Chứng sa tử cung khi mang thai và các thông tin mẹ bầu cần biết
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Cha Mẹ @ Mẹ Bầu

Tìm hiểu những thông tin cần biết về chứng sa tử cung khi mang thai

Bị sa tử cung khi mang thai không hiếm gặp mà lại khiến các mẹ bầu hoang mang. Hôm nay hãy cùng Tuthuoc24h.net tìm hiểu những thông tin cần thiết nhé.

Bị sa tử cung khi mang thai là vấn đề mà các mẹ bầu rất quan tâm. Nhất là lo lắng khi ảnh hưởng đến quá trình sinh nở về sau.

Bệnh sa tử cung khi mang thai là gì?

Bệnh sa tử cung khi mang thai là gì

Nhiều người thắc mắc sa tử cung có mang thai được không thì câu trả lời là có.

Tử cung của người phụ nữ bao gồm nhiều mô, cơ và dây chằng, nằm sâu bên trong xương chậu. Đây là nơi trứng sau khi đã thụ tinh sẽ làm tổ và phát triển thành thai nhi.

Một số yếu tố khi mang thai có thể làm cho các cơ và dây chằng này yếu đi hoặc căng ra. Việc thiếu đi sự hỗ trợ cần thiết có thể làm cho tử cung rời khỏi vị trí của nó và đi xuống âm đạo dẫn đến sa tử cung khi mang thai. Nói cách khác đây là hiện tượng tử cung tụt xuống âm đạo, đôi khi là ngoài âm đạo do cơ dây chằng bị kéo căng dẫn đến không thể nâng đỡ tử cung.

Các dạng của sa tử cung

Sa tử cung hay sa dạ con khi mang thai thường có 2 loại:

Sa tử cung toàn phần

Sa tử cung toàn phần xảy ra khi tử cung di chuyển xa khỏi vị trí ban đầu đến mức một phần của bộ phận này xuất hiện ngoài cửa âm đạo.

Sa tử cung bán phần

Sa tử cung bán phần xảy ra khi một phần của tử cung tiến vào âm đạo nhưng không đi xuyên qua bộ phận này.

Các giai đoạn của bệnh sa tử cung

Các giai đoạn của bệnh sa tử cung

Việc các cơ bị yếu hoặc giãn có thể khiến tử cung sa xuống một phần hay thậm chí sa xuống hoàn toàn ra khỏi âm đạo theo các giai đoạn khác nhau. Tình trạng sa tử cung thường bao gồm các giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1: Tử cung bị sa xuống nhưng vẫn nằm trong ống âm đọa.

- Giai đoạn 2: Tử cung bị tụt xuống ngoài âm đạo và khó quan sát thấy bằng mắt.

- Giai đoạn 3: Tử cung lúc này tụt hoàn toàn ra ngoài âm đạo có thể nhìn thấy bằng mắt.

Đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm với phụ nữ, vì rất có khả năng tử cung đã bị viêm nhiễm và thể phải cắt bỏ tử cung do không có khả năng tự co lên.

Đa ối khi mang thai biểu hiện là gì, có nguy hiểm không?

Nguyên nhân của sa tử cung khi mang thai

Mang thai ở tuổi đã cao

Một số lý do khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng nguy hiểm này bao gồm:

- Rặn quá sức do táo bón 

- Một khối u vùng chậu hoặc u xơ

- Từng sinh con có kích cỡ lớn hoặc sinh khó

- Mang thai ở tuổi đã cao, sinh nhiều lần trước đó

- Thai lớn hoặc có thể bà mẹ mang đa thai khiến tử cung bị sa xuống

- Áp lực trong ổ bụng tăng lên

- Hội chứng mô liên kết bẩm sinh

- Tăng cân quá mức khi mang thai

- Chấn thương khi sinh con trước đó dẫn đến cơ sàn chậu yếu

- Ho nặng do bệnh hen suyễn hoặc viêm phế quản

- Phẫu thuật trước đây ở phần xương chậu dẫn đến suy yếu cơ bắp

- Biến đổi sinh lý do thay đổi nội tiết tố làm mềm cổ tử cung

- Do quá trình nạo phá thai nhiều lần làm cho tử cung bị ảnh hưởng nghiêm trọng

- Do khoảng cách vùng xương chậu lớn hơn so với người bình thường

Mang thai ngoài tử cung là như thế nào?

Dấu hiệu bệnh sa tử cung khi mang thai

Mẹ bầu gặp khó khăn khi đi vệ sinh

Một số triệu chứng của sa tử cung gồm

- Cảm giác nặng nề ở đáy bụng, âm đạo và âm hộ nặng, đau lưng.

- Tăng tiết dịch âm đạo (trong tam cá nguyệt thứ hai)

- Gặp khó khăn khi đi vệ sinh, đi đại tiện và tiểu tiện đau rát. Đôi khi có cảm giác buồn đi tiểu nhưng lại không đi được.

- Một số mô thịt nhô ra khỏi âm đạo

- Gặp các vấn đề về tiết niệu như bí tiểu hoặc rò rỉ nước tiểu

- Có cảm giác ngồi trên một quả bóng nhỏ hoặc cảm giác một thứ gì đó đang rơi ra khỏi âm đạo

- Xuất hiện triệu chứng như chảy máu âm đạo, mất cảm giác với thai nhi trong bụng. Lúc này cần đến bác sĩ ngay lập tức để có những biện pháp điều trị kịp thời.

