Viêm khớp dạng thấp – căn bệnh xương khớp tiềm ẩn nguy hiểm không nên chủ quan
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Viêm khớp dạng thấp – căn bệnh xương khớp tiềm ẩn nguy hiểm không nên chủ quan

Bệnh viêm khớp dạng thấp là căn bệnh viêm xương không những gây phá hủy làm tổn thương đến hệ khớp của cơ thể mà còn có thể gây tổn thương cho da, mắt, tim, phổi và mạch máu.

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý xương khớp phổ biến, gây ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt, làm việc của người bệnh. Vậy viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?  Đâu là nguyên nhân và cần chú ý triệu chứng gì của bệnh để phát hiện, có phương pháp điều trị kịp thời, giảm thiểu biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sau này. Cùng Tuthuoc24h.net tìm hiểu về căn bệnh thường gặp nhưng không thể chủ quan này nhé!

Viêm khớp dạng thấp là bệnh gì?

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý viêm xương khớp phổ biến, ảnh hưởng đến cuộc sống
Viêm xương khớp dạng thấp gây tổn thương tới các niêm mạc khớp, màng hoạt dịch, đầu xương dưới sụn

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý viêm xương khớp phổ biến, là tình trạng rồi loạn viêm mãn tính đặc hiệu ảnh hưởng tới khớp. Viêm khớp dạng thấp gây tổn thương tới các niêm mạc khớp, màng hoạt dịch, đầu xương dưới sụn. Bệnh gây viêm (đỏ, sưng) dẫn đến đau, xơ cứng và sưng khớp, phần lớn là khớp tay, khớp lưng, khớp bàn chân và khớp gối. Bên cạnh đó, viêm khớp dạng thấp không những gây phá hủy làm tổn thương đến hệ khớp của cơ thể mà còn có thể gây tổn thương cho da, mắt, tim, phổi và mạch máu.

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh xương khớp thường gặp ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác. Viêm khớp dạng thấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng tập trung hầu hết đến 80% ở độ tuổi trung niên, người già. Tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cao hơn so với nam giới (tỷ lệ 3:1), theo các số liệu thống kê cho thấy có khoảng 70-80% người bệnh là phụ nữ, trong số đó người có độ tuổi trên 30 chiếm từ 60 – 70%.

Bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không? Đâu là nguyên nhân gây ra bệnh?

Viêm khớp dạng thấp thực chất là căn bệnh gây ra do chính cơ thể con người, đây là dạng tự miễn, một trong những bệnh lý rất khó để điều trị dứt điểm. Đánh giá mức độ nguy hiểm của căn bệnh là khá cao nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh hay biết cách nhận biết bệnh sớm nhất. Bệnh gây ra các cơn đau xương khớp kéo dài từ vài tuần thậm chí léo dài sang vài tháng khiến cho mọi hoạt động của người bệnh trở nên khó khăn và đau đớn.

Ngoài ra nếu về lâu dài bệnh còn gây ra các biến chứng nguy hiểm cho các cơ quan khác thuộc cơ thể. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh có cả yếu tố chủ quan lẫn yếu tố khách quan, tuy nhiên nổi trội theo một số nguyên nhân sau đây:

Viêm khớp dạng thấp do các tác nhân khởi phát

Nguyên nhân này xảy ra khi có sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn có hại trong lúc cơ thể đang kém sức đề kháng yếu, mệt mỏi, chấn thương, phẫu thuật hoặc yếu tố môi trường độc hại khởi phát bệnh, lúc này tế bào bạch cầu sẽ tăng lên nhằm chống lại chúng, các tế bào bạch cầu di chuyển từ máu tới màng bao quanh khớp. Những tế bào bạch cầu này có chức năng chống lại sự xâm nhập từ vi khuẩn và virus có hại. Chúng xuất hiện đồng thời gây ra phản ứng viêm ở khớp.

Viêm khớp dạng thấp do yếu tố cơ địa, giới tính

Như đã đề cập, căn bệnh viêm khớp dạng thấp khá phổ biến, và tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh ở phụ nữ cao hơn so với nam giới gấp 3 lần (tỷ lệ 3:1) vì vậy giới tính là một trong những nguyên nhân gây bệnh được công nhận.

Tiếp đến là yếu tố tuổi tác, viêm khớp dạng thấp thường gặp ở các bệnh nhân nằm trong độ tuổi trên 30 chiếm tỷ lệ khoảng 80% so với các nhóm tuổi khác. Lý giải cho nguyên nhân này là ở độ tuổi này cơ thể trở nên yếu hơn làm sức đề kháng cùng hệ miễn dịch kém đi khiến cho cơ thể dễ mắc bệnh.

