Viêm kết mạc dị ứng và những thông tin cực hữu ích cho bạn
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Liệu bạn đã biết hết thông tin về viêm kết mạc dị ứng chưa?

Viêm kết mạc dị ứng xuất hiện trên những người có cơ địa dị ứng, tái đi tái lại và hiện theo mùa. Muốn điều trị dứt điểm phải tìm được tác nhân gây dị ứng.

Viêm kết mạc dị ứng là gì? Như bạn cũng biết rằng đôi mắt là “cửa sổ tâm hồn”, là cầu nối để liên kết giữa mọi vật xung quanh với não bộ vì vậy mắt là bộ phận rất quan trọng. Khi mắt bị đỏ, ngứa, chảy nước mắt và nóng rát, bạn thường thức dậy buổi sáng với đôi mắt sưng húp là các triệu chứng điển hình của viêm kết mạc dị ứng. Nếu đang gặp những triệu chứng trên, hẳn bạn rất muốn biết cách hỗ trợ ngăn ngừa và hỗ trợ cải thiện hoàn toàn bệnh viêm kết mạc dị ứng. Vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, xin lời khuyên từ các bác sĩ để chữa trị và bảo vệ “cửa sổ tâm hồn” của mình càng sớm càng tốt.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm kết mạc như do virus, vi khuẩn, tác nhân gây dị ứng(bụi, lông vật nuôi, phấn hoa,…)

Viêm kết mạc dị ứng có nguy hiểm không?

Viêm kết mạc dị ứng là bệnh gì?

Kết mạc là màng mỏng che phủ bên ngoài mắt và bên trong của mí mắt. Viêm kết mạc dị ứng xảy ra khi mắt tiếp xúc với một dị nguyên gây kích thích kết mạc (gọi là chất gây dị ứng). Điều này làm cho hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức và sản xuất các kháng thể được gọi là globulin miễn dịch (IgE). Những kháng thể này đi đến các tế bào và giải phóng các hóa chất trung gian gây ra phản ứng dị ứng. Kết quả gây nên các phản ứng dị ứng như trở nên đỏ, sưng với ngứa, chảy nước mắt và rát.

Viêm kết mạc dị ứng được chia thành 2 loại:

  • Viêm kết mạc dị ứng cấp tính: Viêm kết mạc dị ứng cấp tính thường diễn ra trong một thời gian theo mùa (thường là vào mùa xuân và mùa hè).
  • Viêm kết mạc dị ứng mãn tính: Viêm kết mạc dị ứng mãn tính có thể thể diễn biến quanh năm khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.

Nguyên nhân dẫn đến viêm kết mạc dị ứng

Viêm kết mạc dị ứng xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng, mẫn cảm. Dị ứng mắt do gặp phải một phản ứng miễn dịch bất lợi với một dị nguyên nhất định. Khi bạn được chẩn đoán là bị viêm kết mạc dị ứng thì bạn phải tìm hiểu xem nguyên nhân nào gây nên những dị ứng này. Các tác nhân thông thường gây dị ứng có thể là:

  • Khói xe
  • Phấn hoa
  • Bụi 
  • Xà phòng
  • Nguồn nước ô nhiễm
  • Lông thú vật
  • Nấm mốc
  • Nước hoa
  • Chất tạo mùi, hóa chất tẩy rửa
Khi nào thì bị viêm kết mạc dị ứng?

Dị ứng mắt là căn bệnh thường gặp trong đời sống hàng ngày, có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, căn bệnh đặc biệt phổ biến vào mùa xuân, hè và thu khi cây, cỏ và hoa lá nở rộ. Phản ứng dị ứng mắt thường xảy ra với những người nhạy cảm tiếp xúc với dị nguyên.

Đôi khi, mắt có thể phản ứng với các chất gây dị ứng khác mà không nhất thiết phải tiếp xúc trực tiếp với mắt, chẳng hạn như thực phẩm hay côn trùng cắn hoặc đốt. Và ngoài ra, một số người có thể bị dị ứng mắt theo di truyền.

Triệu chứng của viêm kết mạc mãn tính

Mắt sẽ đỏ và sưng khi bị viêm kết mạc dị ứng

Triệu chứng điển hình bao gồm:

  • Chảy nước mắt
  • Ngứa mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Đỏ
  • Cảm giác rát
  • Sưng mí mắt

Những triệu chứng này có thể xảy ra một lúc hoặc cùng với các triệu chứng viêm mũi dị ứng và thường xuất hiện một thời gian ngắn sau khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng. 