Tuy nhiên trong giai đoạn đầu các dấu hiệu này vẫn chưa cụ thể làm quá trình chuẩn đoán gặp một số khó khăn do có thể giống với tình trạng đau nhức bình thường trong quá trình mang thai.

Đối tượng có nguy cơ mắc phải sa tử cung khi mang thai

Đối tượng có nguy cơ mắc phải sa tử cung khi mang thai

Hiện nay, các bác sĩ chưa thể lý giải nguyên nhân chính xác tại sao tình trạng sa tử cung lại xảy ra ở một số mẹ bầu. Tin mừng là tình trạng này khá hiếm gặp nên mẹ bầu không nên quá lo lắng.

Tuy nhiên, các bác sĩ đã chỉ ra một số yếu tố như tuổi của thai phụ, chỉ số BMI, tăng áp lực trong ổ bụng, tiền sử yếu cơ bẩm sinh có thể khiến một số phụ nữ mang thai mang nguy cơ dễ mắc phải tình trạng sa tử cung hơn.

Ngoài ra, nếu thai phụ từng bị chấn thương vùng chậu trước đó do gặp khó khăn khi sinh hoặc chuyển dạ kéo dài cũng cũng có nguy cơ cao hơn.

Sự thay đổi của các nội tiết tố thai kỳ có thể dẫn đến hiện tượng tăng nồng độ progesterone, cortisol và relaxin. Trong một số trường hợp, chúng sẽ gây ra hiện tượng phì đại cổ tử cung, có thể ảnh hưởng xấu đến cơ sàn chậu giữ tử cung từ đó dẫn đến sa tử cung.

Hậu quả của sa tử cung khi mang thai

Sảy thai, thai chết lưu

Tử cung bị tụt xuống dưới âm đạo làm cho thai nhi không có không gian để phát triển làm thai chết lưu gây ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ.

Sinh non, băng huyết

Thai nhi có thể trôi ra khi chưa phát triển hoàn thiện. Tình trạng này rất nguy hiểm vì không chỉ làm em bé chết yểu, dị tật mà còn nguy cơ dẫn đến băng huyết cho người mẹ.

Ngoài ra còn có một số ảnh hưởng khác như:

- Mất khả năng làm mẹ do tử cung bị viêm nhiễm cần phải cắt bỏ.

- Gây tử vong cho mẹ và bé do vỡ tử cung.

- Ảnh hưởng đến bộ phận khác trong cơ thể như: Trực tràng, ruột, bàng quang.

Cách phòng và chữa bệnh sa tử cung cho bà bầu

Mẹ bầu cần ăn uống lành mạnh 

Điều trị bệnh

- Tuân thủ đúng theo phác đồ của bác sĩ không bỏ bất cứ buổi điều trị nào.

- Chăm chỉ luyện tập những bài tập nhẹ nhàng mà bác sĩ hướng dẫn, sau khi sinh con xong vẫn cần luyện tập để chức năng vùng chậu mau hồi phục.

- Tránh vận động mạnh, ngồi xổm lâu để áp lực không dồn lên vùng bụng.

- Thực hiện ăn uống lành mạnh nghỉ ngơi hợp lý.

- Vệ sinh vùng kín để phần tử cung bị sa ra ngoài không bị viêm.

- Việc sử dụng các loại thảo dược cũng được các mẹ bầu lựa chọn nhờ việc sử dụng đơn giản giúp hồi phục chức năng sinh lí, tạo độ co dãn âm đạo thuận lợi cho quá trình sinh nở.

Phụ nữ bị sa tử cung dạng nhẹ có thể thực hiện các bài tập cơ sàn để giải quyết các triệu chứng và giúp đẩy lùi sự phát triển của tình trạng này. Mặt khác, điều quan trọng là bạn nên thường xuyên tập luyện và sử dụng các kỹ thuật thích hợp để các bài tập đạt được hiệu quả.

Cách phòng tránh

- Cần theo dõi sức khỏe thường xuyên để sớm phát hiện bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời. Tốt nhất là trước khi bạn có ý định làm mẹ bạn nên khám tổng quan sức khỏe đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

- Nếu các bà bầu bị ho, viêm phế quản hãy điều trị càng sớm càng tốt.

- Cần tránh làm các công việc nặng nhọc, không nên mang thai nhiều lần, tránh lạm dụng các loại thuốc, không nạo phá thai những cơ sở không an toàn.

- Theo dõi cân nặng, tránh việt tăng cân quá mức.

- Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như Kegel để tăng sức mạnh vùng cơ chậu.

- Uống nhiều nước, ăn các loại rau xanh, ăn loại hoa quả tươi mát, tránh ăn đồ khô, đồ ăn nhanh để hạn chế táo bón.

Vậy là thông qua bài viết này các bạn đã biết được những thông tin cần biết về chứng sa tử cung khi mang thai rồi đúng không nào. Các  mẹ bầu hãy chú ý chăm sóc thật tốt trong thời kỳ mang thai nhạy cảm để cả mẹ và bé luôn khỏe mạnh nhé.

Tuthuoc24h.net