Viêm cột sống dính khớp là một loại bệnh lý rất nguy hiểm nhưng lại được ít người quan tâm và phòng ngừa. Cùng nhau tìm hiểu nhé!
1. Viêm cột sống dính khớp là bệnh gì?
Viêm cột sống dính khớp (có tên khoa học là Ankylosing spondylitis (AS)) là một bệnh viêm thấp khớp thường gặp bởi tổn thương khớp cùng chậu, cột sống và các khớp ở chi dưới, thường kèm theo viêm các điểm bám gân. Bệnh có xu hướng khiến cho một số đốt sống dính lại với nhau làm sưng lên dẫn đến việc khó cử động làm gù, vẹo, tàn phế. Bệnh viêm cột sống dính khớp có mối liên quan chặt chẽ với yếu tố kháng nguyên hòa hợp mô HLA-B27.Mặc dù nguyên nhân của viêm cột sống dính khớp chưa được biết đến, nhưng nó được cho là có sự kết hợp giữa các yếu tố di truyền và môi trường gây ra. Trong một số trường hợp, bệnh còn ảnh hưởng đến các khớp khác trong cơ thể như khớp háng, khớp gối, bàn chân, dây chằng, đôi khi còn ảnh hưởng đến các bộ phận khác như tim, gan, phổi.
2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm cột sống dính khớp
Nguyên nhân của bệnh viêm cột sống dính khớp chưa được khoa học nghiên cứu rõ hoàn toàn. Có hai đặc điểm chính là hiện tượng viêm và xơ hóa, canxi hóa các dây chằng, bao khớp (đặc biệt tại vị trí cột sống), các điểm bám gân:
-
Kháng nguyên hòa hợp mô HLA-B27
-
Hầu hết, không phải tất cả, khoảng 90% người mắc bệnh đều có mang một gen là HLA-B27. Nhưng theo thống kê, gen này được tìm thấy ở 10% người không có dấu hiệu triệu chứng của bệnh. 10% ca mắc bệnh là do một số yếu tố gen khác và tác nhân nhiễm khuẩn và yếu tố từ gia đình.
-
Hiện tượng này được phát hiện ở hơn 95% quần thể những người da trắng mắc bệnh
-
Phản ứng miễn dịch: Do có sự kết hợp giữa yếu tố gen và tác nhân nhiễm khuẩn ban đầu ở các đối tượng này gây phản ứng miễn dịch kéo dài, đồng thời có sự tham gia của yếu tố hoại tử u (TNFα).
-
Phản ứng viêm: Một chuỗi phản ứng viêm có thể được gây ra bởi các phản ứng miễn dịch, phản ứng này có vai trò xúc tác các enzym như cyclo-oxygenase (COX). Viêm khớp kèm theo viêm ruột là một dạng viêm khớp mạn tính. Hai loại viêm thường gặp nhất hiện nay là viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Nguyên nhân của viêm khớp ruột hiện chưa rõ. Điều quan trọng nhất là bạn nhận biết được những dấu hiệu để đi khám bác sỹ chẩn đoán đúng bệnh. Bệnh có ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau.
-
Tổn thương khớp: Hiện tượng xơ của các mô sụn hoặc mô xương gây hạn chế vận động, có kèm theo sự phá hủy khớp dẫn đến bệnh viêm cột sống dính khớp.
3. Biểu hiện thường gặp
-
Triệu chứng gặp sớm nhất là đau cột sống thắt lưng hoặc đau vùng thắt lưng.
-
Các triệu chứng đau nhức liên tục và cứng ở lưng, mông, hông thường kéo dài hơn ba tháng. Đau nhiều vào buổi sáng và sau một thời gian ít vận động. Viêm cột sống dính khớp thường bắt đầu xung quanh khớp sacroiliac, và đốt xương cùng (sacrum) nối với xương cánh chậu ở vùng lưng dưới.
-
Người bệnh thường xuyên phải gặp cơn đau thấp khớp, đặc biệt là vào mỗi buổi sáng khiến người bệnh không thể tiếp tục giấc ngủ hay công việc của họ. Có nhiều trường hợp, cơn đau kéo dài nửa đêm khiến họ vô cùng khó chịu, dẫn đến mất ngủ thường xuyên.
