Triệu chứng bệnh hen suyễn ở trẻ em và cách chữa trị cho bé tại nhà
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Trẻ Em

Triệu chứng bệnh hen suyễn ở trẻ em và cách chữa trị cho bé tại nhà

Bệnh hen suyễn ở trẻ em ngày một gia tăng, do vậy phụ huynh nên nắm bắt được những triệu chứng bệnh hen suyễn để có thể chữa trị kịp thời cho trẻ

Bệnh hen suyễn là một căn bệnh đường hô hấp khá phổ biến, bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, trong đó bệnh hen suyễn ở trẻ em gặp phải đang có dấu hiệu ngày một tăng lên. Các triệu chứng điển hình của hen suyễn là thường gây rất nhiều khó chịu khi thở, vì thế phụ huynh cần nắm chắc những kiến thức cơ bản để có hướng đối phó và điều trị với bệnh hen xuyễn ở trẻ em. 

Triệu chứng bệnh hen suyễn ở trẻ em thường gặp

Triệu chứng hen suyễn ở trẻ em nhất là với trẻ sơ sinh thường khó nhận biết, lí do vì bệnh hen suyễn ở độ tuổi này có những triệu chứng rất giống nhiều bệnh lý khác như viêm phổi hay cảm lạnh. Phụ huynh cần lưu ý nhận biết những triệu chứng đặc trưng sau để sớm đưa trẻ đi khám và tránh những hậu quả đáng tiếc sau này:

Ho, đặc biệt là ho vào ban đêm: ho là một phản ứng khi cơ thể muốn đẩy các chất bài tiết hoặc dị nguyên từ môi trường như bụi, khói, phấn hoa, lông động vật… ra ngoài. Ở trẻ em nếu hiện tượng ho khan tái phát lặp đi lặp lại hoặc kéo dài trong một khoảng thời gian, ngày càng ho nặng lên về đêm hoặc đi kèm với ho là trình trạng khò khè và gặp rất nhiều khó khăn khi thở. Ho xảy ra khi gắng sức, cười, khóc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá, không khí ô nhiễm,…

Hơi thở khò khè: khò khè là âm thanh không bình thường phát ra khi thở, không khí đi qua phổi bị cản trở bởi ống phế quản bị phù nề sẽ tạo nên âm thanh khò khè. Đây được xem là dấu hiệu điễn hình của bệnh hen suyễn ở trẻ em. Hiện tượng này tái phát trong khi ngủ hoặc khi có yếu tố thúc đẩy như gắng sức, cười, khóc, tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc không khí ô nhiễm…

Khó thở: là hiện tượng được gây ra bởi đường thở bị thu hẹp khiến cho người bệnh khó thở. Xảy ra khi gắng sức, cười hoặc khóc.

Khi thời tiết chuyển mùa: trẻ dễ bị cảm lạnh, ho, sổ mũi, nghet mũi khi trời lạnh, chậm khỏi bệnh dù đã sử dụng nhiều loại thuốc cảm, áp dụng nhiều biện pháp giải cảm khác nhau. Mỗi khi bị bệnh thì kéo dài liên tục 10 – 15 ngày rồi mới dần dần tự bình phục. Thêm nữa trẻ khó thích nghi với thời tiết lạnh, mỗi buổi sáng sớm hay nửa đêm đều có thể gây ảnh hưởng đến việc hô hấp của trẻ, khiến trẻ bị ho và khó thở.

Khi trẻ ăn các món lạ: như măng tây, thịt gà, hải sản, ăn thức ăn có tính nóng, thịt bò…thì trẻ có những biểu hiện khó thở, ho nhiều, tức ngực.

Khi tiếp xúc với thú nuôi: hoặc khi hít phải mùi ẩm mốc, mùi xăng dầu, khói bụi, trẻ có biểu hiện trở nên khó thở, và thở một cách mệt nhọc.

Khi có một trong những triệu chứng này, phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đến khám với bác sĩ chuyên khoa hô hấp để có thể được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.

Cách chữa hen suyễn ở trẻ em như thế nào?

