Cách chữa mề đay bằng mẹo dân gian đơn giản, hiệu quả tại nhà
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Mẹo Hay Mẹo Vặt

Cách chữa mề đay bằng mẹo dân gian đơn giản và hiệu quả tại nhà

Mề đay là một loại bệnh ngoài da gây ngứa, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hàng ngày. Sau đây mình sẽ mách cho bạn cách chữa mề đay bằng mẹo tại nhà

Từ xa xưa, khi thấy xuất hiện tình trạng ngứa da, phát ban hay nổi mẩn đỏ, ông cha ta vẫn thường áp dụng các cách chữa mề đay bằng mẹo dân gian từ dược liệu quanh nhà. Đến ngày nay, nhiều bài thuốc trị bệnh tại nhà này vẫn được lưu truyền và cho hiệu quả vượt trội. Cùng tham khảo hướng dẫn chi tiết 7 cách chữa mề đay bằng mẹo tại nhà với nguyên liệu cực đơn giản nhưng hiệu quả cao sau đây.

Những ưu điểm của cách chữa mề đay bằng mẹo dân gian

Cách chữa nổi mề đay bằng mẹo dân gian chủ yếu sử dụng từ các nguyên liệu tự nhiên, thậm chí có trong chính căn bếp của gia đình bạn. Dưới đây là những ưu điểm nổi bật của phương pháp trị bệnh này:

  • Các bài thuốc đơn giản, dễ thực hiện ngay tại gia đình.
  • Vì sử dụng thành phần chủ yếu là các loại thảo dược thiên nhiên nên dễ kiếm, lành tính và chi phí thấp.
  • Hầu như các bài thuốc này đều không gây tác dụng phụ, có thể sử dụng để trị khỏi bệnh trong trường hợp bệnh nhẹ. Hoặc sử dụng như biện pháp hỗ trợ điều trị với bệnh mãn tính, lâu năm.
  • Cách chữa mề đay bằng mẹo có thể áp dụng cho bất kỳ ai, bao gồm cả trẻ nhỏ, người lớn tuổi, phụ nữ sau sinh, bà bầu…
  • Có thể áp dụng điều trị trong thời gian dài.

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật kể trên, phương pháp trị bệnh này cũng có một số hạn chế như:

  • Chỉ phù hợp với thể bệnh nhẹ chứ không phù hợp với bệnh nặng, mãn tính, lâu năm.
  • Có thể hiệu quả với người này nhưng chưa chắc đã hiệu quả với người khác.
  • Thời gian phát huy hiệu quả chậm nên cần kiên trì sử dụng.
  • Nhiều bài thuốc chưa được kiểm chứng khoa học. Vì vậy, trước khi áp dụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh làm bệnh nặng hơn.
Hình ảnh bị nổi mề đay toàn thân.
Hình ảnh bị nổi mề đay toàn thân

Những cách chữa mề đay bằng mẹo hiệu quả cao, dễ thực hiện

Nếu bị mề đay, nổi mẩn ngứa, bạn hãy thử áp dụng một trong những cách được hướng dẫn bên dưới để giảm bớt triệu chứng mẩn đỏ, ngứa da: 

1. Chữa mề đay bằng lá hẹ:

Lá hẹ giúp làm giảm các triệu chứng của mề đay như: ngứa da, sẩn phù, hay nổi mẩn đỏ… Sở dĩ như vậy bởi loại cây này có chứa chất mang hoạt tính giải độc tố, dịu mát thanh nhiệt như odorin, chất kháng khuẩn, chống viêm. Vì vậy lá hẹ khắc chế được các phản ứng của thụ thể histamin ngay trong cơ thể.

Theo Đông y, vị thảo dược này tính ấm, vị chua, hơi hăng. Lá hẹ vì vậy có thể bổ thận, tăng cường chức năng thải độc, ôn trung, bổ khí, cầm máu… Do đó, từ xưa, lá hẹ đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh, bao gồm cả mề đay mẩn ngứa. 

Cách dùng lá hẹ để điều trị mề đay bao gồm:

Cách 1: Đun sôi 100g lá hẹ cắt khúc thành 3cm – 4cm với 500ml nước trong khoảng 8 phút – 10 phút thì để nguội. Nước lá hẹ bạn nên để tủ lạnh uống dần hoặc tắm, dùng phần bã áp lên vết mề đay hết ngay khô da lập tức.

Cách 2: Rửa sạch một nắm lá hẹ bằng nước muối, rồi đem đi xay nhuyễn. Gói lá hẹ trong một miếng vải hay bông sạch, chườm lên chỗ bị mề đay.

Lá hẹ rất hiệu quả với tình trạng ngứa da, nổi mẩn đỏ
Lá hẹ rất hiệu quả với tình trạng ngứa da, nổi mẩn đỏ

2. Chữa mề đay bằng mẹo với gừng:

Gừng là một nguyên liệu phổ biến, dễ tìm và thường có mặt trong nhiều bài thuốc dân gian hiện nay. Vì có tính ấm, vị cay nhẹ và khả năng giải độc, kháng viêm nên gừng có thể bài trừ phong thấp, điều trị mề đay hiệu quả. 

