Bệnh nấm da đầu là gì? Nguyên nhân và biểu hiện bệnh nấm da đầu
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Bệnh nấm da đầu là gì? Nguyên nhân và biểu hiện bệnh nấm da đầu

Thông tin chi tiết về bệnh nấm da đầu, nguyên nhân gây bệnh nấm da đầu là gì? Đâu là biểu hiện bệnh nấm da đầu? Hãy cùng TuThuoc24h tìm hiểu nhé!

Nấm da đầu là bệnh nhiễm trùng da đầu do nấm men, nấm mốc,… tấn công gây ra. Ngoài việc gây nên tóc rụng, ngứa khó chịu thì nấm da đầu còn khiến người bệnh mất tự tin, phiền hà. Vậy cùng tìm hiểu sâu về bệnh nấm da đầu này là như thế này nhé.  

Nấm da đầu là gì?

biểu hiện của bệnh nấm da đầu
Biểu hiện của bệnh nấm da đầu

Nấm da dầu là bệnh có nguyên nhân từ các loại nấm. Các loại nấm này thường sống ở nơi ẩm ướt. Và có 3 loại nấm da đầu thường gặp dưới đây:

Bệnh nấm da đầu do chủng nấm Trichophyton gây nên

Các mảng da đỏ có vảy tròn sễ xuất hiện đầu tiên, sau đó, các mảng da sẽ sưng đỏ và hình thành mủ. Tóc ở vùng bị nấm da đầu sẽ cứng, dễ gãy rụng. Bệnh này gây ngứa và hói tạm thời ở những mảng da bị nấm.

Bệnh nấm tóc khô do chủng nấm Microsporum gây nên

Loại nấm này sẽ làm cho tóc bị rụng thành từng đốm, phần này có màu xám như màu vảy da. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 1 - 12 tuổi, ít gặp ở người lớn.

Nhiễm nấm Kerion gây nên

Đây là loại nấm gây nên nấm da đầu nghiêm trọng nhất, da đầu bị sưng phồng, xuất hiện các ổ mủ ở nang lông hay còn gọi là áp-xe nang lông. Bề mặt vùng tổn thương có vảy mủ, các vảy có hố lõm mủ màu vàng. Mủ này có mùi rất hôi, tóc bị trụng nhiều. 

Nguyên nhân gây bệnh nấm da đầu

Nấm da đầu là bệnh gặp ở cả nam và nữ, việc tìm ra nguyên nhân của bệnh nấm da đầu là vô cùng cần thiết. Theo nghiên cứu, có rất nhiều nguyên nhân được đưa ra và trong số đó phải kể đến các nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh nấm da đầu này là: 

Lười vệ sinh cá nhân:

Việc không thường xuyên vệ sinh cá nhân sạch sẽ khiến cho nấm mốc có điều kiện phát triển. Không tắm gội thường xuyên sau khi vận động nhiều, tiết mồ hôi nhiều thì mồ hôi kết hợp với tế bào chết da đầu sẽ tạo môi trường cho nấm sinh sôi.

Thói quen sinh hoạt hàng ngày

Nhiều người có thói quen tóc mới gội xong, chưa sấy khô hoặc sấy chưa khô hẳn đã lên giường ngủ. Khi da đầu còn ẩm ướt, nấm sẽ dễ dàng tấn công và phát triển hình thành bệnh nấm da đầu. 

thói quen sinh hoạt có thể ảnh hưởng đến tình trạng bệnh
Thói quen sinh hoạt có thể ảnh hưởng đến tình trạng bệnh

Nguồn nước bẩn

Nguồn nước bẩn và bị ô nhiễm chứa khá nhiều vi khuẩn nấm có hại cho cơ thể con người. 

Những nguyên nhân khác

  • Đội mũ bảo hiểm lâu ngày không vệ sinh.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh.
  • Sử dụng thuốc điều trị bệnh trong một thời gian tương đối dài.
  • Làm việc hoặc sinh sống trong môi trường hóa chất độc hại.
  • Có vết thương hoặc trầy xước trên da đầu.
  • Dùng chung khăn, lược hoặc mũ với những người mắc bệnh nấm da đầu.
  • Thường xuyên tiếp xúc với động vật nuôi như chó, mèo… bị nhiễm nấm. 
  • Các đối tượng có nguy cơ nhiễm nấm da đầu cao hơn người khác là những người:
  • Có hệ thống miễn dịch suy yếu
  • Bị bệnh tiểu đường
  • Tuyến giáp hoạt động kém
  • Sử dụng thuốc kháng sinh, Corticosteroid hoặc thuốc ngừa thai
  • Bị các bệnh viêm da khác

Nhiều người lầm tưởng bệnh nấm da đầu chỉ xuất hiện ở phụ nữ vì tóc dài nhưng thực tế cả nam và nữ tỉ lệ mắc căn bệnh này là như nhau.

