Bà bầu bị chảy máu chân răng có nguy hiểm gì không?
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Cha Mẹ @ Mẹ Bầu

Nguyên nhân bà bầu bị chảy máu chân răng? Nên điều trị như thế nào?

Trong giai đoạn mang thai, cơ thể người mẹ vô cùng nhạy cảm. Vậy liệu chảy máu chân răng ở mẹ bầu có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ không?

Có lẽ mọi người đều biết rằng hầu hết mang thai không gây khó chịu đến răng, thế nhưng trong khi mang thai, cơ thể có nhiều thay đổi, các hormone trong cơ thể thay đổi mạnh có thể gián tiếp ảnh hưởng và gây ra tình trạng chảy máu chân răng ở bà bầu.

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng ở bà bầu?

Thay đổi về hormone: 

Thường vào tháng thứ 2 của thai kỳ, lượng hormone estrogen và progesterone tăng nhanh làm gia tăng lưu lượng máu tới nướu gây nên tình trạng viêm nướu trầm trọng hơn bình thường. Biểu hiện là đau răng, chảy máu nướu khi đánh răng,... hiện tượng này có thể nặng hơn vào tháng thứ 7, 8 và giảm dần vào tháng thứ 9 của thai kỳ.

Thay đổi về canxi:

 Nhu cầu canxi cho thai nhi rất cao, điều này có thể làm mẹ rơi vào tình trạng thiếu canxi, khiến răng trở nên xốp hơn và làm tăng nguy cơ bị sâu răng.

Thay đổi về chế độ dinh dưỡng: 

Những tháng đầu của thai kỳ, việc ốm nghén có thể gây nôn, thèm ăn chua ngọt,.. Nhiều hơn bình thường, việc ăn nhiều thức ăn chứa glucose cũng là một trong những nguyên nhân gây sâu răng cao trong thời kỳ mang thai.

Chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

bà bầu chảy máu chân răng phải làm sao
Chảy máu chân răng có thể gâu nên biến chứng nếu không chữa trị kịp

Bản thân hiện tượng chảy máu chân răng không gây nguy hiểm nhiều đến sức khỏe, nó chỉ gây mất vệ sinh và thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, chảy máu chân răng có thể biến chuyển thành nha chu, sâu răng.

Mặc dù vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh chảy máu chân răng khi mang thai có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi, nhưng một số chuyên gia vẫn cho rằng, có mối liên hệ giữa viêm nướu và nguy cơ sinh non, thai nhi nhẹ cân cùng một số biến chứng thai kỳ khác.

Nếu nướu chảy máu và cảm thấy đau, bạn nên đi khám ngay. Nha sĩ có thể giúp bạn vệ sinh răng miệng và loại bỏ những mảng bám trên răng. Ngoài ra, nha sĩ cũng sẽ cho bạn một số lời khuyên hữu ích để làm sạch răng.

Chảy máu khi mang thai nguyên nhân do đâu và có nguy hiểm không?

Chảy máu chân răng khi mang thai là dấu hiệu cảnh báo các bệnh khác

Chảy máu chân răng ở bà bầu có thể là dấu hiệu của một số vấn đề răng miệng như:

Viêm nướu

Viêm nướu là vấn đề răng miệng phổ biens, chiếm 60-75% trong số những người phụ nữ mang thai gặp vấn đề về tháng thứ 8, biểu hiện chủ yếu là nướu sưng nề, đỏ, dễ chảy máu đặc biệt là khi đụng chạm như đánh răng.

Nguyên nhân do sự tăng cao của hormone progesteron và estrogen trong thai kỳ làm thay đổi hệ vi khuẩn trong môi trường miệng. Một nửa các vấn đề này có thể tự động biến mất sau khi sinh. Nhưng nếu cứ để mặc và không điều trị, cộng thêm với vấn đề vệ sinh răng miệng không tốt có thể gây sâu răng và bị bệnh nha chu.

Một số trường hợp chảy máu chân răng khi đánh răng, nhức răng rất có thể do chân răng đã bị lộ từ trước, giờ đây là những tác động cơ học và rối loạn tuần hoàn làm cho trầm trọng hơn.

Viêm nha chu

Viêm nha chu là tình trạng nặng hơn của viêm nướu, có sự phá hủy các cấu trúc nâng đỡ xung quanh răng, dẫn đến răng lung lay và cuối cùng là mất răng.

Ngoài ra, các hóa chất trung gian được tiết ra trong quá trình viêm nha chu có thể ảnh hưởng đến báo thai do sự hạn chế dòng máu đến nhau thai. Do đó, nếu bị viêm nướu, thai phụ cần điều trị sớm không để tiến triển sang viêm nha chu. 