-
Cơn đau ban đầu sẽ xuất phát từ khớp xương vùng chậu (giữa xương chậu và cột sống). Lâu dần theo thời gian, nếu không được chữa trị hiệu quả, cơn đau có thể lan ra một phần hoặc tất cả các vùng ở cột sống. Ngoài ra, viêm khớp cùng chậu với biểu hiện đau xuất hiện tại vùng mông, một hoặc hai bên.
-
Sự kết hợp của xương sườn với cột sống hoặc xương ức có thể hạn chế khả năng mở rộng ngực khi hít thở sâu, có thể gây khó thở.
-
Hậu quả là khiến cho phần dưới của xương sống người bệnh kém linh hoạt, trở nên chậm chạp, bệnh nhân lúc này thường giảm đau bằng nằm nghiêng có lưng tôm hay nằm ngửa kê gối cao đầu sẽ làm biến chứng lưng bị gù không tốt. Và nặng hơn là nếu để lâu dần có thể khiến cho bệnh nhân bị khòm lưng về trước.
Các bộ phận khác cũng có thể bị đau nhức
-
Các khớp giữa xương sườn và xương ức.
-
Đau và sưng tại khớp vai, mắt cá chân và đầu gối.
-
Sưng mắt.
-
Bên cạnh đó, người bệnh còn luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể
Những triệu chứng ít gặp
-
Chán ăn
-
Sốt nhẹ
-
Sụt cân
Khi có những biểu hiện trên, người bệnh tốt nhất là nên tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín trong địa phương để chẩn đoán và chữa trị để tránh tình trạng bệnh trở nên quá nặng, chữa trị tốn nhiều thời gian và tiền bạc.
4. Viêm cột sống dính khớp có nguy hiểm như thế nào?
-
Đã có những con số được thống kê tại nhiều nơi trên thế giới từ nhiều năm nay. Qua đó, giúp cho bạn sẽ biết được bệnh viêm cột sống dính khớp có nguy hiểm không cũng như độ phổ biến của nó.
-
Khoảng 2% dân số thế giới mắc bệnh này. Tại Việt Nam thì số người mắc bệnh này trên tổng số bệnh nhân bị xương khớp là khoảng 20%.
-
Bệnh xảy ra ở nam giới nhiều hơn với 90 đến 95%
-
Độ tuổi hay mắc bệnh nhất là 16 đến 30 với 80%. Cứ 1000 người thì có 1,5 người mắc bệnh khi trên 16 tuổi. Tuy nhiên khi đã quá tuổi 45 mà không phát hiện bệnh thì khả năng bị là rất ít.
-
Khi phát hiện bệnh trong khoảng 5 đến 10 năm thì có 50% người bệnh.
-
Đối với bệnh đã tiến triển được 10 năm thì có 27% người bệnh bị tàn phế. Con số này tăng lên 43% khi bệnh tiến triển từ 20 năm trở lên.
Bệnh này đã dẫn đến những hệ quả đáng lo ngại đối với những cơ quan khác trên cơ thể người bệnh mà chúng ta cần phải biết:
Hệ thần kinh
Khi mắc bệnh lâu mà không khám chữa kịp thời thì các trường hợp nặng sẽ tạo thành các sẹo trong những bó dây thần kinh của cột sống. Từ đó những triệu chứng như tiểu đại tiện mất kiểm soát hay rối loạn sinh dục…
Những bệnh viêm cột sống dính khớp lại nguy hiểm khi ảnh hưởng đến mắt là chính. 1/3 số người mắc bệnh sẽ bị nhiễm trùng mắt. Không cẩn thận thì bị viêm mống mắt là điều khó tránh. Cuối cùng là mù lòa tổn thương vĩnh viễn.
Hệ xương khớp
Do vùng bị ảnh hưởng trực tiếp là cột sống cho nên những cảm giác đau cứng lưng khi thức dậy và ngồi lâu là điều dễ gặp. Tuy nhiên khi đi lại thì lại bớt đau nên người bệnh rất chủ quan điều này khiến cho bệnh viêm cột sống nguy hiểm khi không điều trị. Song sau nhiều năm cứ để như vậy thì sẽ có các triệu chứng cong vẹo cột sống.