Điều trị viêm kết mạc dị ứng 

Dù bị dị ứng mắt nặng hay nhẹ thì cách tốt nhất vẫn là loại trừ nhanh chóng các dị nguyên ra khỏi mắt. Những người nghi bị dị ứng mắt cần đến khám ở các bệnh viện uy tín, tránh tình trạng dụi mắt quá nhiều sẽ làm bệnh tăng nặng thêm.

  • Khi có dấu hiệu bị dị ứng mắt, người bệnh nên rửa mắt bằng nước lạnh, nước muối sinh lý…

  • Chườm lạnh cũng là giải pháp tốt để giảm triệu chứng phù mi, giảm ngứa và kích thích do làm co mạch và ổn định màng tế bào có chức năng miễn dịch.

Điều trị dị ứng mắt bằng thuốc nhỏ mắt và thuốc

Dùng nước nhỏ mắt nhân tạo

Nước mắt nhân tạo

Nhỏ nước mắt nhân tạo có thể giúp làm giảm dị ứng mắt tạm thời bằng cách rửa chất gây dị ứng từ mắt. Chúng cũng làm giảm khô,  giảm kích thích mắt bằng cách thêm độ ẩm. Thuốc này mua không cần toa, có thể được sử dụng thường xuyên khi bạn cần.

Thuốc thông mũi (có hoặc không có thuốc kháng histamin)

Thuốc thông mũi giảm đỏ mắt với dị ứng. Thuốc này cũng không cần toa như thuốc nhỏ mắt.

Thuốc kháng histamin đường uống

Thuốc kháng histamin đường uống có thể phần nào hữu ích trong việc làm giảm ngứa mắt. Tuy nhiên, chúng có thể làm cho mắt bị khô và thậm chí các triệu chứng dị ứng mắt trở nên tệ hơn.

Kháng histamin / chất ổn định tế bào mast

Thuốc nhỏ mắt với hai thuốc kháng histamine để giảm ngứa và ổn định tế bào mast giúp ngăn ngừa dị ứng mắt. Tùy thuộc vào sự lựa chọn loại thuốc nhỏ mắt của bạn, chúng được sử dụng một hoặc hai lần mỗi ngày để làm giảm ngứa, mẩn đỏ, chảy nước mắt và rát.

Corticosteroid

Thuốc nhỏ mắt steroid có thể giúp điều trị các triệu chứng dị ứng mắt mãn tính và nghiêm trọng như ngứa, tấy đỏ và sưng.

Nên gặp trực tiếp bác sĩ để giúp bạn xác định được phương pháp điều trị tốt nhất. Cần tránh việc tự ý mua thuốc ở hiệu thuốc về nhỏ vì mắt khá nhạy cảm và quan trọng. Bên cạnh đó, các thuốc điều trị mắt cần tuân thủ nghiêm ngặt thời gian dùng và liều lượng thuốc, không thể tùy tiện lạm dụng gây nên một số biến chứng không đáng có cho đôi mắt.

Có nên chữa viêm kết mạc dị ứng bằng Đông y?

Trong Đông y, các bài thuốc dân gian từ lá sống đời, rau diếp cá, rau má, xông lá trầu… giã ra rồi đắp vào mắt sẽ giúp cải thiện bệnh viêm kết mạc dị ứng. Nhưng thực tế, các biện pháp này chưa được chứng minh có thể hỗ trợ cải thiện khỏi viêm kết mạc, nhưng việc dùng các loại lá cây này đắp lên mắt sẽ không tránh khỏi khiến mắt bị nhiễm khuẩn, làm tình trạng bệnh nặng thêm.

Vì vậy nếu gặp phải những triệu chứng viêm kết mạc dị ứng thì nên tìm hiểu nguyên nhân và sớm gặp bác sĩ để điều trị. Với người bị viêm kết mạc dị ứng, nên dùng một số loại kính chắn bụi khi ra ngoài để tránh các tác nhân dị ứng. Để hỗ trợ phòng ngừa viêm kết mạc dị ứng, bạn nên giữ vệ sinh mắt, đeo kính bảo hộ để tránh bớt tác hại từ môi trường như khói bụi ô nhiễm, ẩm ướt, phấn hoa… Khi sử dụng thuốc cho mắt thì không dùng các loại thuốc có chất bảo quản để tránh những tác dụng phụ hay kích ứng do các chất hóa học gây nên. Bên cạnh đó cần chú ý bổ sung dinh dưỡng mắt hàng ngày với một số vitamin và chất chống ô-xy hóa có tác dụng tốt đối với mắt như vitamin C, E, Lutein,… để giúp mắt tăng sức đề kháng.

Viêm kết mạc dị ứng tuy dễ điều trị nhưng phải cần có phương pháp điều trị hợp lý. Mong bạn có một đôi mắt thật sáng và tinh anh, nói không với vấn đề viêm kết mạc dị ứng.

Tuthuoc24h.net