Giới thiệu cách chữa viêm họng hạt bằng thuốc dân gian tại nhà
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Giới thiệu cách chữa viêm họng hạt bằng thuốc dân gian tại nhà

Giới thiệu 9 cách chữa viêm họng hạt bằng thuốc dân gian tại nhà khắc phục các triệu chứng như: đau rát cổ họng, ngứa ngáy, sưng viêm, khó chịu,...

Viêm họng hạt là một căn bệnh phổ biến mà ai cũng dễ mắc phải khi thời tiết thay đổi thất thường. Cảm giác đau rát cổ họng, ngứa ngáy, sưng viêm có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Song nếu chữa viêm họng hạt bằng thuốc dân gian để khác phục những triệu chứn trên.

Viêm họng hạt được coi là tình trạng quá phát của viêm họng, xảy ra do các tế bào lympho ở hầu họng bị nhiễm trùng lâu ngày và tạo thành các hạt nhỏ. Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm họng hạt là đau rát, sưng hạch ở cổ, sốt nhẹ, ăn không ngon, mệt mỏi, nghẹn, khó nuốt, hơi thở có mùi,…

Hình ảnh minh hoạ bệnh viêm họng hạt
Hình ảnh minh hoạ bệnh viêm họng hạt

Bên cạnh việc sử dụng thuốc giảm đau và kháng sinh, một số phương pháp dân gian sau cũng có thể được áp dụng để điều trị viêm họng hạt tại nhà: 

1. Súc miệng với nước muối

Biện pháp này giúp giữ gìn vệ sinh răng miệng, cũng như hỗ trợ điều trị nhiễm trùng ở hầu họng. Hơn thế nữa, nước muối còn có tác dụng giảm sưng đau; cải thiện tình trạng khó nuốt do viêm họng hạt gây ra.

Súc miệng bằng nước muối để chữa viêm họng hạt
Súc miệng bằng nước muối để chữa viêm họng hạt

Thực hiện:

  • Hòa tan ½ thìa muối với 1 cốc nước ấm.
  • Sau đó dùng súc miệng trong 2 – 3 phút.
  • Thực hiện 2 lần/ ngày để kiểm soát triệu chứng và tiêu diệt vi khuẩn gây hại.

2. Sử dụng gừng để giảm đau rát do viêm họng hạt

Sử dụng gừng để điều trị bệnh viêm họng hạt
Sử dụng gừng để điều trị bệnh viêm họng hạt 

Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng hoạt huyết, tiêu viêm và sát trùng. Vì thế, gừng được dùng để điều trị các chứng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng hạt hay viêm amidan.

Ngoài ra, hoạt chất gingerol trong gừng còn có tác dụng ức chế vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng, bảo vệ và phục hồi các mô niêm mạc bị tổn thương. Hơn thế nữa, gừng còn giúp loại bỏ mùi hôi khó chịu do hiện tượng nhiễm trùng mãn tính gây ra do có chứa tinh dầu thơm đặc trưng.

Một số cách sử dụng gừng để điều trị viêm họng hạt:

  • Trà gừng: Gừng tươi rửa sạch, thái lát mỏng (hoặc đập dập) cho vào cốc nước nóng. Để trong 5-10 phút cho các hoạt chất trong gừng tan vào nước rồi thêm mật ong (hoặc đường phèn), chạnh tươi, khuấy đều rồi uống khi nước còn ấm. Sử dụng liên tục 2-3 lần trong một ngày, triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm.