U nhú thai nghén

U nhú thai nghén thường phát triển ở 3 tháng giữa thai kỳ. Có khoảng 2- 10% thai phụ bị u nhú thai nghén. Đó là một u màu đỏ thường ở nướu răng, cũng có thể ở một vị trí khác trong miệng, có thể dễ bị chảy máu chân răng hoặc bị loét. Tuy nhiên, đây không thật sự là một khối u và không có tính chất ung thư.

U nhú thai nghén thông thường sẽ giảm dần và mất hẳn sau khi sinh mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu u cản trở việc ăn, nhai, dễ chảy máu, hoặc không biến mất sau khi sinh thì cần đi thăm khám bác sĩ để được cắt bỏ u.

Chảy máu cam khi mang thai có nguy hiểm không?

Sâu răng

bà bầu chảy máu chân răng có sao không
Chảy máu chân răng khi mang thai có thể do bị sâu răng

25% số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có sâu răng. Sâu răng là sự kết hợp giữa chế độ ăn nhiều đường và các vi khuẩn trong miệng làm phá hủy men răng. Ban đầu, sâu răng là một đốm trắng, tiến triển dần thành lỗ sâu màu nâu. Bà bầu bị sâu răng nếu không điều trị có thể dẫn đến áp xe chân răng, nặng hơn là viêm mô tế bào ở mặt.

Mòn răng

Ở nhiều phụ nữ mang thai bị nôn ói, men răng có thể bị ăn mòn do lượng axit từ trong dịch trong dạ dày tiết ra có thể phá hủy men răng, gây ra tình trạng chảy máu chân răng. Để bảo vệ răng khỏi tác động này, nên đánh răng ngay sau khi nôn ói, đồng thời trước khi đánh răng nên súc miệng bằng dung dịch soda pha loãng và sử dụng kem đánh răng chứa fluor.

Một số vấn đề răng miệng khác thường gặp như: khô miệng, tăng tiết nước bọt

Chăm sóc răng miệng ở bà bầu

Trước khi mang thai

Chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ, nên sử dụng kem đánh răng có chứa fluor (Ảnh 4)

Nên dùng chỉ nha tơ để làm sạch các kẽ răng thay cho dùng tăm

Kiểm tra định kỳ răng miệng và điều trị triệt để các bệnh răng miệng nếu đã mắc phải.

Trong thời kỳ mang thai

Có thể dùng một miếng băng gạc có kem đánh răng để lau sạch răng và súc miệng lại bằng nước sạch vì phụ nữ mang thai thường hay bị nôn trong vài tháng đầu.

Thời kỳ thai nghén cũng làm cho phụ nữ ăn uống thất thường, nhiều người ăn đồ ngọt nhiều hơn bình thường nên rất dễ bị sâu răng. Do vậy để tránh mắc bệnh răng miệng, thai phụ nên cố gắng những chế phẩm có chứa ít đường mà thay vào đó ăn vị ngọt từ trái cây tươi, nên uống nhiều sữa, ăn ít muối, vừa phải chất béo.

Khi khám nha khoa: Cần báo cho bác sĩ biết phụ nữ đang mang thai ở giai đoạn nào để bác sĩ có các biện pháp điều trị phù hợp. Tuyệt nhiên không nên tự ý dùng thuốc trị sâu răng hay bất kỳ loại thuốc nào mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Cách chăm sóc da mặt khi mang thai mẹ bầu không nên bỏ qua!

Sau khi sinh

Không nên ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh.Canxi là thành phần chính giúp răng khỏe. Khi nuôi con, một lượng canxi cơ thể người mẹ được tập trung trong sữa, do vật cần phải uống sữa thường xuyên và ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung canxi cho chính cơ thể mẹ và trong sữa cho con bú.

Bà bầu nên bổ sung dinh dưỡng để không bị chảy máu chân răng
Bổ sung dinh dưỡng để các bà bầu khoẻ mạnh toàn diện

Trẻ mới sinh ra không có vi khuẩn gây sâu răng, để giữ vệ sinh cho trẻ người lớn không nên hôn vào miệng trẻ và không nên mớm thức ăn cho bé.

Bà bầu chảy máu chân răng là một vấn đề khá phổ biếnHe và có thể được điều trị dễ dàng. Chăm sóc sức khỏe răng miệng là điều rất cần thiết khi mang thai. Hãy đi khám răng thường xuyên và nói cho nha sĩ biết những vấn đề bất thường mà bạn đang gặp phải nhé!

Xem thêm:  cách trị chảy máu chân răng chảy máu chân răng