Đau răng khôn là hiện tượng xảy ra ở bất cứ ai trong chúng ta, gây nên những cảm giác đau đớn, thấm chí chúng có thể có những hiện tượng mọc lệch vô cùng nguy hiểm, dẫn đến quyết định phải nhổ bỏ đi. Vậy sau khi nhổ răng khôn có những hệ luỵ gì không?
Răng khôn là gì?
Răng khôn (hay gọi là răng số 8) thường xuất hiện ở người trưởng thành 16-30 tuổi. Có lẽ vì thời điểm mọc răng khôn là lúc người đã trưởng thành, có đủ nhận thức nên răng được gọi là răng khôn. Nhưng không phải người trưởng thành nào cũng mọc răng khôn, vì theo ước tính có khoảng 35% dân số sẽ không mọc răng khôn.
Phần lớn hàm của người chỉ đủ chỗ cho 28 chiếc răng, 14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới và răng khôn thì lại mọc lệch, chen chỗ các răng khác từ đó dẫn đến sưng, đau đớn. Bên cạnh đó, răng khôn nằm ở vị trí quá sâu bên trong hàm sẽ khó vệ sinh, là môi trường tiềm năng cho vi khuẩn sinh sôi và làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm lợi…
Răng khôn không có ý nghĩa gì về chức năng nhai bởi hàm răng 28 cái đã đủ để con người ăn uống thường ngày. Hơn nữa, vị trí của răng khôn không mang ý nghĩa thẩm mỹ cao và còn có thể gây xô lệch mất thẩm mỹ
Chính vì thế mà chúng ta cũng không bất ngờ với kết quả điều tra và thống kê của Tổ Chức Chăm Sóc Răng Miệng Hoa Kỳ rằng trung bình có khoảng 85% răng khôn sẽ bị nhổ đi thay vì để cho nó tồn tại mãi mãi.
Lưu ý sau khi nhổ răng khôn
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà chúng ta sẽ có những triệu chứng đau răng khôn khác nhau. Ở mức độ nhẹ thì chỉ đau ê ẩm trong một vài ngày nhưng nặng hơn thì nướu bạn sẽ xuất hiện tình trạng sưng tấy, đau ngứa và có thể gây ra nhiều cơn ốm sốt. Nếu xuất hiện những tình trạng đau nhức như trên trong nhiều ngày và thậm chí bạn đã dùng thuốc nhưng vẫn không hết thì cách tốt nhất là bạn nên đến gặp nha sĩ để nhổ bỏ răng khôn. Quan trọng hơn là bạn sẽ phải tuân thủ theo những lời khuyên của nha sĩ để bảo vệ răng miệng sau khi nhổ răng khôn.
- Không chải răng vào ngày đầu tiên sau khi nhổ răng: Hành động này có thể gây cản trở quá trình hồi phục và làm nghiêm trọng hơn vết thương của bạn. Vì thế, trong vòng 8-12h đầu, bạn chỉ nên vệ sinh răng miệng sau khi ăn bằng cách súc miệng nhẹ nhàng bằng dung dịch nước trắng hoặc nước muối loãng.
- Sau đó bạn có thể chải răng những với một cách chậm rãi và cẩn thận, lưu ý là hãy tránh chỗ răng khôn vừa mới nhổ bạn nhé
- Để ý xem có dấu hiệu nhiễm trùng nào hay không: Nếu bạn làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ và giữ răng miệng sạch sẽ, thì nguy cơ bị nhiễm trùng sẽ rất thấp. Nhưng nếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào về nhiễm trùng thì hãy đến khám bác sĩ ngay để tránh biến chứng sau phẫu thuật.
- Ngoài việc bổ sung các chất dinh dương cần thiết thì sau khi nhổ răng khôn, bạn cũng nên kiêng một số thứ để vết thương sẽ nhanh lành.
- Không ăn các thực phẩm khi chưa được chế biến kĩ, quá cứng hoặc quá dai
- Tránh ăn các thực phẩm có độ giòn cao như các loại bánh quy, đồ chiên rán…vì các mảnh vụn dễ bám vào kẽ chân răng gây viêm.
- Không nên ăn các món ăn còn quá nóng các món có vị chua, cay cũng như các thực phẩm có nồng độ chua cao như: dưa muối, cà muối…
- Không nên uống các thức uống có ga, nước ngọt bởi đường có trong đồ ngọt phản ứng với nước bọt có tính axit gây ra phản ứng khử, càng làm cho tình trạng viêm thêm kéo dài.