 

Hình ảnh minh hoạ bằng trà gừng
Hình ảnh minh hoạ bằng trà gừng

 

  • Gừng và hành củ: Chuẩn bị 60g hành củ thái nhỏ, 10g gừng đập dập rồi cho vào nước sôi. Dùng nước này xông mũi, họng, miệng. Thực hiện 2-3 lần trong ngày.
  • Gừng, chanh, nghệ, mật ong: Chuẩn bị 20g nghệ, 20g gừng và 20g chanh tươi; sau đó đem rửa sạch và thái mỏng. Cho tất cả vào bát, thêm mật ong, đường phèn và hấp cách thủy từ 15-20 phút. Sau đó lấy ra đem chắt lấy nước cốt. Siro thu được dùng ngậm hoặc uống nhiều lần trong ngày, thực hiện liên tục trong vài ngày.
  • Gừng và muối: Gừng tươi đem rửa sạch, giã nát rồi trộn cùng muối tinh. Sau đó ngậm trực tiếp hỗn hợp trên trong miệng 3 phút, súc miệng lại với nước ấm. Thực hiện cách này vài lần mỗi ngày để cải thiện tình hình họng của bạn.

3. Chữa viêm họng mãn tính bằng mật ong

Mật ong có thể chữa viêm họng hạt
Mật ong có thể chữa viêm họng hạt

Theo Đông y, mật ong tính bình, vị ngọt thanh, có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, chống oxy hóa, chống nấm hiệu quả. Vì thế, mật ong là vị thuốc thường xuyên được sử dụng để chữa các bệnh liên quan đến phế như ho, viêm họng, viêm amidan… nhờ công dụng kháng viêm, bổ phế, chỉ thống, giải độc. 

Một số cách điều trị viêm họng bằng mật ong như sau:

  • Mật ong nguyên chất: Cho một lượng mật ong vừa đủ ra chén rồi đem hâm nóng, sau đó ngậm trực tiếp khi mật ong còn ấm. Thực hiện 3 – 5 lần mỗi ngày để giảm tình trạng đau rát cổ họng.
  • Chanh mật ong: Pha nước cốt chanh và cho thêm 1 – 2 muỗng mật ong vào nước ấm. Khi uống nên nhấp từng ngụm nhỏ để hoạt chất thấm vào thành họng. Thời điểm nên sử dụng là sau khi thức dậy để giúp tăng cường sức đề kháng, nên sử dụng hằng ngày.

 

Hình ảnh minh hoạ mật ong chanh
Hình ảnh minh hoạ mật ong chanh

 

  • Tỏi và mật ong: Tỏi tươi đem giã nhuyễn rồi ngâm với mật ong trong khoảng 1 tuần. Sau đó dùng dung dịch này uống mỗi ngày một lần. Bên cạnh đó, có thể cho tỏi tươi thái lát mỏng ngâm trong mật ong trong khoảng 3 – 5 phút. Sau đó, đem miếng lát tỏi đã ngâm mật ong vào miệng ngậm đến khi không còn cảm nhận được mùi tỏi thì bỏ bã tỏi đi.

 

Lưu ý: Phương pháp chữa trị bằng bằng mật ong chỉ áp dụng cho trẻ em trên 2 tuổi.

4. Chữa viêm họng hạt bằng tỏi

Theo y học cổ truyền, tỏi có tính ấm, vị hăng, có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, đào thải độc tố. Những hoạt chất tốt cho sức khỏe con người có trong tỏi gồm Allicin, Ajoene, Liallyl Sulfide… giúp kháng viêm, diệt khuẩn, tốt cho bệnh đường tai mũi họng.

Điều trị viêm họng hạt bằng tỏi
Điều trị viêm họng hạt bằng tỏi

Một số phương pháp sử dụng tỏi để chữa bệnh viêm họng là:

  • Tỏi và mật ong hấp cách thủy: Tỏi bóc vỏ cho vào bát, thêm mật ong, đem ngâm ngập bề mặt tỏi. Hấp cách thủy khoảng 20 phút. Sử dụng đều đặn 3 lần/ 1 ngày vào sáng trưa tối. Nên ăn trước bữa ăn 15 phút và kiên trì sử dụng khoảng 10 – 15 ngày.
  • Tỏi ngâm giấm: Dùng 10g tỏi đã bóc vỏ cho vào lọ thủy tinh rồi đổ đầy giấm, ngâm trong khoảng 30 ngày. Sau đó, gắp tép tỏi ra thái thành miếng mỏng để ngậm trong miệng khoảng 15 phút.
  • Tỏi nướng: Sử dụng 3-4 tép tỏi chưa bóc vỏ, nướng cho cháy vỏ ngoài. Sau đó, bỏ vỏ, lấy phần nhân bên trong cho vào chén, thêm 1 ít nước ấm rồi nghiền nát. Chắt lấy nước cốt rồi uống sẽ giúp trị đau rát cổ họng hiệu quả.

