Sốt siêu vi ở người lớn và những điều cần biết để phòng ngừa bệnh
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Sốt siêu vi ở người lớn và những điều cần biết để phòng ngừa bệnh

Sốt siêu vi là gì? Triệu chứng của sốt siêu vi? Sốt siêu vi có lây không? Các biện pháp phòng ngừa bệnh sốt siêu vi? Hãy cùng TuThuoc24h tìm hiểu nhé!

Sốt siêu vi là một thuật ngữ dành cho những trường hợp sốt do nhiễm các loại virus khác nhau. Nhìn chung sốt siêu vi không gây nguy hiểm và có thể tự khỏi sau vài ngày điều trị. Song, có một số trường hợp bệnh tiến triển nhanh chóng, người bệnh cũng cần đến cơ sở y tế kịp thời để theo dõi.

Định nghĩa về sốt siêu vi và sốt siêu vi ở người lớn

Trước hết, sốt siêu vi (hay sốt virus) là một loại bệnh cấp tính, xảy ra do bị nhiễm phải các loại virus (siêu vi trùng) khác nhau dẫn đến tình trạng sốt. Bệnh thường gặp ở trẻ em và người lớn tuổi do hệ miễn dịch yếu.

Có rất nhiều loại virus là nguyên nhân gây ra tình trạng sốt siêu vi; điển hình nhất là virus Rhinovirus, Adenovirus, Coronavirus, Enterovirus, Virus cúm,... Tùy theo từng loại virus bị nhiễm mà xuất hiện các bệnh khác nhau. Song, một số loại virus khác nhau có thể gây ra những triệu chứng bệnh giống nhau.

Sốt siêu vi ở người lớn là bệnh lý thường gặp mỗi khi thời tiết giao mùa, do tình trạng nhiễm siêu vi khuẩn (virus) gây ra. Virus có thể nhiễm vào bất kì bộ phận nào trên cơ thể: cho dù là ruột, phổi hay toàn bộ hệ hô hấp... Bệnh đặc trưng bởi những cơn sốt, sau đó nặng dần nếu không được điều trị. 

Sốt siêu vi ở người lớn thường xuất hiện theo mùa
Sốt siêu vi ở người lớn thường xuất hiện theo mùa

Virus có cấu trúc đơn giản và kích thước nhỏ hơn vi khuẩn và chúng không thể sống được lâu ở môi trường bên ngoài. Vì thế, chúng phải xâm nhập vào cơ thể của con người hay động vật, sử dụng các nguyên liệu của ký chủ để phát triển, sinh sản và gây bệnh.

Các yếu tố có thể dẫn đến việc tăng khả năng mắc bệnh sốt siêu vi:

  • Tiếp xúc thường xuyên, gần gũi với người bị nhiễm virus.
  • Bạn sống trong khu vực đang có dịch sốt siêu vi.
  • Làm việc trong môi trường chung với những người bị bệnh.
  • Sử dụng chung kim tiêm.
  • Nơi sinh sống có chuột.
  • Thường xuyên ở gần những con vật nhiễm bệnh.

Triệu chứng sốt siêu vi ở người lớn

Cảm giác mệt mỏi, cơ thể nặng nề

Bệnh nhân bị sốt siêu vi luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Khi bắt đầu mới nhiễm bệnh, các virus xâm nhập vào cơ thể gây ra sự mất cân bằng nghiêm trọng. Song lúc này, hệ miễn dịch chưa nhận ra và phản ứng lại. Do đó cơ thể trở nên mệt mỏi, nặng nề. Đây là dấu hiệu điển hình ban đầu của sốt siêu vi ở người lớn.

Khi mắc bệnh người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi đau cơ
Khi mắc bệnh người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi đau cơ

 

Đau nhức cơ bắp

Đi kèm với triệu chứng mệt mỏi là các cơ cũng có hiện tượng đau nhức bất thường. Đa phần các cơn đau nhức cơ này sẽ kéo dài cho đến người bệnh khỏi hoàn toàn. 