- Không sử dụng bia, rượu, thuốc lá…, đặc biệt không dùng ống hút để hút.
- Bên cạnh sự kiêng cử thì còn có một lưu ý cho bạn. Sau khi bệnh nhân nhổ răng và khâu lại vết thương thì sau 7 – 10 ngày, bệnh nhân sẽ quay lại để cắt chỉ khi vết thương đã bắt đầu lành lại hẳn. Do vậy nên mọi người cũng hay lo lắng không biết rằng cắt chỉ sau khi nhổ răng có đau không. Nhưng bạn không cần bận tâm quá nhiều vì thực tế là các bác sĩ chỉ thực hiện việc cắt chỉ khi vết mổ đã có dấu hiệu lành lại, không còn đau nhức hay sưng tấy, đồng thời sợi chỉ nha khoa dùng để khâu vết thương rất mỏng nên quá trình tiến hành cắt chỉ diễn ra rất nhanh chóng và không gây cảm giác đau nhức và vô cùng an toàn với sức khỏe.
Sau khi nhổ răng khôn nên ăn gì?
Sau khi nhổ răng khôn, vết thương còn non và đau nhức nên tuyệt đối không được can thiệp lực nhai quá mạnh. Vì vậy, bạn có thể cân nhắc đến một số món ăn sau:
- Các loại cháo với nguyên liệu được xay nhuyễn, có thể nấu kèm các loại rau xanh để bổ sung thêm chất xơ.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất từ các loại rau, củ, quả bằng cách uống nước trái cây ép hoặc nước ép từ một số loại rau củ giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể để bạn nhanh hồi phục
Và sau đây sẽ là những món ăn đặc biệt có lợi cho quá trình lành bệnh sau khi nhổ răng khôn của bạn.
Sữa chua
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Family Practice, sử dụng thực phẩm có chứa probiotics trong khi bạn đang dùng thuốc kháng sinh sau tiểu phẫu có thể giúp làm giảm triệu chứng tiêu chảy, chóng mặt. Vì thế sữa chua là sự lựa chọn rất thích hợp cho bạn, vì trong sữa chua có những chế phẩm sinh học sẽ giúp làm dịu cơn đau gây ra bởi các vi khuẩn, vi sinh vật bên trong vết nhổ. Bên cạnh đó, với kết cấu là kem, mịn và dễ nuốt nên sẽ không làm bạn cảm thấy đau khi ăn. Ngoài ra, nước ép dâu tây cũng được coi như loại aspirin tự nhiên giúp giảm trừ cảm giác đau nhức cho bạn một cách nhanh chóng.
Trứng
Trứng là nguồn cung cấp dồi dào protein, vitamin và khoáng chất để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt là khi phải kiêng cữ nhiều món thì trứng lại có thể chế biến nhiều kiểu khác nhau để làm đa dạng hương vị cho bữa ăn. Không những thế, trứng mềm, béo nên bạn sẽ cảm thấy dễ nhai và nuốt hơn.
Kem mềm
Nghe có vẻ lạ lùng khi từ xưa đến nay, cứ mỗi khi bạn bị đau răng là kem lại trở thành “kẻ thù” của bạn, nhưng trong trường hợp này thì kem được các bác sĩ khuyên ăn sau khi phẫu thuật răng miệng để giảm sưng. Kem lạnh giúp mạch máu bên trong bạn co lại và ít gây chảy máu hơn. Tuy nhiên, bạn nên chọn món kem ít ngọt, mềm nhé.
Thêm một lưu ý nữa cho bạn rằng, các loại thực phẩm sau đây có thể có hại cho quá trình liền vết thương sau nhổ răng khôn:
- Các loại hạt, có thể bị mắc kẹt trong vết thương và gây nhiễm trùng
- Hạt tiêu và các loại gia vị khác để lại bã cứng
- Thức ăn cay nóng
- Khoai tây chiên và bỏng ngô
- Các loại thực phẩm khác cần nhai nhiều
- Các thức ăn có tính axit cũng có thể gây kích ứng chỗ nhổ răng và chậm liền.