5. Chữa viêm họng tại nhà bằng lá tía tô

Hình ảnh minh hoạ cháo tía tô
Hình ảnh minh hoạ cháo tía tô

Tía tô có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng viêm, bổ phế. Hai cách chữa viêm họng dân gian từ lá tía tô được áp dụng phổ biến nhất là:

  • Nước tía tô cho trẻ em: Chuẩn bị 5g mỗi loại lá tía tô, hoa khế, hoa đu đủ, 15g đường phèn. Rửa sạch lá tía tô và các loại hoa cho vào chén. Thêm đường phèn rồi hấp cách thủy trong khoảng 15 – 20 phút. Lấy nước cốt này cho bé uống 3 lần trong ngày.
  • Cháo tía tô chữa viêm họng cho người lớn: Nấu cháo như bình thường sau đó dùng 1 nắm lá tía tô rửa sạch rồi thái nhỏ. Sau khi cháo được cho tía tô vào nồi. Ăn lúc cháo nóng và ăn hằng ngày trong thời gian bị bệnh. 

6. Chữa viêm họng bằng lá húng chanh 

Theo Đông y, húng chanh có tác dụng giải trừ phong hàn, giải cảm, chữa ho, cảm cúm. Hơn thế nữa, húng chanh còn chứa tinh dầu có mùi thơm như chanh nên thường được dùng để chiết xuất tinh dầu.

Chữa viêm họng hạt bằng húng chanh
Chữa viêm họng hạt bằng húng chanh

Cách sử dụng húng chanh chữa viêm họng mãn tính:

  • Húng chanh tươi: Rửa sạch húng chanh bằng nước đun sôi để nguội, thêm vài hạt muối, nhai dập và nuốt nước dần. Ngoài ra, có thể giã lấy nước cốt rồi ngậm trong họng. 
  • Húng chanh đường phèn: Chuẩn bị 20g húng chanh tươi rửa sạch; thái nhỏ cho thêm 20g đường phèn, rồi đem chưng cách thủy cho chín. Lấy hỗn hợp trên ra rồi ngậm trong họng cho ra nước. Thực hiện 1 lần/ 1 ngày cho đến khi thấy khỏi.

7. Chữa viêm họng bằng cây lược vàng

Cây lược vàng có tính mát, ít độc, có thể sử dụng cả rễ, thân, lá làm dược liệu chữa bệnh bởi có chứa nhiều chất có hoạt tính sinh học như steroid, flavonoid, quercetin,… Những hoạt chất có khả năng diệt khuẩn, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tái tạo tế bào, phù hợp để chữa bệnh viêm họng mãn tính.

chữa viêm họng hạt bằng cây lược vàng
Chữa viêm họng hạt bằng cây lược vàng 

Các bài thuốc từ cây lược vàng:

  • Ngậm lá lược vàng tươi: Rửa sạch lá lược vàng tươi. Thái thành miếng nhỏ rồi nhai dập cùng một chút muối; ngậm nước lá một lúc cho hoạt chất thấm vào cổ họng.
  • Lược vàng và dấm chuối: Lược vàng rửa sạch, giã nát lấy nước cốt. Cho vào nước cốt 5ml giấm chuối, ngậm hỗn hợp 2 lần/ngày.

Lưu ý: Cây lược vàng có chứa một hàm lượng nhỏ độc tố, không nên dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em.

8. Chữa viêm họng bằng rau diếp cá

Rau diếp cá là một thực vật có tác dụng trong việc lợi thủy tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc, đi vào phế can, tiêu viêm hiệu quả. Đồng thời, rau diếp cá còn giúp kích thích hình thành tế bào bạch cầu, có lợi cho hệ miễn dịch của cơ thể.