Sốt cao

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của bệnh là những cơn sốt cao liên tục. Thời gian đầu, người bệnh sẽ sốt nhẹ, sau đó nhiệt độ cơ thể sẽ dần dần tăng lên do mức độ nhiễm nặng thêm. Trong trường hợp này, người nhà cần cho bệnh nhân sử dụng thuốc hạ sốt tránh để cơn sốt lên đến 40 – 41 độ C, sẽ xảy ra tình trạng co giật hoăc nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Nghẹt mũi

người bệnh có thể sẽ có biểu hiện hắt hơi sổ mũi
Người bệnh có thể sẽ có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi

Nghẹt mũi cũng là triệu chứng thường xuất hiện ở người lớn khi bị sốt siêu vi và gây cảm giác khó chịu. Sử dụng thuốc điều trị là biện pháp giúp người bệnh bảo vệ hô hấp, tránh những ảnh hưởng không tốt.

Ho và chảy nước mũi

Đối với hệ hô hấp, ho và chảy nước mũi là một triệu chứng khác thường xuyên xảy ra trong quá trình người bệnh bị sốt siêu vi. Đây là lí do các virus có thể lây lan sang những người xung quanh. Vì thế, người bệnh nên có một chiếc khăn riêng; khi ho hay chảy nước mũi nên sử dụng khăn; giữ vệ sinh sạch sẽ và hạn chế tiếp xúc với người khác. Để tránh khiến bệnh lây lan rộng rãi, người bệnh nên nghỉ ngơi tại nhà, hoặc ở trong khu vực cách ly.

Nổi mẩn đỏ trên da

Triệu chứng khác khi bị sốt siêu vi là da nổi mẩn đỏ. Song triệu chứng này rất giống các bệnh nhiễm và dị ứng, nên rất khó phân biệt. Vì thế, để có thể kết luận chính xác cần theo dõi kết hợp với các dấu hiệu khác.

Hình ảnh minh hoạ triệu chứng nổi mẩn đỏ
Hình ảnh minh hoạ triệu chứng nổi mẩn đỏ

Tốt nhất khi nghi ngờ các biểu hiện bạn đang gặp có liên quan đến sốt siêu vi nên mau chóng gặp bác sĩ để nhận chẩn đoán chính xác nhất, tránh tình trạng chần chừ, kéo dài, để bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. 

Người lớn bị mắc sốt siêu vi trong bao lâu?

Trong vấn đề này, đa số các trường hợp người lớn sẽ bị nhiễm virus kéo dài lâu hơn và nặng nề hơn so với trẻ em. Do người lớn hay có thái độ chủ quan, chần chờ và không chịu điều trị một cách nghiêm túc khi bị ốm; đôi khi nhầm tưởng đây là cảm sốt bình thường. Vì thế, nhiều người đang nhiễm virus vẫn đi làm, sinh hoạt với mọi người bình thường; khiến cho bệnh dễ dàng lây lan nhanh chóng. Hơn nữa, chế độ ăn uống thất thường cùng với nhiều yếu tố chủ quan khác nhau sẽ làm cơ thể bị suy sụp nhanh hơn.

Người lớn có thể kéo dài tình trạng sốt cao nhất là 10 ngày
Người lớn có thể kéo dài tình trạng sốt cao nhất là 10 ngày

Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp sốt siêu vi ở người lớn đều không quá nguy hiểm. Bệnh có thể tự hết trong vòng 5 – 7 ngày, cao nhất là 10 ngày, nếu được xử lý và chăm sóc tốt.

Sốt siêu vi có lây không và con đường lây truyền bệnh

Bệnh sốt siêu vi có thể lây từ người sang người. Chính vì vậy, khi người lớn phát hiện bị bệnh, không nên tiếp xúc với trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Đối với trẻ nhỏ, cho bé nghỉ học, không đến nơi đông người để tránh lây lan bệnh cho người khác.