Theo y học hiện đại, gừng chứa nhiều tinh dầu Zingiberen, tinh bột, nhựa,… có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm phù nề hiệu quả. Để việc trị bệnh cho hiệu quả cao, bạn nên chọn gừng tươi, nếu do nhà trồng thì càng tốt.

Các cách trị mề đay từ gừng như sau:

Cách 1: Thái lát gừng tươi rồi chà xát lên vùng da bị sưng đỏ, cứ thế thực hiện vài lần trong ngày. Tiến hành cách này từ 2 đến 3 ngày, bạn sẽ thấy dấu sưng và ngứa giảm rõ rệt.

Cách 2: Thái 40g gừng thành sợi, trộn chung với 50ml giấm ăn và 100g đường phèn dùng lửa nhỏ để đun sôi với 100ml nước. Khi nước còn lại 1/2 chén, lấy chia làm 2 lần hòa chung nước ấm sử dụng trong 1 tuần, cách này trị mề đay rất triệt để.

chà xát những lát gừng lên vùng da bị sưng đỏ, mẩn ngứa để làm dịu cảm cơn ngứa.
Chà xát những lát gừng lên vùng da bị sưng đỏ, mẩn ngứa

3. Chữa mề đay bằng lá khế:

Lá khế có công dụng thanh nhiệt cơ thể, khả năng đào thải độc tố cao, có tính kháng khuẩn, kháng viêm dùng để trị những vết lở loét, mụn nhọt, viêm sưng da. Cách chữa mề đay bằng mẹo từ lá khế thực hiện như sau:

Cách 1: Lấy 1 nắm lá khế cho vào chảo rang đến khi nóng vừa. Sau đó chà lá lên vùng da bị ngứa, lặp lại trong nhiều lần, nếu lá bị nguội phải làm nóng lên lại để được hiệu quả tốt nhất.

Cách 2: Vò nát 100g lá khế tươi nấu với 800ml đun sủi tăm đến khi nước trong nồi sắt lại còn khoảng 200ml nước, để trong tủ lạnh dùng uống trong ngày hoặc có thể dùng để tắm.

Cách 3: Giã nhuyễn lá khế rồi vắt lấy nước uống, phần bã thừa ra đắp lên vùng da bị mề đay sẽ giúp giảm nhanh các vết mẩn đỏ.

Có thể nấu nước lá khế để uống hoặc chà xát lên vùng mẩn ngứa.
Có thể nấu nước lá khế để uống hoặc chà xát lên vùng mẩn ngứa

4. Cách chữa mề đay bằng mẹo từ cây lô hội (cây nha đam):

Cũng giống như lá hẹ, gừng hay lá khế, cây nha đam cũng có công dụng làm mát, giải nhiệt, nguồn cung cấp vitamin E dồi dào, và chống viêm hiệu quả. Nên ngoài công dụng uống để bổ sung sức khỏe, nha đam còn là phương pháp điều trị mề đay tốt nhất.

Để đẩy lùi các nốt mẩn đỏ, ngứa da, bạn lấy lô hội rửa sạch, gọt bỏ phần vỏ xanh. Phần ruột trong đem cắt thành từng miếng, sau đó thoa lên vùng da bị nổi mề đay. Thực hiện nhiều lần trong ngày để hạn chế vết mẩn đỏ lây lan sang vùng da khác. Triệu chứng ngứa da, mẩn đỏ sẽ giảm dần và khỏi hẳn sau một vài ngày. 

5. Trị mề đay bằng lá kinh giới:

Kinh giới là một dược liệu có tác dụng cao trong điều trị phát ban da, dị ứng, nổi mề đay tại nhà. Nhờ có tính tán hàn và tính ấm, nên loại thảo dược này là lựa chọn hàng đầu trong điều trị mề đay. 

Theo y học hiện đại, loại rau này có tên khoa học là Elsholtzia ciliata. Thành phần rau kinh giới chứa nhiều chất có tính kháng viêm, diệt khuẩn. Vì vậy, cây thuốc này giúp hạ sốt, tiêu viêm, an thần hiệu quả. 

Các bài thuốc chữa mề đay với lá kinh giới thực hiện tại nhà như sau:

Cách 1: Rang nóng phần ngọn có hoa của cây kinh giới, để nguội và gói vào túi hay gạc mỏng. Chà nhiều lần lên chỗ da bị mề đay, tình trạng ngứa sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Cách 2: Chuẩn bị 20g mỗi loại sau: kinh giới, thổ phục linh, lá bưởi, lá hương nhu đem đun sôi với 800ml nước trong khoảng 5 phút. Dùng mền phủ lên người và nồi nước, xông hơi trong 30 phút hoặc khi nước nguội. Thực hiện 3 lần một tuần để có công hiệu tốt.

