nội khoa:

+ Kháng sinh để chống nhiễm trùng, thuốc kháng nấm, thuốc kháng lao, thuốc chống ký sinh trùng.

+ Thuốc giảm đau và chống co thắt, thuốc điều trị tiêu chảy, chống loạn khuẩn.

+ Bồi hoàn nước và chất điện giải là hết sức cần thiết nhằm mục đích không để trụy tim mạch

+ Điều trị ngoại khoa:

+ Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng nếu diễn tiến nặng, kéo dài. Tuy nhiên, việc cắt bỏ sẽ ảnh hưởng đến chức năng ruột và tâm lý của người bệnh.

+ Nguyên nhân khác cần can thiệp ngoại khoa như: polyp đại tràng ung thư đại tràng,...

Chế độ ăn uống:

Sinh hoạt hợp lý

Điều chỉnh chế độ làm việc nghỉ ngơi sao cho hợp lý, vận động thể lực hằng ngày, chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết và theo chỉ định của bác sĩ.

Khi bị táo bón: cần giảm chất béo, tăng chất xơ để thành ruột không bị tổn thương, không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp, nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ, có thể ăn trái cây xay nhừ.

Tránh chất kích thích: cà phê, socola, trà,...

Hạn chế thức ăn từ sữa: trong sữa có đường nên rất khó tiêu và chất đạm của sữa có thể gây dị ứng, nên thay bằng sữa đậu nành.

Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ.

Viêm đại tràng nếu để kéo dài không điều trị kịp thời thì hoàn toàn có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm không ngờ, ảnh hưởng đến không chỉ chất lượng sống mà còn cả tính mạng của bệnh nhân. Vì vậy, các bạn nên chú ý sức khỏe, chế độ ăn uống và quan sát các triệu chứng nếu xuất hiện trên cơ thể mình, để có biện pháp khắc phục kịp thời và hiệu quả.

TuThuoc24h.net