Một số dấu hiệu chứng tỏ con bạn mắc phải hội chứng giảm chú ý tăng động
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Cha Mẹ @ Chăm Con Khéo

Một số dấu hiệu chứng tỏ con bạn mắc phải hội chứng giảm chú ý tăng động

Nguyên nhân do cha mẹ dành ít thời gian cho con, giao hẳn trẻ cho ông bà hoặc người giúp việc chăm sóc hoặc cha mẹ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, tâm lý về kỹ năng nuôi dạy con cái.

Hội chứng giảm chú ý tăng động là một rối loạn tâm thần phức tạp có thể ảnh hưởng đến sự thành công của trẻ ở trường và các mối quan hệ cộng đồng. Các triệu chứng của nó rất đa dạng và khó nhận ra.
Theo thống kê cứ 100 trẻ thì có từ 3 đến 5 trẻ mắc chứng giảm chú ý tăng động với một số triệu chứng bắt đầu trước tuổi lên 7. Nguyên nhân do cha mẹ dành ít thời gian cho con, giao hẳn trẻ cho ông bà hoặc người giúp việc chăm sóc hoặc cha mẹ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức, tâm lý về kỹ năng nuôi dạy con cái. Do vậy khi trẻ mắc hội chứng giảm chú ý tăng động, cha mẹ chính là người can thiệp sớm nhất giúp con cải thiện tốt những dấu hiệu mắc phải đồng thời hòa nhập xã hội cũng tốt hơn. Một số biểu hiện trẻ mắc hội chứng giảm chú ý tăng động từ 6 tháng tuổi trở lên:

1.  Mơ màng với mọi thứ

Trẻ mắc hội chứng giảm chú ý tăng động thường được mô tả điển hình là hay huyên náo, ồn ào, nhưng có những trường hợp không phải thế. Một dạng khác của chứng này thì yên tĩnh hơn và ít liên quan đến bạn bè. Trẻ có thể nhìn ra ngoài trời, như đang mơ màng và không để ý những gì đang diễn ra quanh mình.

2.  Cảm xúc thay đổi đột ngột

Trẻ bị hội chứng giảm chú ý tăng động có thể khó mà kiềm chế được cảm xúc - cả tốt và xấu. Trẻ có thể bùng phát các cơn thịnh nộ hoặc giận giữ ở những thời điểm không phù hợp.

Xem: Trò chơi bổ ích cho trẻ tăng động giúp cả nhà gần gũi, bé thông minh hơn

3.  Lơ đễnh

Điều quan trọng cần nhớ là trẻ bị hội chứng giảm chú ý tăng động không hề kém thông minh so với các bạn khác. Vấn đề là, chúng gặp khó khăn để lắng nghe các lời hướng dẫn rằng cần lập kế hoạch hay thực hiện một kế hoạch, hay quên những thói quen hằng ngày, dễ bỏ quên những vật dụng cá nhân dẫn tới những lỗi do lơ đễnh.

4.  Bồn chồn, không yên

Dường như trẻ luôn bứt rứt không yên. Trẻ mắc hội chứng giảm chú ý tăng động thường không thể ngồi im. Chúng sẽ cố gắng đứng lên và chạy xung quanh mặc cho người lớn la rầy. Khi bắt buộc phải ngồi theo sự sắp đặt người lớn, chúng thường liên tục uốn vặn vẹo trong ghế hoặc ngọ ngậy cào cấu trên bàn ghế.

5.  Mất tập trung

Trẻ mắc chứng này sẽ không chú ý nghe bạn nói ngay cả khi đang bị người lớn nhắc nhở. Trẻ nói là sẽ chăm chú nghe bạn nói nhưng yêu cầu nhắc lại những gì bạn nói cho trẻ, trẻ sẽ không biết nói gì. Trẻ không chịu nghe theo một quy định hay sắp xếp bạn đặt ra.

6.  Không nhẫn nại chờ đợi

Một dấu hiệu thường gặp của trẻ có hội chứng giảm chú ý tăng động là không có khả năng nhận biết được nhu cầu và mong muốn của người khác. Trẻ có thể cắt ngang lời người khác khi họ đang nói chuyện và rất khó khăn khi chờ đến lượt, chẳng hạn như trong hoạt động trong lớp và khi chơi đùa với các bạn.

7.  Bỏ dở công việc giữa chừng

Trẻ bị giảm chú ý tăng động có thể thích thú với rất nhiều thứ, nhưng không theo những thứ đó đến  cùng. Thường thì trẻ sẽ bắt đầu một dự án, hay một công việc, hoặc bài tập về nhà, nhưng bỏ dở giữa chừng và quay sang thứ khác thu hút sự chú ý của chúng. Đồng thời trẻ hay lười hoặc không thích các nhiệm vụ hay công việc đòi hỏi các cố gắng về tâm lý , sự chăm chỉ như làm bài tập ở trường hay ở nhà theo sự hướng dẫn.

Hiện nay, không có phương pháp can thiệp nào là phù hợp nhất và tốt nhất cho trẻ. Cho nên để mang lại hiệu quả trong quá trình can thiệp thì cha mẹ cần phối hợp nhiều phương pháp với nhau như can thiệp hành vi, ngôn ngữ, điều hòa cảm xúc, đồng thời cha mẹ cần dành nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc và trò chuyện với con nhiều hơn để cải thiện tình trạng của trẻ, khi thấy con có những dấu hiệu bất thường nên đưa đến các trung tâm bệnh viện, tâm lý để có hướng điều trị tốt nhất.

TuThuoc24h.net