Cách giảm đau sau khi nhổ răng khôn
Ngày đầu sau khi nhổ răng khôn thì thuốc tê sẽ hết tác dụng, bạn sẽ bắt đầu thấy đau nhức và sưng tấy bên vùng mặt nhổ răng khôn. Để giảm đau và sưng, bạn có thể dùng những cách sau đây
- Chườm đá lạnh liên tục trong khoảng 15-20 phút. Việc này sẽ giúp giảm sưng tấy, giảm đau nhanh và hiệu quả.
- Sang tới ngày thứ 2, bạn nên chườm khăn ấm để giúp máu lưu thông, tan máu bầm.
- Trường hợp đau nhức khó chịu, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau theo đơn kê từ bác sỹ.
- Tuân theo chế độ ăn uống hợp lý
- Vệ sinh răng miệng cẩn thận để tránh hiện tượng viêm nhiễm.
- Nếu chỗ nhổ răng bị sưng nhức quá lâu mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên khám bác sĩ.
Biến chứng sau khi nhổ răng khôn
Nhiễm trùng
Nếu không chăm sóc kỹ thì hiện tượng này hoàn toàn có khả năng cao xảy ra. Thế nên bạn cần nghe theo chỉ định của bác sĩ và nếu có các dấu hiệu sau đây, bạn có thể đã bị nhiễm trùng:
• Dịch màu vàng hoặc trắng
• Nhiệt độ cao
• Đau hoặc sưng liên tục.
Khi bắt gặp những triệu chứng này thì hãy đến gặp bác sĩ nhổ răng cho bạn ngay để được tư vấn kịp thời nhé.
Chậm liền
Chậm liền là tình trạng khi xương mới chậm phát triển trong ổ răng rỗng. Một nghiên cứu cho thấy rằng điều này rất khó dự đoán trừ khi người đó bị suy yếu hệ miễn dịch. Chậm liền không nhất thiết phải đi khám lại và có thể chỉ đồng nghĩa với việc quá trình phục hồi của bạn sẽ lâu hơn.
Há miệng hạn chế sau nhổ răng khôn
Đây là dấu hiệu thường gặp đối với người bệnh sau khi nhổ răng khôn, nguyên nhân thường là do bạn bị sưng vùng góc hàm sau nhổ nên kích thích cơ cắn gây co cơ, cũng có thể khi tiêm gây tổn thương cơ và tụ máu vùng tiêm. Dấu hiệu này thường giảm và hết sau 2 đến 3 ngày sau nhổ răng. Bệnh nhân cần tập há miệng sau khi triệu chứng đau và sưng giảm nhiều.
Nếu khít hàm kéo dài quá 1 tuần là bất thường và cần tới bác sỹ để xác định nguyên nhân và xử trí.
Khô ổ răng
Khô ổ răng xảy ra khi cục máu đông không phát triển trong chổ răng trống. Nó cũng có thể xảy ra nếu cục máu đông bị tuột khỏi đó, đây là một biến chứng hay gặp ở những người sử dụng ống hút để uống.
Ngoài ra, một số người sẽ có nguy cơ cao bị khô ổ răng nếu họ:
• Hút thuốc lá
• Không theo đúng hướng dẫn của bác sĩ sau khi nhổ răng (như việc uống bằng ống hút)
• Nhổ răng phức tạp
Nếu khô ổ răng xảy ra, hãy liên hệ với bác sĩ đã nhổ răng cho bạn để hẹn khám lại nhé.
Tê hàm vĩnh viễn
Nguy cơ tê vĩnh viễn rất thấp. Bệnh nhân có thể bị tê tạm thời vài tuần hoặc vài tháng, khiến việc ăn uống khó khăn hơn. Do các răng khôn nằm gần dây thần kinh có thể bị tổn thương trong quá trình nhổ. Tổn thương có thể dẫn đến mất cảm giác, dẫn đến tê hàm dưới, môi và lưỡi.
Nếu tê kéo dài quá một vài tháng, hãy liên hệ với bác sĩ.
Với các thông tin trên đây, Tuthuoc24h tin rằng bạn hoàn toàn có thể làm chủ vấn đề và sẽ không còn lo sợ những khó khăn sau khi nhổ răng khôn nữa. Thay vào đó, hãy dự trữ sẵn đồ ăn lỏng và mềm trước khi nhổ răng khôn, tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh và chỉ định của nha sĩ. Điều đó sẽ giúp bạn phục hồi nhanh hơn. Hi vọng bạn sẽ đánh bại được chiếc răng khôn “mọc dại” đấy nhé!
Tuthuoc24h.net