Cách chữa hen suyễn ở trẻ em theo phương pháp Tây y: sau khi thăm khám việc điều trị sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện các triệu chứng hen suyễn của trẻ. Vì vậy, phụ huynh cần theo dõi số lần trẻ lên cơn hen vào ban ngày và ban đêm để báo cáo cho bác sĩ. Có 2 loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị hen suyễn ở trẻ:

  • Thuốc cắt cơn: thường phổ biến ở dạng bình hít hoặc xịt, sử dụng khi trẻ có lên cơn hen suyễn.
  • Thuốc phòng ngừa lâu dài: được chỉ định sử dụng mỗi ngày bởi bác sĩ ở những trẻ bị hen suyễn nặng. Loại thuốc này giúp giảm tình trạng viêm lâu dài ở đường hô hấp, giảm tần suất xuất hiện cơn hen của trẻ.
    Để bệnh hen suyễn ở trẻ mau khỏi, phụ huynh nên đưa đến bệnh viện để chữa trị kịp thời
    Ngăn chặn bệnh hen suyễn tái phát nên đưa trẻ thăm khám ở các cơ sở y tế

     

Cách chữa hen suyễn ở trẻ em theo phương pháp Đông y: bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc Tây y trong cách chữa hen suyễn ở trẻ em, các bài thuốc theo phương pháp Đông y cũng cho thấy mức độ hiệu quả cao trong quá trình chữa trị. Khi chữa trị hen suyễn ở trẻ em bằng thuốc Đông y người bệnh sẽ thấy khỏe dần lên, đồng thời sức đề kháng cũng được cải thiện rõ rệt.

Trong Đông y người ta chia bệnh hen suyễn nói chung và ở trẻ em nói riêng thành ba loại: bệnh hen suyễn ở thể phong nhiệt, bệnh hen suyễn ở thể phong hàn và bệnh hen suyễn ở thể phong đàm. Phụ huynh muốn áp dụng phương pháp Đông y trước tiên cần phải xác định trẻ của mình đạng bị bệnh hen suyễn ở thể nào để sử dụng các bài thuốc cho phù hợp.  

Hen suyễn ở thể phong nhiệt: trẻ em bị bệnh hen suyễn ở thể phong nhiệt thường có các triệu chứng điển hình như ho mạnh, kèm theo khó thở, khò khè, ngực đầy tức, có đờm đặc màu vàng, khó khạc, miệng đắng, cơ thể nóng ran, ra nhiều mồ hôi, lưỡi đỏ, rêu trên bề mặt lưỡi có màu vàng. 

  • Nguyên liệu: 100 g lá hẹ, 30g lá dâu tằm tươi, 50g hoa đu đủ đực
  • Cách làm: sau khi rửa sạch các nguyên liệu trên, đem dã nát lá dâu tằm tươi cùng với hoa đu đủ đực, sau đó hòa với 300ml nước, rồi lọc lấy nước cốt mang đi đun sôi. Kế đó cho rau hẹ vào nước cốt lá dâu tằm và hoa đu đủ đang nấu, nêm nếm da vị cho vừa miệng rồi tắt bếp để nguội. Lúc đầu cho trẻ ăn liên tục trong vòng ba ngày, sau đó chuyển sang cách ngày cho ăn một lần.

Hen suyễn ở thể phong hàn: trẻ em bị bệnh hen suyễn ở thể phong hàn ngoài các triệu chứng đặc trưng của bệnh hen suyễn như ho, khó thở, khò khè, ngực đầy tức, thì đáng chú ý là triệu chứng có đờm đặc màu trắng, có hiện tượng đau đầu, rất sợ lạnh, không đổ mồ hôi nên không cảm thấy khát nước, nước tiểu trong, lưỡi nhạt màu, rêu trên bề mặt lưỡi có màu trắng. 

  • Nguyên liệu: mật ong, nụ đinh hương
  • Cách làm: cho 5-6 nụ đinh hương vào trong nối chứa 100ml nước sạch sau đó đun đến khi nước sôi, trong vòng 5 phút thì tắt bếp và để nguội. Lấy 50ml mật ong cho vào nồi nước đinh hương hòa đều, rồi dùng nước này cho trẻ uống 2-3 lần/ngày.

Hen suyễn ở thể phong đàm: trẻ em bị bệnh hen suyễn ở thể phong đàm sẽ có những triệu chứng điển hình như ho có đờm nhiểu ra, khó thở, khò khè, tức ngực, nhạt miệng, rêu lười dày và nhờn, đặc biệt mỗi lần ho hoặc nôn ra nhiều đờm thì mới thấy dễ chịu.

  • Nguyên liệu: mật ong, bột quế, sữa
  • Cách làm: hòa tan 30ml mật ong với 150ml sữa đun nóng, sau đó cho thêm từ 2-3g bột quế vào khuấy đều đến khi hỗn hợp hòa tan vào nhau. Cho trẻ uống 1-2 lần/ngày.

Khi áp dụng những cách chữa trị hen suyễn ở trẻ enm theo các bài thuốc Đông y trên, phụ huynh hãy lưu tâm chú ý đến triệu chứng của con mình cũng như những thực phẩm có trong công thức có thuộc danh sách những thực phẩm gây dị ứng của con mình hay không, bởi vì cơ địa của mỗi trẻ là khác nhau. Từ đó áp dụng các cách chữa trị hen suyễn này được đạt hiệu quả cao nhất.