Viêm khớp dạng thấp do di truyền

Yếu tố di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác cũng được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm khớp dạng thấp. Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh thì khả năng các con sinh ra khả năng mắc bệnh cao hơn.

Những nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác có thể gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp như cơ thể bị suy nhược sẵn, gặp chấn thương trong sinh hoạt hay lúc luyện tập thể thao, thương xuyên lao động, bưng bê vật nặng. Ngoài ra, những đối tượng sống trong điều kiện sống mà môi trường nơi sống ẩm thấp, có không khí lạnh.

Người có tiền sử mắc bệnh lý xương khớp cũng là một trong những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn so với người bình thường. 

Thêm nữa ít vận động, di chuyển, có chế độ ăn không hợp lý, không khoa học, thiếu chất dẫn đễn cơ thể yếu ớt, khả năng của sức đề kháng kém cũng là nguyên nhân gây bệnh.

Triệu chứng viêm khớp dạng thấp bao gồm những gì?

Viêm khớp dạng thấp gây nên tình trạng đau khi vận động, gây nên tình trạng cơ thể mệt mỏi
Viêm khớp dạng thấp gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống

Trong giai đoạn đầu mới mắc phải bệnh, thực sự rất khó để phát hiện vì những triệu chứng viêm khớp dạng thấp sẽ xảy ra ở các khớp nhỏ riêng lẻ trước. Người bệnh chỉ có thể lờ mờ cảm giác nhận biết được khi thấy khớp xương xuất hiện các cơn đau âm ỉ. Thêm vào đó do cơ địa cũng như những biểu hiện khác nhau ở mỗi người khiến có việc phát hiện càng khó hơn, không cụ thể. Sau đây sẽ là những triệu chứng thường thấy điển hình của viêm khớp dạng thấp có thể dựa vào để kịp thời phát hiện và có kế hoạch thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín.

Nhóm triệu chứng toàn thân bên ngoài

Vào giai đoạn đầu, dấu hiệu triệu chứng viên khớp dạng thấp điển hình nhất là cơ thể mệt mỏi, trì trệ, suy nhược. Có hiện tượng sốt nhẹ, tay chân ra nhiều mồ hôi, các đầu chi bị tê, đau nhức toàn thân mặc dù không vận động mạnh.

Làn da có cảm giác bị khô và teo dần lại, riêng lòng bàn tay lại hồng, một phần chi có thể xuất hiện chứng phù.

Nhóm triệu chứng viêm khớp dạng thấp do bệnh lý

Triệu chứng viêm khớp dạng thấp lúc này là đau, sưng khớp, khớp bị nóng đỏ. Triệu chứng này là các cơn đau âm ỉ xuất hiện khi người bệnh vận động, làm việc hoặc đau nhiều về đêm, tăng dần về sáng và cơ cứng các khớp lúc thức dậy. Triệu chứng đỏ và nóng ở vùng đang bị viêm, những vùng này sẽ     ấm hơn, có màu hồng nhạt hoặc đỏ hơn so với các vùng da khác. 
Người bệnh bị hạn chế rất nhiều trong vận động ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sinh hoạt hằng ngày.

Nhóm triệu chứng khác

Xuất hiện mụn đỏ trên vùng da khớp tổn thương, đường kinh 5-20 mm, không đau. Một trong những triệu chứng hiếm gặp là khoảng 5% bệnh nhân xuất hiện biểu hiện đỏ mắt, đau mắt hoặc khô mát.

Các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp nếu được phát hiện sớm sẽ giúp người bệnh kịp thời thăm khám, và có hướng điều trị thích hợp từ bác sĩ chuyên khoa để tránh những biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó phát hiện bệnh thông qua các triệu chứng còn giúp người bệnh tự điều chỉnh những thói quen xấu, bổ sung dinh dưỡng hợp lý và ăn uống khoa học góp phần phòng chống và đẩy lùi bệnh viêm khớp dạng thấp.

Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp hiện nay như thế nào?
Xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm khớp dạng thấp cũng là một trong những yếu tố góp phần tìm được các điều trị tốt nhất đạt được hiệu quả cao. Để đạt được kết quả như mong muốn, người bệnh cần áp dụng nguyên tắc điều trị theo đúng sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, kiên trì và lâu dài. Thêm vào đó, bản thân người bệnh cũng phải theo dõi sát sao tình hình bệnh tật của mình để ngăn chặn những biến chứng đáng tiếc.

Cùng tham khảo dưới đây một số phương pháp được áp dụng để điều trị bệnh hiện nay.