Dấu hiệu bệnh nấm da đầu

Thông thường bệnh nấm da đầu sẽ phát triển qua 3 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1

Ở giai đoạn này thì da đầu người bệnh xuất hiện khá nhiều gàu. Một khi đã bị nhiễm nấm, da đầu của bệnh nhân sẽ tiết ra một lượng bã nhờn nhiều hơn so với bình thường, cùng với những lớp tế bào chết trên da đầu tạo thành gàu. 

Giai đoạn 2

Gàu xuất hiện kèm theo đó là cảm giác ngứa, khó chịu. Ngoài ra một số trường hợp còn xuất hiện nhiều nốt mụn đỏ trên mảng da đầu bị nấm.

Giai đoạn 3 

Sau một thời gian mắc bệnh nấm da đầu thì tóc của bệnh nhân sẽ rụng nhiều và thưa dần, nhất là khi gội đầu và chải tóc. Rụng tóc nhiều sẽ dẫn đến tạo ra các mảng hói lớn, kích thước khác nhau.

tình trạng bệnh ở giai đoạn 3
Hình ảnh minh hoạ tình trạng bệnh ở giai đoạn 3

Bên cạnh các giai đoạn trên thì người mắc nấm da đầu còn có các dấu hiệu như: 

  • Da đầu mềm, ẩm và nhờn rít.
  • Nếu tình trạng nhiễm nấm trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể bị loét da. Tình trạng này đôi khi dẫn đến đau đầu, sốt, sưng các hạch bạch huyết trên cổ.

Nấm da đầu có lây không?

Nấm da đầu là căn bệnh rất dễ lây lan. Bệnh lây trực tiếp qua da, qua quá trình sinh hoạt. Không chỉ từ động vật lây sang người mà còn từ người sang người do những thói quen dùng chung lược, áo, mũ bảo hiểm, khăn tắm, chăn mền  gối… với những người mắc bệnh. 

Cách phân biệt nấm da đầu – gàu – vảy nến - viêm da tiết bã ở da đầu

Nấm da đầu, gàu và vẩy nến, viêm da tiết bã ở da đầu da đầu thường có biểu hiện gần như giống nhau nhưng việc nhầm lẫn sẽ khiến việc điều trị trở nên khó khăn. Chính vì vậy cần phân biệt các bệnh này một cách rõ ràng bằng một số đặc điểm sau:

  • Nấm da đầu: Xuất hiện mảng tróc vảy, nhiều mụn nước, đỏ, đau đớn trên da đầu kèm theo rụng tóc. Da đầu luôn luôn ẩm ướt, nhờn rít và khó chịu,
  • Gàu: Là hiện tượng rối loạn lớp sừng của da đầu khiến da đóng vảy trắng, rời ra thành từng mảng và bám trên tóc, quần áo,… Gàu là tình trạng tế bào da đầu thay mới quá nhanh do đó không lây lan.
gàu chính là hiện tương rối loạn của lớp sừng ở da đầu
Gàu chính là hiện tương rối loạn của lớp sừng ở da đầu
  • Vẩy nến da đầu: Là tình trạng mãn tính. Vẩy nến gây ra tình trạng bong tróc da màu đỏ hoặc màu bạc, khiến da đầu khô, ngứa ngáy, thường tập trung ở vùng rìa chân tóc.
  • Bệnh viêm da tiết bã ở da đầu: Bệnh viêm da tiết bã chỉ có gàu, ngứa và đôi khi kèm rụng tóc lan tỏa, nhưng không để lại sẹo và hói vĩnh viễn.

Ngoài ra, bệnh nấm da đầu còn dễ bị nhầm lần với các bệnh như á sừng da đầu, chốc lở, vì thế, bệnh nhân khi nghi ngờ mắc bệnh nấm da đầu cần đến bác sĩ để chuẩn đoán bệnh chuẩn xác nhất. 

Bài viết trên cung cấp các thông tin liên quan đến bệnh nấm da đầu để giúp mọi người có thể hiểu về bệnh, biết được nguyên nhân gây bệnh từ đó đưa ra các biện pháp diều trị phòng ngừa.

TuThuoc24h