Bị thuỷ đậu khi mang thai nguy hiểm đến thai nhi như thế nào?
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Cha Mẹ @ Mẹ Bầu

Phụ nữ bị thuỷ đậu khi mang thai ảnh hưởng gì đến thai nhi?

Chị em bị thuỷ đậu khi mang thai sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, xuất huyết,...nếu không được phát hiện sớm. Vậy điều trị như thế nào?

Chẳng may, chị em bị thủy đậu khi mang thai có thể gây các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi trong từng giai đoạn. Vậy hãy cùng Tuthuoc24h.net tìm hiểu về căn bệnh này và tìm ra đâu là cách chữa thủy đậu hiệu quả, an toàn và nhanh chóng cho các bà mẹ nhé. 

Bệnh thủy đậu là gì?

Hình ảnh minh hoạ mẹ bầu bị thuỷ đậu
Hình ảnh minh hoạ mẹ bầu bị thuỷ đậu

Bệnh thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở da do virus có tên là Varicella Zoster (VZV) gây ra. Mặc dù có rất nhiều người trong chúng ta đã từng bị vào lúc nhỏ nhưng vẫn không thể hiểu các thông tin về chúng. Các chuyên gia cho biết, đây là căn bệnh lành tính và không thể tránh khỏi khi còn nhỏ. Đối với những người đã từng mắc thủy đậu khi còn trẻ hoặc đã tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu trước khi mang thai thì các bạn có thể yên tâm vì căn bệnh này chỉ bị một lần trong đời thôi bạn nhé. 

Triệu chứng nhận biết:

  • Ban đầu, người bệnh sẽ bị sốt nhẹ, đôi khi sẽ sốt cao hơn (khoảng 39-40 độ C). Cơ thể mệt mỏi, đau đầu, đau họng.

Sốt khi mang thai nên làm gì?

  • Xuất hiện ban đỏ, các mụn nước như bị phỏng ở mặt, sau đó lan ra khắp cơ thể, thậm chí là ở miệng, mí mắt, … sau 24 -48 giờ. 
  • Mụn nước có đường kính vài mm. Nếu bị nặng, mụn nước sẽ to dần và chứa mủ gây ngứa. Lưu ý: Cào hay làm vỡ mụn nước có thể để lại sẹo các bạn nhé. 
  • Các nốt mụn nước sau 4-10 ngày sẽ bắt đầu bong vảy, để lại sẹo và thâm trên da.

Bệnh thủy đậu có nguy hiểm cho bà mẹ và thai nhi không?

Mẹ bầu bị thuỷ đậu nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến thai nhi
Mẹ bầu bị thuỷ đậu nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến thai nhi

Thủy đậu là bệnh có khả năng lây nhiễm rất nhanh từ người sang người và rất khó kiểm soát qua đường hô hấp như tiếp xúc trực tiếp, lây lan qua không khí (nước bọt khi ho, hắt hơi, nói chuyện, …) hay tiếp xúc gián tiếp với chất dịch trong mụn nước hoặc sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, quần áo, … hay thậm chí ăn uống chung với người bệnh. 

Đối với phần lớn người đang khỏe mạnh, thủy đậu bao gồm những triệu chứng như ngứa, phát  ban, … Trong vài trường hợp, thủy đậu có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, xuất huyết, viêm não (phù não). Biến chứng của căn bệnh này có nguy cơ ảnh hưởng đến bản thân người mẹ cũng như thai nhi. 

Virus Varicella làm tăng tỷ lệ mắc viêm phổi ở thai phụ lên 10 – 20%. Phụ nữ mang thai nhiễm bệnh thủy đậu là đối tượng tử vong nhiều nhất trong số những người lớn mắc phải căn bệnh này, đặc biệt là khi thai phụ đã bị viêm phổi do virus varicella.

Mỗi giai đoạn của bệnh tác động đến thai nhi như thế nào tùy thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ:

  • Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, người mẹ có khả năng sảy thai cao do tác động của VZV gây ra. Em bé có 0.4% nguy cơ mắc Hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Có rất nhiều biến chứng khi bé bị mắc phải hội chứng này, đó là: da có sẹo, dị tật đầu nhỏ, bệnh lý về mắt, bé nhẹ cân, tay hoặc chân bị teo, chậm phát triển hệ thần kinh, thậm chí là bại não.
  • Ở 3 tháng tiếp theo, đặc biệt tuần thứ 13 đến tuần 20, tỷ lệ mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh của thai nhi tăng lên 2%. Sau tuần thứ 20, bệnh thủy đậu thai kỳ hầu như không gây ảnh hưởng đến em bé.
  • Nếu mẹ bị thủy đậu càng gần khoảng thời gian sinh thì nguy cơ trẻ bị nhiễm bệnh càng cao. Cụ thể là khoảng 5 ngày trước khi sinh cho đến 2 ngày sau sinh. Nguyên nhân là do thời gian quá ngắn khiến thai nhi chưa kịp nhận đủ kháng thể từ người mẹ. Trong trường hợp này, bé có nguy cơ tử vong khá cao, lên đến khoảng 25 - 30% các ca trẻ sơ sinh bị thủy đậu lan tỏa từ mẹ.

Cách chữa thuỷ đậu cho các mẹ

Mẹ bầu bị thuỷ đậu nên thăm khám sớm khi có dấu hiệu nghi vấn
Mẹ bầu bị thuỷ đậu nên thăm khám sớm khi có dấu hiệu nghi vấn

Theo trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, trước khi có vắc xin thủy đậu, bệnh thủy đậu khiến 11.000 người Mỹ phải nhập viện và làm chết 100 - 150 người mỗi năm. Vì vậy, cách tốt nhất để tránh bệnh thủy đậu với các bà mẹ mang thai là kiểm tra sức khỏe kĩ càng, tiêm phòng đầy đủ khi có kế hoạch mang thai.

Đối với các phụ nữ mang thai bị thủy đậu, điều quan trọng nhất là bổ sung cho chất kháng virus để bảo vệ cả mẹ lẫn thai nhi. Ngoài ra, các bà mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi, bổ sung nhiều nước và vitamin C để tăng cường sức đề kháng, dùng thức ăn dễ tiêu hóa.

Trong trường hợp mẹ bị sốt có thể uống Paracetamol để hỗ trợ hạ sốt, giảm mệt mỏi. CDC khuyến cáo đừng bao giờ uống aspirin vì sử dụng aspirin liên quan đến hội chứng nghiêm trọng Reye, gây ảnh hưởng đến gan và não.

Giữ gìn vệ sinh thân thể cũng là một trong những điều quan trọng khi bị thủy đậu. Tuy nhiên, cần hạn chế tối đa tác động mạnh làm vỡ những mụn nước nếu không sẽ dẫn đến nguy cơ bội nhiễm rất nghiêm trọng. Nên ăn đồ mát, tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ cay, chất kích thích, đồ uống có ga, cồn,...

Khi mang thai không nên ăn gì để tránh ảnh hưởng cả mẹ và bé?

Có thể thấy, bị thuỷ đậu khi mang thai sẽ có tác động lớn đối với sức khoẻ của mẹ và trẻ, thế nên nếu chắng may mắc phải, chị em nên đến các trung tâm y tế để thăm khám khi có dấu hiệu. Chúc chị em có được sức khoẻ tốt trong thời kỳ mang thai!

TuThuoc24h