Khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ 3 tuổi và những điều bạn nên biết
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Cha Mẹ @ Chăm Con Khéo

Khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ 3 tuổi và những điều bạn nên biết

Sức khỏe là yếu tố rất quan trọng mà mỗi giai đoạn chúng ta đều nên quan tâm và chăm sóc tốt, đặc biệt là trẻ nhỏ. Do đó, việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ là điều mà các bậc phụ huynh như bạn nên làm.

Sức khỏe là yếu tố rất quan trọng mà mỗi giai đoạn chúng ta đều nên quan tâm và chăm sóc tốt, đặc biệt là trẻ nhỏ. Do đó, việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ là điều mà các bậc phụ huynh như bạn nên làm. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn, độ tuổi khác nhau thì nhu cầu khám sức khỏe của trẻ cũng khác nhau. Vậy đối với trẻ 3 tuổi thì bạn cần nên lưu tâm đến những vấn đề nào? Cùng kéo xuống đọc bài viết để giải đáp những thắc mắc cho mình các bạn nhé!

1.    Những vấn đề về sức khỏe cần nên lưu tâm ở giai đoạn bé 3 tuổi:

Dưới đây là những vấn đề mà các bác sĩ sẽ thường kiểm tra cho bé giai đoạn 3 tuổi để đảm bảo là trẻ vẫn phát triển tốt:

a.    Tiến hành các kiểm tra bên ngoài:
-       Chiều cao và cân nặng của trẻ, sau đó đối chiếu với bảng chiều cao, cân nặng tiêu chuẩn để xem tốc độ phát triển của trẻ có đảm bảo là trẻ đang phát triển khỏe mạnh hay không.

-       Tiến hành kiểm tra tai, mũi, họng cho bé.
-       Đo kích cỡ vòng đầu của trẻ vì đây chính là thông số để đánh giá sự phát triển của não bộ. Nếu trường hợp vòng đầu của bé lớn bất thường so với tiêu chuẩn thì có nguy cơ trẻ dễ bị mắc bệnh tràn dịch não. Còn đối với những trường hợp ngược lại, vòng đầu quá nhỏ thì đó là dấu hiệu chứng tỏ trẻ đang có hiện tượng phát triển không bình thường hoặc ngừng phát triển.

b.    Tiến hành các kiểm tra bên trong:
-       Kiểm tra nhịp tim và hô hấp của trẻ để đảm bảo trẻ vẫn đang phát triển tốt.
-       Kiểm tra lao phổi để chắc chắn là bé không gặp bất kỳ các bệnh tiềm ẩn nào.
-       Bổ sung các loại tiêm chủng miễn dịch cho trẻ cần thiết phù hợp với giai đoạn bé 3 tuổi.


Sau khi kiểm tra đầy đủ các vấn đề trên thì bác sĩ sẽ trao đổi thêm cho bạn về các thắc mắc về sức khỏe, tâm sinh lý, tính cách của trẻ ở giai đoạn này:
-       Nếu như các kết quả kiểm tra ở trên đều bình thường thì bạn có thể hỏi bác sĩ về cách phát hiện triệu chứng và điều trị những bệnh thường gặp ở trẻ giai đoạn này như cảm lạnh, cách xử lý những vết trầy xước, thâm tím của trẻ nếu trong trường hợp bé nhà bạn gặp phải.
-       Bạn có thể chia sẻ cho bác sĩ các biểu hiện, tính cách khác thường của trẻ để bác sĩ có những tư vấn và đưa ra hướng giải quyết tốt.
-       Trò chuyện với bé về những hoạt động mà bé thích, những loại sách mà bé thích đọc để có thể đánh giá khả năng nghe và ngôn ngữ của bé.

2.    Những câu hỏi thường gặp của bác sĩ:

-       Khi ngủ, con bạn có hay gặp những khó khăn gì không?
Đối với giai đoạn trẻ 3 tuổi thì thời gian ngủ trung bình là khoảng 12 tiếng một ngày, nên cho bé ngủ vào buổi trưa. Bạn nên chú ý quan sát con mình xem liệu con mình có những biểu hiện gì lạ không, giấc ngủ con mình có ngon không? Thường những bé đã biết đi rồi thì bé hay tưởng tượng nhiều hơn, do đó bé có thể sợ bóng tối, sợ tiếng động lạ khi ở một mình. Bạn có thể chia sẻ với bác sĩ để bác sĩ tư vấn cho bạn những biện pháp hiệu quả giúp giấc ngủ con bạn ngon giấc hơn nếu con bạn gặp những trường hợp trên.

-       Bé thích ăn những món gì?
Giai đoạn này thì nên thiết lập cho bé một chế độ ăn phong phú, đầy đủ dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe để cung cấp đầy đủ năng lượng cho trẻ vì đây là độ tuổi mà trẻ rất hiếu động, chạy nhảy, nô đùa không ngừng.

-       Bé thuận tay trái hay tay phải?

Thường thì đa phần các bé đều thuận một bên tay, hoặc có một vài bé có thể sử dụng được cả hai tay. Nhưng nếu con bạn rơi vào tình trạng không biết phải sử dụng tay nào thì có thể đó là dấu hiệu có thể con bạn gặp vấn đề về sự phối hợp. Bác sĩ sẽ có thể yêu cầu bé vẽ lên giấy để xác định con bạn có gặp tình trạng đó không và đưa ra các giải pháp phù hợp.

-       Tập cho bé đi vệ sinh như thế nào?
Có thể cho trẻ sử dụng bô và đi ngủ thì có thể cho trẻ mặc tã để hạn chế việc trẻ đi vệ sinh bừa bãi.

-       Những biểu hiện của trẻ khi bạn gửi con ở nhà trẻ?
Đây là giai đoạn bé sẽ dễ tách khỏi bạn hơn khi bé còn 1 hoặc 2 tuổi vì lúc này trẻ cũng đã lớn hơn và bạn cũng nên để trẻ thích nghi với việc không ở gần bố mẹ. Như vậy có thể giúp trẻ trưởng thành hơn về mặt cảm xúc, khiến bạn yên tâm tập trung vào công việc hơn.

-       Bé có dễ hòa đồng với những bạn khác không?
Tuổi này là tuổi mà trẻ bắt đầu hình thành tính cách rõ hơn. Có những trẻ sẽ tỏ ra hung dữ khi phải chia sẻ đồ chơi với người khác. Bác sĩ có thể hướng dẫn cho bạn một vài mẹo để khơi gợi tính chia sẻ ở trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về tính cách của mình.

-       Bé hay thích chơi những trò chơi gì?
Các danh sách trò chơi mà con bạn hay chơi cũng là một phần giúp bác sĩ nắm rõ tình hình phát triển của con bạn hơn, đồng thời đó cũng chính là bước đệm để bạn nhìn nhận ra những điểm mạnh, yếu của con mình, cùng trẻ phát triển.

“Trẻ em như búp trên cành” là vì thế, chúng ta cần nâng niu và chú ý quan sát trẻ để có thể hiểu và làm bạn với con, từ đó tìm ra cách chăm sóc tốt sức khỏe cho trẻ và dạy dỗ con mình đúng nhất. Mong là bạn có thể áp dụng những kiến thức trên cho các lần khám sức khỏe định kỳ sau của trẻ ở giai đoạn 3 tuổi nhé!

Tuthuoc24h