Vì vậy, việc dạy và chơi với chúng cũng là một không dễ dàng. Bạn chưa biết phải chơi với trẻ như thế nào? Hãy cùng Tuthuoc24h tham khảo những trò chơi dưới đây của chúng tôi để vừa giúp trẻ phát triển trí tuệ, đồng thời có thể dạy trẻ những điều thú vị bạn nhé!
Những trẻ tăng động giảm chú ý thường có 3 trường hợp thường gặp: kém tập trung, năng động quá mức và kết hợp cả hai. Những trẻ kém tập trung thường bị những sự việc xung quanh chi phối, chúng sẽ thấy những môn thể thao đồng đội quá náo nhiệt, hỗn loạn, làm trẻ không thể theo kịp. Còn những trẻ tăng động quá mức thường rất giàu năng lượng, gặp việc gì cũng muốn thử và ham muốn kết quả một cách nhanh chóng, thường không đủ kiên nhẫn với những trò chơi mất thời gian chờ đợi. Tùy thuộc vào mức độ năng động và trường hợp của trẻ mà các bậc cha mẹ có thể chọn những trò chơi phù hợp với trẻ.
Xem: Một số dấu hiệu chứng tỏ con bạn mắc phải hội chứng giảm chú ý tăng động
1. Trò chơi tìm kho báu
Cha mẹ sẽ chọn những đồ vật, hình ảnh cất giấu trong nhà hay ngoài vườn, không gian nào đó và nhờ con tìm kiếm và sẽ có quà cho trẻ khi trẻ tìm ra trong thời gian ngắn. Việc tìm kiếm sẽ giúp cho não trẻ hoạt động liên tục, tăng khả năng quan sát, phân tích, phán đoán, kích thích sự thích thú của trẻ. Trò chơi này phù hợp với trẻ ở mọi lứa tuổi. Với những trẻ mẫu giáo, mẹ nên dùng các đồ vật đơn giản, gần gũi với trẻ để trẻ dễ hình dung và tìm kiếm. Đối với trẻ tiểu học, các mẹ có thể dùng những câu hỏi “mở” để trẻ suy nghĩ ra đồ vật rồi tiến hành tìm kiếm. Các mẹ có thể sử những câu hỏi như: vật dùng nấu ăn và có 2 chiếc, ….
2. Xốp hơi bong bóng
Những đứa trẻ năng động thường rất phấn khích khi làm vỡ những bong bóng xốp và nghe tiếng lách tách của nó. Các mẹ có thể viết các chữ cái lên miếng xốp và cùng trẻ tìm chữ cái nhanh nhất. Bạn cũng có thể cho trẻ lăn hay nhảy trên miếng xốp sẽ khiến trẻ vô cùng thích thú.
Xem: Để con không dậy thì sớm - Bố mẹ cần làm ngay những việc này
3. Chơi bóng chuyền với quả bóng bay
Bạn hãy một chiếc bóng bay và một vạch ngăn để phân chia “chí tuyến”. Bạn có thể chơi cùng trẻ hoặc trẻ chơi cùng bạn. Hai người sẽ thi nhau đánh bóng qua lại, ai làm rơi bóng sẽ thua. Trò chơi này sẽ giúp cho trẻ học cách khéo léo mà vẫn hăng say, thích thú.
4. Chai nước Bowling
Bạn có thể tạo ra mô hình trò chơi bowling tại nhà đơn giản từ 5 dến 10 chai nước nhựa rỗng và một quả bóng. Bạn nên cho thêm đường, muối, hoặc cát để chai giữ thăng bằng tốt hơn. Và cuối cùng, bạn nên chọn một nơi thích hợp để làm đường băng và dùng băng keo hoặc ruy băng để giới hạn đường lăn của bóng.
5. Twister
Đây là một trò chơi được trẻ em vô cùng thích thú, hào hứng. Khi kim trên tấm xoay chỉ màu nào thì trẻ phải nhanh tay đặt vào ô màu đó trên tấm Twister. Bạn có thể tự tạo một tấm Twister riêng cho mình và kích thích sự năng động của trẻ.
6. Cùng nhảy nảo!
Những điệu nhảy vui nhộn, tùy hứng rất thích hợp đối với những đứa trẻ năng động. m nhạc giúp cho trẻ hào hứng, vui tươi,hăng say cùng những bước nhảy.
Mỗi đứa trẻ sinh ra đều mang những nét tính cách đặc biệt. Cha mẹ hãy tìm hiểu và cùng chơi với trẻ để trẻ phát triển một cách toàn diện nhất. Hy vọng những trò chơi nhỏ trên có thể thêm vào danh sách các hoạt động vui chơi của trẻ và giúp các bé năng động có môi trường để phát huy thế mạnh bản thân.
TuThuoc24h.net