Mặc dù cột sống là nguồn gốc của những vận động cơ thể, nhưng khi bị bệnh thì lại không làm ảnh hưởng gây nguy hiểm đến tay chân. Mà chỉ bị đau phần trên cột sống, côt hoặc là ở ngực thôi.
Hệ tuần hoàn
Những triệu chứng như thiếu máu dẫn đến sự mệt mỏi của người bị viêm cột sống dính khớp khá nguy hiểm. Và có những trường hợp mắc bệnh này sẽ tăng nguy cơ bị bệnh liên quan đến tim mạch. Biến chứng nguy hiểm của nó là đột quỵ, đau thắt tim và ngực.
Hệ hô hấp
Khi bệnh bị ở vị trí xương sườn kết nối với cột sống sẽ dẫn đến hiện tượng thành ngực khó di chuyển. Quá trình hít thở hô hấp cũng theo đó mà rất khó khăn. Nếu không may bạn bị bệnh ở khu vực này thì việc bị nhiễm trùng phổi và cảm lạnh sẽ dễ dàng cũng như nguy hiểm hơn đó.
Ảnh hưởng đến khả năng sinh con
Như đã nói ở trên thì bệnh viêm cột sống dính khớp đa số gặp phải ở nam giới. Bệnh rất nguy hiểm khi làm giảm lượng tinh trùng cũng như chất lượng của chúng ở nam giới. Theo đó là rất khó trong việc thụ thai, còn với nữ cũng có những ảnh hưởng nhất định trong quá trình mang thai.
5. Cách chữa trị bệnh viêm cột sống dính khớp
Để lựa chọn cách điều trị phù hợp cho từng trường hợp bệnh cần dựa trên các điều kiện như:
-
Tình trạng bệnh, mức độ hoạt động bệnh, triệu chứng tiên lượng.
-
Các biểu hiện nổi bật của bệnh. (về khớp, cột sống,...)
-
Các dấu hiệu bên ngoài do bệnh khớp gây nên và bệnh kèm theo. Đặc biệt cần cẩn thận với bệnh viêm màng bồ đào cần khám chuyên khoa mắt nhằm điều trị triệu chứng kết hợp.
-
Tình trạng sức khỏe trước khi bệnh (tuổi, giới, bệnh kèm theo, thuốc kèm theo, yếu tố tâm lý). Bệnh nhân có tiền sử bị tim mạch hoặc loãng xương sẽ cần được thông báo với bác sĩ.
Cách điều trị: bệnh này có thể được điều trị bằng tây y hoặc đông y.
Tây Y
Ngày nay vẫn chưa có biện pháp chữa trị nào có thể xóa bỏ hoàn toàn viêm cột sống dính khớp. Các cách thức điều trị chủ yếu là để giảm đau và giảm tê cứng ở khớp, bao gồm:
-
Sử dụng thuốc
-
Bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAIDs) để giúp bạn giảm đau và sưng.
-
Bệnh nhân cũng có thể tìm mua tại các tiệm thuốc uy tín một số loại thuốc kháng viêm không có chứa Steroid như ibuprofen (Advil, Movin), aspirin, và naproxen (Aleve, Naprosyn).
-
Những nhóm thuốc mạnh hơn để tầm soát dấu hiệu sưng nhưng cần theo toa và sự hướng dẫn của bác sĩ trị liệu gồm có nhóm liệu pháp Corticosteroid (bao gồm Prednisone, Sulfasalazin, Methotrexate) hoặc các chất ức chế TNF hữu dụng như Adalimumab, Infliximab, Etanercept, Golimumab).
-
Thuốc sinh học điều trị viêm cột sống dính khớp: Theo như lời khuyến cáo của ASAS – Hội đánh giá viêm cột sống dính khớp của quốc tế, đã chỉ định thuốc kháng TNF cho những thể bệnh hoạt động dai dẳng, mặc dù đã được điều trị thường xuyên .
-
Khi dùng loại thuốc này, bác sĩ điều trị cần áp dụng đúng theo quy trình chỉ định các thuốc sinh học và bệnh nhân cũng phải tuyệt đối tuân thủ quy trình sử dụng thuốc để đạt hiệu quả cao trong việc điều trị.