Rau diếp cá có thể chữa được bệnh
Rau diếp cá có thể chữa được bệnh

 

  • Cháo cá rau diếp cá: Nấu chín cháo cá. Khi cháo chín, cho rau diếp cá đã rửa sạch và thái nhỏ vào. Ăn khi còn nóng để có hiệu quả.
  • Diếp cá và nước vo gạo: Đun sôi nước vo gạo đặc; vò nát lá diếp cá đã rửa sạch vào nồi tiếp tục đun. Để nguội rồi uống trước bữa ăn 1 giờ.
  • Diếp cá mật ong: 1 nắm rau diếp cá rửa sạch, giã nát lấy nước cốt; hòa tan trong 3 thìa mật ong rồi ngậm. Mật ong có vị ngọt, mùi thơm sẽ làm át mùi tanh của diếp cá, dễ sử dụng hơn; đặc biệt là với trẻ em.

 

Lưu ý: Khi sử dụng rau diếp cá chữa viêm họng mãn tính, cần làm sạch rau thật kỹ trước khi chế biến để tránh vi sinh vật có hại được đưa gián tiếp vào cơ thể.

9. Kết hợp lá trầu không và gừng tươi

Theo y học cổ truyền, lá trầu đem lại tác dụng hiệu quả trong sát trùng, giảm ngứa ngáy và viêm hiệu quả. Do đó, để giúp hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng do viêm họng hạt gây ra; kết hợp lá trầu không với gừng tươi là một kết hợp hoàn hảo.

Trầu không kết hợp gừng tươi để chữa bệnh
Trầu không kết hợp gừng tươi để chữa bệnh

 

Thực hiện:

  • Rửa sạch ½ củ gừng và 1 lá trầu không tươi.
  • Thái nhỏ gừng và lá trầu không.
  • Sau đó đem hãm với nước sôi trong 10 phút.
  • Nhấp từng ngụm cho tinh chất từ dược liệu thẩm thấu vào cổ họng.

Những lưu ý khi áp dụng các phương pháp dân gian điều trị viêm họng hạt

1/ Hầu hết các mẹo trị bệnh tại nhà chỉ có tác dụng với các thể cấp tính, khi các triệu chứng bệnh đều nhẹ và chưa nghiêm trọng. Với những người mắc bệnh mãn tính thì cách trị bệnh dân gian chưa chắc đã hiệu quả.

2/ Hiệu quả đạt được của các cách trị bệnh này không chắc chắn. Vì vây, để đạt được hiệu quả tốt nhất nên kết hợp với điều trị với những loại thuốc được bác sĩ chỉ định.

3/ Sử dụng đúng liều lượng, không sử dụng quá nhiều hay sai cách dùng, cũng như nên áp dụng đều đặn và cần duy trì trong thời gian giài.

4/ Khi bị viêm họng hạt, cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều gia vị, nước ngọt có gas, rượu bia, cà phê, trà đặc và cần từ bỏ thói quen hút thuốc lá.

5/ Nên uống nhiều nước và tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây nhằm nâng cao miễn dịch và hỗ trợ cơ thể tiêu diệt vi khuẩn có hại.

6/ Giữ ấm cho vùng cổ họng khi thời tiết chuyển lạnh hoặc thay đổi đột ngột.

7/ Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học: Nghỉ ngơi và xây dựng giờ giấc sinh hoạt khoa học, hợp lý; không thức khuya hay làm việc quá sức; thường xuyên tập thể dục thao rèn luyện sức khỏe và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.

Trên đây là một số phương pháp chữa viêm họng hạt bằng thuốc dân gian hiệu quả tại nhà. Với những phương pháp trên phần nào sẽ giúp bạn giảm cảm giác đau rát, viêm sưng khi bị viêm họng hạt. Song nếu bệnh không có thuyên giảm cần khám bác sĩ để kết hợp thuốc Tây y để đạt hiệu quả tốt nhất.

TuThuoc24h