Thai ngoài tử cung có thử que được không? Làm gì để phát hiện sớm?
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Cha Mẹ @ Mẹ Bầu

Chẳng may chị em mang thai ngoài tử cung có thử que được không?

Thai ngoài tử cung là trường hợp nguy hiểm cho chị em khi mang thai. Thế nhưng, mang thai ngoài tử cung có thử que được không? Làm gì để phát hiện sớm?

Thai ngoài tử cung là tình trạng vô cùng nguy hiểm, đe dọa đến khả năng sinh sản cũng như tính mạng của người mẹ. Vậy với trường hợp thai ngoài tử cung có thử que được không? Nắm được thông tin cần thiết về vấn đề là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe sản phụ. 

Khái niệm thai ngoài tử cung

Hình ảnh minh hoạ mang thai ngoài tử cung
Hình ảnh minh hoạ mang thai ngoài tử cung

Thai tử cung là tình trạng thay vì làm tổ trong buồng trứng, thai làm tổ bên ngoài. Một số vị trí có thể làm tổ ngoài từ cung gồm: 

  • Vòi tử cung: Trường hợp phổ biến nhất, chiếm 95% 
  • Một số vị trí khác: buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng.

Khi thai không được buồng trứng bảo vệ, túi thai vỡ sẽ gây ra chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, gây nguy hiểm tính mạng cho sản phụ. 

Thai ngoài từ cung có thể là nguyên nhân của viêm nhiễm vòi trứng, viêm nhiễm vùng chậu, dị tật ống dẫn trứng hoặc hẹp ống dẫn trứng. Trường hợp phụ nữ bị u nang buồng trứng, nạo phá thai, mắc các bệnh lây qua đường tình dục có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao hơn phụ nữ bình thường. 

Triệu chứng thai ngoài tử cung

Phụ nữ mang thai ngoài tử cung cũng có các triệu chứng giống phụ nữ mang thai bình thường như: trễ kinh, buồn nôn, ngực căng tức,… Song vẫn sẽ có một vài dấu hiệu khác biệt, chị em phụ nữ cần lưu ý, cụ thể: 

Chậm kinh

Đây là điều bất cứ phụ nữ mang thai nào cũng sẽ gặp, nhưng người mang thai ngoài tử cung thường kinh nguyệt không đều, có tháng đến sớm, có tháng đến muộn. Do đó, dấu hiệu này rất khó để nhận ra. 

Âm đạo ra máu bất thường

Bỗng nhiên thấy quần trong dính một chút máu hồng mà không phải tại thời điểm bạn có thai. Hơn nữa, nếu tình trạng này kéo dài, máu có màu đỏ thẫm thì cần phải đi khám ngay. Bên cạnh đó, cũng có một số ít phụ nữ mang thai ngoài tử cung không có biểu hiện ra máu bất thường. Một lưu ý nhỏ: Hiện tượng này rất dễ trùng với ra máu khi có kinh, để phân biệt để ý: màu sắc của máu, lượng máu chảy, độ loãng và độ đông của máu so với các lần kinh nguyệt trước.

Đau bụng

Xuất hiện cảm giác đau bụng tại vị trí thai làm ổ, đau bụng dưới, mót rặn giống như táo bón. Tình trạng đau bụng có thể kéo dài, đôi lúc đau dữ dội kèm theo chảy máu âm đạo, tăng dần theo thời gian thai ngoài tử cung phát triển. 

Nhất là khi túi thai vỡ, cảm giác đau bụng cực kỳ dữ dội, cơn đau kéo dài liên tục, kèm theo đau nhức vai, toát mồ hôi, chân tay bủn rủn, hoa mắt, chóng mặt và tệ hơn là ngất xỉu. 

Vì thế, khi xuất hiện một trong các dấu hiệu thất thường trên, hãy đến ngay bệnh viên để kiểm tra và tiến hành điều trị. Bởi vì một khi thai phát triển to dần, túi thai vỡ, máu tràn ổ bụng, có thể gây vô sinh và nguy hiểm đến tính mạng sản phụ. 

Xem thêm: hướng dẫn chi tiết cách dùng que thử thai, dùng que thử thai khi nào là tốt nhấtt?

Mang thai ngoài tử cung thử que có lên vạch được không?

Thai ngoài tử cung vẫn có thể dùng que thử thai và lên 2 vạch
Thai ngoài tử cung vẫn có thể dùng que thử thai và lên 2 vạch

Nồng độ hormone HCG trong nước tiểu là yếu tố để que thử thai hoạt động. Vì thế khi phụ nữ có thai, trong nước tiểu sẽ có chứa hormone này. Do vậy mang thai ngoài tử cung thử que vẫn lên 2 vạch. 

Có một sự khác biệt, nồng độ hormone HCG ở phụ nữ mang thai ngoài tử cung sẽ giảm dần, khi thử thai vạch thứ hai lên mờ dần. 

Vì thế, khi phát hiện mình mang thai, phụ nữ hãy đi siêu âm ngay để kiểm tra xem thai ở trong hay ngoài tử cung. Trường hợp bác sĩ chưa thể xác định được, sẽ hẹn bạn đến kiểm tra 1 – 2 tuần sau khi đủ tuần để siêu âm. Trường hợp bạn nghi ngờ thai làm ổ ngoài tử cung, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm đầu dò qua đường âm dạo, nội soi ổ bụng hoặc đo nồng độ HCG trong máu để xác định vị trí túi thai.

