Liệu sốt xuất huyết có lây không và câu trả lời không nên bỏ qua
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Giải đáp thắc liệu sốt xuất huyết có lây không và câu trả lời

Để giải đáp câu hỏi sốt xuất huyết có lây không ? Cùng Tuthuoc24h.net tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này ngay nào.

Sốt xuất huyết là căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe chúng ta. Vậy sốt xuất huyết có lây không và nó ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe của chúng ta.Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau nhé!

Vậy sốt xuất huyết là gì ?

Bệnh sốt xuất huyết là gì ?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại siêu vi trùng có tên là Dengue gây ra. Đây là căn bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác nếu như bị muỗi vằn (có nhiều khoang trắng ở chân và lưng) mang mầm bệnh đốt. Với bệnh này, thì so với người lớn, trẻ em sẽ là đối tượng dễ bị mắc bệnh.

Bệnh sốt xuất huyết có thể khiến cho cơ thể người bệnh trở nên đau nhức, đặc biệt là ở cơ và các khớp. Sốt xuất huyết dạng nhẹ có thể gây phát ban, sốt cao, dạng nặng thì có thể gây chảy máu, giảm huyết áp đột ngột và khiến người bệnh tử vong nhanh chóng.

Thông thường muỗi đốt bao lâu thì bị sốt xuất huyết?

Bệnh sốt xuất huyết có lây không ?

 Bệnh sốt xuất huyết có bị lây không ?

Ăn uống chung, dùng chung đồ dùng không làm lây truyền bệnh sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết không lây trực tiếp qua đường hô hấp hay tiếp xúc từ người sang người. Tuy nhiên, nếu sống trong vùng có người đang bị bệnh hoặc mang virus tiềm ẩn bạn có khả năng lây bệnh cao. 

Muỗi vằn chỉ đốt người vào ban ngày nên bạn cần ngủ màn cả ban ngày để phòng sốt xuất huyết.

Thường thì sốt xuất huyết lây qua đường nào?

Muỗi thường trú đậu ở các xó tối trong nhà, thích đẻ trứng ở những vật chứa nước sạch trong khu dân cư. Muỗi sốt xuất huyết sinh sôi phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình hàng tháng vượt trên 20°C do đó, thời điểm trong năm bệnh sốt xuất huyết Dengue phát triển mạnh nhất vào các tháng 7, 8, 9, 10. Những thời gian này, bạn cần chú ý để phòng bệnh hơn.

Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thường đẻ trứng vào những dụng cụ chứa nước sạch trong nhà và khu vực quanh nhà như bể, thùng, lu, vại, khạp chứa nước sạch; chai lọ, lọ hoa, thùng bỏ không, rác thải, lốp hỏng có chứa nước đọng. Do đó, những khu vực đông dân cư có tập quán chứa nước sạch ở nhiều loại dụng cụ, nơi công trường xây dựng, khu vực đang đô thị hóa, nơi có nhiều đồ vật phế thải chứa nước mưa là những nơi rất thuận lợi cho dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát.

Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết ?

Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết ?

Ở thể bệnh nhẹ:

Bệnh nhân sốt cao đột ngột 39 – 40 độ C, kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt.

Đau đầu dữ dội tại vùng trán hoặc sau nhãn cầu.

Có thể có nổi mẩn, phát ban.

Ở thể bệnh nặng:

Bao gồm các dấu hiệu sốt cao, đau đầu, phát ban, nổi mẩn.

Có chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn ra máu, đi cầu phân đen.

Người bệnh đau bụng, buồn nôn, chân và tay lạnh, người mệt mỏi, hoảng hốt, tụt huyết áp, nếu người bệnh không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Liệu rằng sốt xuất huyết bị ngứa có thực sự nguy hiểm?

Sốt xuất huyết để lại những biến chứng nguy hiểm gì ?

Sốc do mất máu: Giai đoạn nặng, bệnh sốt xuất huyết có thể gây ra các triệu chứng chảy máu cam, nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp phải tình trạng xuất huyết nội tạng như với biểu hiện chính là nôn ra máu, đi tiểu ra máu,...

Biến chứng về mắt: Sốt xuất huyết có thể dẫn mù đột ngột do xuất huyết võng mạc, và xuất huyết trong dịch kính mắt, lớp dịch này sẽ bị che phủ và hòa tan khiến bạn gần như mù mắt.

Suy tim, thận: Sốt xuất huyết có thể dẫn đến suy tim do chảy máu liên tục, khiến tim không đủ máu tuần hoàn khiến màng tim bị tràn dịch gây ứ đọng. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến suy thận cấp.

Tràn dịch màng phổi: Huyết tương trong cơ thể bị tràn sẽ xâm nhập vào đường hô hấp, gây viêm đường hô hấp, tràn dịch màng phổi,... đe dọa tính mạng người bệnh.

Hôn mê: Khi bị xuất huyết gây phù não và các hội chứng về thần kinh, dẫn đến hôn mê.