Con đường chủ yếu lây bệnh là qua đường hô hấp và hệ tiêu hóa, thông qua các hoạt động như giao tiếp, ăn uống, tiếp xúc trực tiếp qua nước bọt hay dịch mũi của bệnh nhân. Khi nói chuyện, hắt hơi, ho và sổ mũi, virus sẽ thông qua dịch tiết lây truyền cho người khác; khiến cho bệnh dịch bùng phát và lây lan một cách nhanh chóng.

Con đường lâu bệnh chủ yếu là đường hô hấp và hệ tiêu hoá
Con đường lâu bệnh chủ yếu là đường hô hấp và hệ tiêu hoá

Bên cạnh đó, các vật dụng ở nơi công cộng như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, hay cầm nắm đồ chơi đối với trẻ em cũng có thể là nguồn gián tiếp lây lan bệnh. Bởi vì trong quá trình bị bệnh, người bệnh có thể đã để lại dịch tiết có chứa virus gây bệnh lên những đồ dùng này và khi chúng ta vô tình chạm phải sẽ bị lây bệnh.

Có một số ít virus lây truyền qua đường máu thông qua việc tiêm chích, truyền máu, quan hệ tình dục hay từ mẹ truyền cho con trong lúc sinh.

Người lớn bị sốt siêu vi có cần đi viện không?

Đối với sốt siêu vi nhẹ, người lớn có thể tự điều trị tại nhà bằng cách sử dụng thuốc hạ sốt, bổ sung vitamin C và cân bằng điện giải. Nhưng những trường hợp bệnh nặng, gia đình cần đưa người bệnh đi khám, xét nghiệm, chẩn đoán để có phác đồ điều trị thích hợp, kịp thời.

Tình trạng sốt có thể di căn nếu không được chữa trị kịp thời
Tình trạng sốt có thể di căn nếu không được chữa trị kịp thời

Nếu bệnh nhân không được chăm sóc và điều trị kịp thời, có thể xảy ra các biến chứng sau:

Viêm phổi

Bệnh có thể dẫn đến tình trạng viêm phổi; nguy hiểm hơn là bùng phát thành dịch với diễn biến phức tạp. Biến chứng này là biến chứng nặng thường gặp nhất của bệnh.

Viêm tiểu phế quản

Biến chứng này thường xảy ra với trẻ dưới 1 tuổi, là biến chứng rất nặng, nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh khi hệ hô hấp còn yếu.

Viêm thanh quản

Khi thanh quản bị sưng phù có thể dẫn tới bị khó thở, cơ thể thiếu oxy.

Viêm cơ tim, loạn nhịp tim, thậm chí ngừng tim

Trường hợp, bệnh nhân hết sốt song vẫn mệt mỏi, cha mẹ thấy trẻ không chơi nghịch hay không ăn được thì cần đưa con đi khám bệnh ngay.

Một biến chứng đáng ngại nhất của sốt virus là bệnh có thể gây ra những biến chứng ở não; trẻ bị co giật, hôn mê và có thể mang di chứng nặng nề.

Điều trị sốt siêu vị tại nhà

Uống nhiều nước

Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao do sốt người bệnh dễ xuất hiện tình trạng mất nước. Vì vậy, uống càng nhiều nước ấm càng tốt là điều nên làm khi bị sốt siêu vi.

Uống nước nhiều để điều trị bệnh sốt siêu vi
Uống nước nhiều để điều trị bệnh sốt siêu vi

Bên cạnh nước lọc, một số nước uống cũng giúp bổ sung nước cho cơ thể như:

  • Nước ép trái cây
  • Nước uống thể thao
  • Súp
  • Nước dùng (trong các món canh)
  • Trà decaf (trà được khử caffeine)

Trẻ sơ sinh và trẻ tập đi có thể được bù nước nhờ vào bù thêm nhiều sữa mẹ hoặc các thức uống có công thức đặc biệt cung cấp thêm chất điện giải.