-
Phẫu thuật
-
Bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật nếu như có biểu hiện đau và thương tổn nghiêm trọng ở vùng cột sống thắt lưng hoặc ở vùng hông.
-
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần kết hợp với việc tập thể dục thường xuyên để có thể cải thiện tư thế đi lại và khả năng hô hấp. Các bài tập căng cơ, bổ trợ cho sự dẻo dai có thể ngăn ngừa được sự dính liền của các khớp ở các vị trí bị viêm và sưng.
Đông Y
Cũng có khá nhiều bệnh nhân có xu hướng tin dùng các bài thuốc Đông y hơn tuy nó cần nhiều thời gian nhưng lại ít gây tác dụng phụ và hỗ trợ điều trị tận gốc của bệnh.
Bài thuốc đắp từ lá đu đủ non và gừng tươi
-
Đây là bài thuốc khá đơn giản với các nguyên liệu gần gũi dễ tìm trong cuộc sống. Bạn cần chuẩn bị: 3 lá đu đủ non và tươi, 1 nhánh gừng tươi nhỏ, rượu trắng 30ml, 1 muỗng muối nhỏ
-
Thực hiện:
-
Lá đu đủ non và gừng tươi đem rửa sạch rồi bóc lớp vỏ bỏ đi.
-
Tiếp tục giã gừng tươi cho thật nhuyễn rồi bỏ lá đu đủ vào để giã cùng và cho thêm ít muối. Cuối cùng là đổ rượu trắng vào trộn đều cho hơi ướt.
-
Dùng hỗn hợp đã được chuẩn bị này đắp trực tiếp lên vùng da chỗ bị viêm cột sống dính khớp.
-
Lúc đầu bạn sẽ thấy rát nhưng 1-2 lần là quen, đắp thường xuyên mỗi để phát huy hiệu quả.
Bài thuốc đắp từ lá hẹ và giấm trắng
-
Chỉ cần chuẩn bị: 300g lá hẹ tươi, 50ml giấm trắng
-
Thực hiện:
-
Rửa sạch lá hẹ tươi rồi giã nát và đem trộn với 50ml giấm ăn.
-
Khuấy đều cho thành hỗn hợp sền sệt thì lấy ra để đắp trực tiếp lên vùng cột sống bị viêm dính khớp trong 20 – 30 phút cho đến khi cơn đau thuyên giảm
Bài thuốc từ hoa hồng và đương quy
-
Chuẩn bị: 12g hoa hồng, 12g đương quy, 4g cam thảo, 10g xuyên ngưu tất, 8g ngũ linh chi 8g, 8 tần giao 12g, 6g xuyên khung, 8g khương hoạt, 8g địa long, 4g hương nhu, 8g đào nhân, 8g hoàng bá, 10g thương truật, 10g đảng sâm, 10g hoàng kỳ.
-
Thực hiện:
-
Lấy tất cả những nguyên liệu chuẩn bị ở trên đem rửa sạch, để cho ráo nước rồi cho vào 800ml nước, sắc đến khi còn 1/2 rồi dừng lại.
-
Ngày hôm sau cho thêm 1 lít nước nữa vào và sắc, để lửa nhỏ cho đến khi nước thuốc đặc còn lại khoảng 30ml đổ ra uống.
-
Ngày uống 2-3 lần, trước mỗi bữa ăn khoảng 30 – 60p là tốt nhất.
Bài thuốc từ rễ cây bàng và rượu trắng
-
Chuẩn bị: 300g rễ cây bàng và 300ml rượu trắng (chọn rượu nặng).
-
Thực hiện:
-
Rễ cây bàng tốt nhất là mua tươi, rửa sạch, đem phơi thật khô (khi phơi nhớ cắt lát mỏng, giữ vệ sinh thật tốt)
-
Đem rễ bàng đã phơi khô đó đi sao vàng trên bếp rồi ngâm cùng với 300ml rượu trắng, để trong khoảng 1 tháng rồi lấy ra sử dụng
-
Mỗi ngày lấy ra khoảng 15ml – 20ml uống dần cho đến hết.
Hy vọng bài viết về viêm cột sống dính khớp đã cung cấp chi tiết các thông tin mà bạn đang muốn tìm kiếm nhé!
Tuthuoc24h