Trẻ em bị hen suyễn nên ăn gì để chữa trị và giảm thiểu các cơn hen?

Bệnh hen suyễn ở trẻ em là bệnh viêm mãn tính, gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt cho trẻ nhỏ và cả phụ huynh của các bé. Việc sử dụng các loại thuốc điều trị hen suyễn cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ hay các phương pháp điều trị khác chỉ đóng một phần vai trò trong quá trình chữa trị. Bên cạnh đó trẻ bị hen suyễn phải nên bổ sung chế độ ăn uống để nhanh khỏi bệnh, tăng cường sức khỏe.

Bổ sung thực phẩm giàu magie: Magie hỗ trợ giúp làm giãn các cơ bao quanh khí phản và kháng viêm vì thế rất tốt cho người bị hen suyễn, phụ huynh của trẻ nên chú ý bổ sung vào thực đơn hằng ngày các loại thực phẩm giàu magie như rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, cà chua, sữa, đậu (nếu bé không bị dị ứng)…

Bổ sung thực phẩm giàu magie là cách phụ huynh nên chọn để điều trị bệnh hen suyễn cho con em
Những thực phẩm giàu chất magie

Bổ sung các chất chống oxy hóa: Vitamin C, vitamin E, glutathione, beta-caroten là tiền chất vitamin A,… được coi là những chất gây tác động đến các phản ứng viêm trong cơ thể. Vitamin E có nhiều trong dầu thực vật như dầu oliu, dầu hướng dương, dầu hạt nho và các loại hạt. Chất bêta-caroten có nhiều trong rau ngót, ớt vàng to, gấc, cà rốt…, Vitamin C có nhiều trong dòng họ cam quýt, ổi, rau xanh. Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất này có tác dụng bảo vệ và tăng cường sức đề kháng và chức năng hô hấp rất tốt cho trẻ bị hen suyễn.

Bổ sung chất béo omega 3: một trong những loại dưỡng chất được khuyên nên bổ sung trong quá trình điều trị hen suyễn ở trẻ em. Rau xanh, dầu hạt cải, viên dầu cá hoặc các loại cá biển như: cá hồi, cá trích, cá mòi, cá thu, cá ngừ,… được xem là nguồn chứa dồi dào hàm lượng omega 3 phụ huynh nên chú ý bổ sung vào thực đơn của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa của từng trẻ mà lựa chọn thực phẩm chứa omega 3 phù hợp, bởi sẽ có những trẻ bị dị ứng với cá hoặc thực phẩm khác, điều này khiến dễ trẻ dễ bị lên cơn hen suyễn nếu ăn phải.

Bổ sung chác loại thực phẩm chứa nhiều chất béo omega 3 sẽ rất tốt đối với trẻ bị hen suyễn
Bổ sung thực phẩm giàu omega 3 cho bé bị hen suyễn là điều tất yếu

Sử dụng mật ong hỗ trợ chữa trị hen suyễn cho trẻ: mật ong có thể làm giảm tình trạng viêm, chứa chất kháng khuẩn tự nhiên và loãng đờm để dễ dàng giúp trẻ bị hen suyễn đẩy ra ngoài. Hỗ trợ trẻ ngăn ngừa cơn hen tái phát, tăng cường sức đề kháng và chức năng hô hấp cho trẻ. Sử dụng hàng ngày bằng cách pha với nước ấm và cho trẻ uống sẽ cải thiện rất nhiều tình trạng hen suyễn ở trẻ.

Trẻ nhỏ là đối tượng có hệ hô hấp và miễn dịch vẫn chưa phát triển hoàn thiện đầy đủ các chức năng nên rất dễ mắc phải bệnh hen suyễn. Các bậc cha mẹ là những người gần gũi trẻ nhất vì thế rất cần hết sức lưu tâm, quan sát kỹ những biểu hiện bất thường ở trẻ để kịp thời đưa trẻ thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có hướng chữa trị bệnh hen suyễn. Nếu chủ quan trong phòng tránh và chữa trị rất dễ dẫn đến bệnh tình có khả năng tiến triển nặng hơn, trẻ sẽ gặp phải những hệ quả khôn lường liên quan đến đường hô hấp sau này. Bài viết đã cung cấp một lượng thông tin cơ bản về các triệu chứng của bệnh hen suyễn cùng với các cách chữa trị bệnh hen suyễn mà phụ huynh có thể áp dụng ngay tại nhà.

TuThuoc24h.net