Nghỉ ngơi nhiều hơn

Khi bị sốt tức là cơ thể đang nỗ lực để chống lại nhiễm trùng. Do đó, nghỉ ngơi là điều cần thiết và quan trọng người bệnh cần thực hiện khi bị ốm bạn. Trong trường hợp bạn không thể hoặc không muốn nằm dài cả ngày trên giường thì hãy nhớ tránh các hoạt động thể chất mạnh. Cố gắng ngủ đủ 8–10 tiếng mỗi ngày để cơ thể có nhiều thời gian hồi phục.

Ngủ đúng giấc sẽ giúp cho bệnh trở nên thuyên giảm
Ngủ đúng giấc sẽ giúp cho bệnh trở nên thuyên giảm

 

Sử dụng thuốc không kê đơn

Uống thuốc hạ sốt không kê đơn là phương pháp đơn giản, nhanh chóng nhất để kiểm soát cơn sốt tại nhà. Bên cạnh việc tạm thời hạ nhiệt độ cơ thể, các thuốc này còn giúp bệnh nhân giảm bớt những triệu chứng gây khó chịu.

Làm mát cơ thể

Có rất nhiều biện pháp giúp hạ nhiệt độ cơ thể khi sốt. Song lưu ý thực hiện vừa phải khi thấy cơ thể run lên thì nên dừng lại. Bởi vì cảm giác rùng mình có khả năng khiến sốt tăng cao hơn.

Có thể áp dụng nhiều biên pháp để làm mát cơ thể
Có thể áp dụng nhiều biên pháp để làm mát cơ thể

Một số cách làm mát an toàn dưới đây nên áp dụng:

  • Ngâm hoặc lau mình với nước ấm là biện pháp hiệu quả trong việc hạ bớt nhiệt độ cơ thể. Lưu ý, tránh ngâm mình trong nước lạnh vì nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao hơn thay vì hạ nhiệt, đồng thời bệnh có thể nặng thêm.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.
  • Không đắp quá nhiều chăn khi cảm thấy ớn lạnh.
  • Uống nhiều nước ấm để hạ sốt.
  • Sử dụng quạt để lưu thông không khí, tránh tốc thẳng vào người.

Các biện pháp phòng ngừa sốt siêu vi

Thực hiện phòng ngừa bệnh để có một sức khoẻ ổn định
Thực hiện phòng ngừa bệnh để có một sức khoẻ ổn định

Để phòng bệnh sốt siêu vi, mọi người cần làm các việc sau đây:

  • Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, khoa học để nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho cơ thể.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa cũng như môi trường xung quanh sạch sẽ, thoáng mát; ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của các tác nhân gây bệnh.
  • Cần giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Tuyệt đối hạn chế trẻ cho đồ chơi vào miệng gặm cắn.
  • Tiêm phòng đầy đủ, đặc biệt là trẻ em.
  • Tránh dùng chung đồ dùng hay ăn chung với người bị bệnh; không đến nơi đông người khi cơ thể cảm lạnh, ho hoặc sốt. 
  • Khi hắt hơi, ho, sổ mũi nên dùng khăn giấy, đeo khẩu trang hoặc dùng tay che miệng lại. 

Như vậy, khi mắc bệnh sốt siêu vi, người bệnh nên nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, ăn thức ăn dễ tiêu, bổ sung nước và điện giải đầy đủ; tránh tiếp xúc với những người xung quanh. Đặc biệt, khi nhận thấy những biểu hiện của bệnh, nên tìm cách xử lý ngay lập tức hoặc đến bác sĩ kiểm tra; tránh thái độ chủ quan dẫn đến những biến chứng sau này.

Xem thêm: sốt siêu vi nên ăn gì, sốt siêu ở trẻ

TuThuoc24h