Tụt huyết áp, đau đầu dữ dội: huyết áp giảm đột ngột, người bị sốt xuất huyết sẽ cảm thấy khó khăn khi đứng hoặc đi bộ.

Sinh non, sảy thai xảy ra ở phụ nữ mang thai: Những ngày đầu mắc bệnh, thai phụ có thể bị sốt cao, khiến nhịp tim thai đập nhanh hơn, làm ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu bị sốt xuất huyết trong những tháng đầu của thai kỳ, bà bầu rất dễ bị sảy thai.

Thực phẩm cần bổ sung khi bị sốt xuất huyết ?

Thực phẩm cần bổ sung khi bị sốt xuất huyết ?

Bổ sung nhiều nước

Người bệnh sốt xuất huyết có triệu chứng điển hình là sốt cao kèm mất nước nên việc bù nước là quan trọng nhất.

Bên cạnh đó, người thân nên cho người bệnh uống thêm các loại nước trái cây, nước ép như nước cam, canh, nước ép bưởi, nước dừa vì các loại quả này có chứa nhiều vitamin C và khoáng chất, tăng cường sức đề kháng, giúp cho thành mạch máu khỏe hơn; và từ đó tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm.

Tìm hiểu thêm sốt xuất huyết ăn gì và không ăn gì nhé!

Ăn cháo loãng, súp

Cảm giác chán ăn, miệng đắng khi bị sốt là dấu hiệu dễ thấy nhất, gây khó chịu cho người mắc bệnh, đặc biệt là trẻ con. Lời khuyên tốt nhất dành cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết là nên ăn thức ăn các loại cháo loãng, soup để dễ hấp thu và có nhiều dưỡng chất.

Đối với trẻ em bị sốt xuất huyết mà đang trong giai đoạn bú mẹ, người mẹ cần cho bé bú nhiều hơn ngày thường để tăng cường sức đề kháng tự nhiên từ sữa mẹ. Khi cho trẻ ăn, bé nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, uống thêm nước, không nên cho trẻ ăn dồn dập.

Cho trẻ ăn súp tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ

Trong thời điểm này, các mẹ nên bổ sung cho bé các món ăn giàu đạm từ trứng, thịt, sữa, thực phẩm giàu vitamin A, giàu kẽm có trong thịt bò, gà... để tăng cường sức đề kháng giúp bé chống lại bệnh sốt xuất huyết.

Cho trẻ ăn bù sau khỏi bệnh

Khi trẻ đã hết sốt và khỏi bệnh thì bố mẹ nên cho trẻ ăn uống bình thường và nên cho ăn bù để bổ sung chất dinh dưỡng trong thời gian bé bị ốm và hạn chế tình trạng nhẹ cân, suy dinh dưỡng sau này.

Cho trẻ ăn bù sau khi bị sốt xuất huyết

Do ốm nên khẩu vi của bé thay đổi, bố mẹ cần kiên trì nấu các món ăn để bé ăn thấy ngon miệng và ưu tiên các món ăn giàu vitamin D, A, kẽm, sắt, khoáng chất và các loại hoa quả giàu vitamin như cam, quýt ...

Nước ép từ các loại rau

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh nên bổ sung thêm các loại nước ép rau quả tươi như cà rốt, dưa chuột và các loại rau lá để tăng cường khả năng miễn dịch, giảm đau cho người bệnh nhờ các loại có chứa vitamin và khoáng chất cần thiết.

Nước ép từ trái cây là lựa chọn hợp lý

Thực phẩm nên kiêng khi bị sốt xuất huyết ?

Đồ ăn dầu mỡ

Thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ hay đồ ăn cay. Đây là những thực phẩm bạn nên kiêng ăn hoàn toàn.

Đồ uống ngọt

Không nên uống soda, mật ong, các loại đường tự nhiên khác để tránh lâu hồi phục vì các tế bào trắng diệt khuẩn bị chậm lại.Thêm vào đó là không nên uống rượu, caffeine và hút thuốc

Thực phẩm có màu tối

Không nên ăn các màu đỏ, nâu, đen vì sẽ làm bác sĩ khó xác định và chẩn đoán đúng bệnh khi bệnh nhân có bị chảy máu dạ dày khi bị nôn mửa.

Đồ ăn cay nóng

Người bệnh sốt xuất huyết bị thuyên giảm đi sức đề kháng, kèm theo hao hụt khi người bệnh ăn đồ cay, nóng, gừng, mù tạt… điều này sẽ làm nhiệt độ cơ thể tăng cao, ảnh hưởng tới khả năng hồi phục của người bệnh.

Vậy là thông qua bài viết này, các bạn đã hiểu biết thêm về bệnh sốt xuất huyết là gì rồi. Đã trả lời được câu hỏi sốt xuất huyết có lây không rồi nhé! Hãy chăm sóc sức khỏe của bạn thật chu đáo nhé! Mong rằng bạn và gia đình của bạn luôn khỏe mạnh. Hy vọng bài viết đem lại nhiều thông tin bổ ích cho các bạn.

Tuthuoc24h.net