Xem thêm: thử thai bằng que có thật sự chính xác không?

Những điều cần biết khi phát hiện mang thai ngoài tử cung

Lên lịch hẹn với bác sĩ là điều đầu tiên bà bầu cần làm khi phát hiện mang thai ngoài tử cung. Đó là khi xuất hiện các triệu chứng: đau bụng từng cơn lúc có lúc không, chảy máu âm đạo, đi vệ sinh gặp khó khăn. Hãy chọn cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị hợp lý.

Phương pháp nội soi ổ bụng được đánh giá là phương pháp phát hiện nhanh chóng, chính xác và thai ngoài tử cung và không để lại bất kì hậu quả nghiêm trọng nào, đảm bảo sức khỏe người mẹ. Trước khi tiến hành nội soi, bác sĩ sẽ chỉ định phụ nữ tiến hành một số xét nghiệm, để chắc chắn cơ thể phù hợp với gây mê và đưa CO2 vào ổ bụng. Thông qua phương pháp này, mang thai ngoài tử cung sẽ được điều trị sớm trước khi bị vỡ, tránh tình trạng chảy máu ồ ạt gây tử vong hoặc vô sinh sau này. Loại hình mổ này không gây đau, không dùng sinh trụ nhiều, nên chị em yên tâm về thời gian hồi phục (tiến hành trong 10 phút và nghỉ ngơi 48 tiếng sau khi mổ. 

Thai ngoài tử cung có biểu hiện đau bụng
Thai ngoài tử cung có biểu hiện đau bụng

Để loại bỏ thai sớm hay muộn còn phụ thuộc vào thời gian phát hiện bệnh. Càng phát hiện sớm, càng điều trị ngay tức khắc và tránh các rủi ro không đáng có sau này. Đi khám thường xuyên sẽ giúp các mẹ bầu điều trị kịp thời. 

Ngoài ra, phụ nữ mang thai ngoài tử cung vẫn có thể mang thai ở lần kế tiếp nếu thai chưa bị vỡ, gây chảy máu ồ ạt. Sản phụ được tiến hành bằng phương pháp nội soi và nghỉ ngơi theo đúng yêu cầu của bác sĩ. Nếu phát hiện thai bị vỡ, sản phụ được điều trị kịp thời và chỉ cần thai ở vòi trứng (vòi trứng vẫn được giữ lại) yên tâm bạn vẫn có thai ở lần kế tiếp. Tuy nhiên, nếu khi máu chảy ồ ạt và sản phụ không được chữa trị kịp thời: nhẹ có thể là vô sinh, nặng có thể dẫn đến tử vong. 

Lưu ý chăm sóc phụ nữ sau khi mổ thai ngoài tử cung 

  • Nghỉ ngơi nhiều và không được phép làm việc nặng, do cơ thể còn yếu, vết mổ còn chưa lành hẳn. Trường hợp mổ nội soi, chỉ cần mất 2 – 3 ngày để hồi phục, trường hợp mổ hở, cần đến 2 tuần để trở về sinh hoạt bình thường
  • Không nên vội quan hệ vợ chồng vì sẽ ảnh hưởng đến lần mang thai tiếp theo
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ thường xuyên, không thụt rửa âm đạo tránh bị bệnh viêm nhiễm
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái (cả trong lẫn ngoài), không dùng băng vệ sinh cả ngày 
  • Có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể
  • Không ăn gừng và các món có gừng, đồ ăn cay, nóng khiến tử cung co thắt và xuất huyết
  • Kiêng ăn hải sản hoặc các món có tính hàn, tanh như cua, ốc, hến,… vì chúng khiến máu bị ức chế ngưng tụ, cản trợ quá trình đông máu sau khi mổ.
Chăm sóc phụ nữ sau khi điều trị là điều hết sức cần thiết
Chăm sóc phụ nữ sau khi điều trị là điều hết sức cần thiết

Nguy cơ và điều trị mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung thường gặp với những người có tiền sử thai ngoài tử cung, từng phẫu thuật ống dẫn trứng, vùng chậu trước đây, viêm vùng chậu hoặc mắc một số bệnh lây qua đường tình dục. Ngoài ra, hút thuốc lá, vô sinh và phụ nữ trên 35 tuổi cũng có nguy cơ cao mang thai ngoài tử cung. 

Một số biện pháp sau có thể được thực hiện để hỗ trợ điều trị thai ngoài tử cung như:

  • Thuốc
  • Phẫu thuật
  • Theo dõi quá trình phát triển của thai ngoài tử cung

Tùy vào kích cỡ và thời gian phát hiện bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp hợp lý nhất. Trường hợp khối thai nhỏ, chưa vỡ phát hiện sớm, bác sĩ sẽ tiêm thuốc để khối thai tự tiêu. Trường hợp thai có kích thước lớn (trên 3 cm) sẽ được chỉ định phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở.

Như vậy, qua bài viết trên chị em đã thấy mức độ nguy hiểm của thai ngoài tử cung. Cũng như lời giải đáp thai ngoài tử cung có thử que được không? Vì thế, khi phát hiện mang thai và nghi ngờ bản thân mắc tình trạng trên cần gặp ngay bác sĩ để được tư vấn và điều trị. Đồng thời, tuân thủ chỉ định của bác sĩ để phục hồi sức khỏe và có thể mang thai lại ở lần tiếp theo.

Xem thêm: hiện tượng que thử thai 1 vạch mờ 1 vạch đậm là có thai không?

TuThuoc24h