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Tây y

Đây là một căn bệnh tự miễn và mãn tính nên việc điều trị dứt hẳn là khá khó khăn. Để cải thiện tình trạng đau nhức do bệnh gây ra, bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện kê đơn thuốc cho bệnh nhân sử dụng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà họ sẽ đưa ra liều lượng và thời gian điều trị khác nhau ở mỗi người.

Điều trị bằng thuốc được sử  dụng phổ biến rộng rãi, bên cạnh đó phương pháp này lại có mặt hạn chế là chỉ giải quyết được phần ngọn bên trên, điều trị triệu chứng của bệnh mà không giải quyết được vấn đề gốc rễ bên trong, bệnh vẫn tiến triển một cách âm thầm. Ngoài ra việc sử dụng thuốc trong một thời gian dài chắc chắn sẽ gây ra các hiện tượng như nhờn thuốc, phụ thuộc vào thuốc sau khi ngưng hoặc gây phản ứng phụ ảnh hưởng đến các cơ quan khác bên trong cơ thể. Một số tác dụng phụ kể đến như thuốc có thể gây loét dạ dày, tá tràng, gây phù, tăng huyết áp do giữ natri, nước. Việc dừng thuốc đột ngột cũng có thể gây suy tuyến thượng thận cấp.

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng phương pháp phẫu thuật

Khi tình trạng viêm khớp dạng thấp chuyển nặng, việc dùng thuốc và các thủ thuật hỗ trợ không còn tác dụng thì người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật thay thế khớp hoàn toàn hoặc thay 1 phần khớp, chỉnh trục khớp để khắc phục tổn thương khớp. 

Phẫu thuật là phương án điều trị mà các bác sĩ rất hạn chế sử dụng. Thông thường thì việc thực hiện phẫu thuật chỉ áp dụng đôi với những trường hợp viêm đa khớp dạng thấp ở mức độ nặng, người bệnh mất hết khả nặng vận động. Phương pháp phẫu thuật được thực hiện bằng cách thay thế khớp nhân tạo bằng kim loại hoặc nhựa được thay cho các khớp đã bị viêm tổn thương, hiện nay phương pháp này đã được áp dụng và đem lại nhiều hy vọng cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Khớp hông và khớp đầu gối là các trường hợp điển hình đã được áp dụng phổ biến.

Tuy nhiên, không phải ai bị viêm khớp dạng thấp cũng đều thực hiện phẫu thuật. Bởi phương pháp này luôn tìm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe như đau, chảy máu hoặc nhiễm trùng sau phẫu thuật.

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y

Trong các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp thì phương pháp đông y được đánh giá cao hơn cả bởi tính an toàn cũng như hiệu quả mang lại là khả quan hơn. Đã có rất nhiều bệnh nhân lựa chọn phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp theo y học cổ truyền và hiệu quả mang lại là rất khả quan. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với người cao tuổi. Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp bằng y hoc cổ truyền có 2 cách đó là dùng bài thuốc uống hoặc tiến hành châm cứu trị bệnh.

Các bài thuốc Đông y với nguyên liệu thảo dược tự nhiên lành tính, an toàn vì vậy người bệnh có thể an tâm sử dụng mà không cần lo lắng về các tác dụng phụ như thuốc Tây y.

Châm cứu, bấm huyệt điều trị viêm khớp dạng thấp, đây là cách điều trị không dùng thuốc nhưng hiệu quả mang lại rất tốt. Phương pháp này mang lại tác động cho vùng da, các cơ, dây thần kinh và cả vùng khớp bị viêm. Với tác động này giúp giảm viêm, giảm đau, tuần hoàn máu tốt cho người bệnh viêm khớp dạng thấp.

Người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp có thể điều trị bằng biện pháp châm cứu, làm giảm đau, tuần hoàn máu
Châm cứu để chữa bệnh viêm khớp dạng thấp

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm khớp dạng thấp cũng như mức độ nguy hiểm mà căn bệnh này mang đến. Qua đó mọi người có những kiến thức cơ bản và không nên chủ quan với những khả năng mắc bệnh và những biến chứng để lại nếu không điều trị phù hợp, từ đó chủ động xây dựng chế độ tập luyện, cung cấp dinh dưỡng, ăn uống khoa học để phòng chống nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó, những ai không may mắc phải căn bệnh này cũng không nên quá bi quan, nếu người bệnh biết cách sống hòa bình, lành mạnh và tuân thủ những liệu trình điều trị phù hợp thì sẽ hạn chế được rất nhiều tác động không mong muốn từ căn bệnh này.

TuThuoc24h.net