Cách 3: Kết hợp lá kinh giới với cam thảo, liên kiều, kim ngân hoa nấu nước để uống.

Lá kinh giới rất hiệu quả với các trường hợp nổi mề đay, ngứa da.
Lá kinh giới rất hiệu quả với các trường hợp nổi mề đay, ngứa da

6. Cách chữa mề đay bằng mẹo từ cây rau má:

Theo các chuyên gia trong rau má chứa các loại vitamin B1, B2, K, cùng các hợp chất saponin, alkaloid… Nhờ vậy rau má có tính sát khuẩn cao, làm lành vết thương, liền sẹo. 

Trong khi đó, y học cổ truyền quan niệm, rau má vị đắng thanh, hơi ngọt, tính mát. Tác dụng chính của loại dược liệu này là mát gan, giải độc, thanh nhiệt, dưỡng ẩm, kháng viêm. Vì vậy rau má được sử dụng để trị các bệnh về da rất phổ biến như mụn, mề đay. Cách thực hiện bài thuốc trị mề đay như sau: 

  • Cách 1: Bạn có thể xay nhuyễn 50g rau má, lọc lấy nước cho thêm đường vào. Uống nước hằng ngày như một loại sinh tố, sẽ làm mất các nốt mề đay nhanh chóng.
  • Cách 2: Rau má rửa sạch, dùng để ăn kèm như rau sống.
  • Cách 3: Rau má rửa sạch, bỏ lá già, thân rễ rồi nấu canh.
Lá rau má có tác dụng kháng viêm và giảm ngứa, rất thích hợp trong điều trị nổi mề đay
Lá rau má có tác dụng kháng viêm và giảm ngứa

Một số lưu ý khi chữa bệnh mề đay bằng các mẹo dân gian

Sai lầm lớn nhất của người bị nổi mề đay là chỉ chú tâm giảm nhanh triệu chứng bệnh, loại bỏ vết sẩn ngứa tức thời. Nếu muốn chữa nổi mề đay mẩn ngứa tận gốc, trước tiên, người bệnh cần tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh và điều trị tận gốc căn nguyên.

Các bài cách chữa trị nổi mề đay bằng bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, phù hợp với mức độ bệnh nhẹ.

Hiệu quả chữa chỉ bộc lộ rõ rệt sau một khoảng thời gian dài, nếu người bệnh lạm dụng hoặc dùng không đúng cách dễ gây nhờn thuốc, bệnh tiến triển nặng thành mãn tính.

Chữa chứng mề đay bằng các bài thuốc Đông Y

Theo Đông y, bệnh nhân mề đay được chia làm 4 thể chính, đó là: Mề đay thể phong hàn, mề đay phong nhiệt, thể thực tích và thấp nhiệt. Người bị bệnh mề đay thể này không được dùng thuốc dành cho thể khác. Bởi vì điều đó không đạt được kết quả tốt, hiệu quả chữa trị không cao. Hiểu được bản chất các thể, phân loại đúng thì người bệnh sẽ có phương pháp chữa trị tích cực.

Đông y trị mề đay theo thể phong hàn:

Nổi mề đay do phong hàn hay còn được gọi là mề đay nhiễm lạnh, nổi mề đay dị ứng thời tiết. Đó là thời điểm cơ thể chịu sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, đang nóng bỗng lạnh. Tình trạng dị ứng da bắt đầu xuất hiện, gây ngứa và tấy đỏ. Bệnh bộc phát nhiều nhất vào thời điểm giao mùa.

Mẹo chữa khàn tiếng, tắt tiếng, mất tiếng nhanh nhất và hiệu quả nhất

Dấu hiệu nhận biết: Vết nổi mề đay có màu hồng nhạt, ngứa, các nốt mẩn đỏ không đồng đều. Người bị mề đay thể phong hàn đi kèm chảy nước mũi, hắt hơi liên tục. Khi đó, chúng ta áp dụng những cách chữa bệnh sau:

- Bài thuốc số 1:

Sử dụng cát cánh, độc hoạt, đương quy, cam thảo, thục địa, xuyên khung, trần bì mỗi thứ đúng 12g. Kết hợp với 8g quế, 10g tế tân, bạch chỉ, 16g thương nhĩ và xương bồ. Tất cả đem sắc thành nước uống, sắc cùng lửa nhỏ, cho 3 bát nước để còn 1 bát. Uống thuốc này liên tục đến lúc khỏi bệnh. Mỗi ngày uống 1 bát thuốc.

- Bài thuốc số 2:

Chúng ta lấy bạch chỉ, quế chi mỗi  khối lượng 8g. Dùng thêm lá đơn, ý dĩ, ké đầu ngựa và kinh giới, mỗi loại cần 16g, 12g cho mỗi loại đan sâm, tô tử và phòng phong. Rửa sạch tất cả các nguyên liệu rồi sắc thành nước uống. Mỗi ngày uống một thang thuốc cho đến lúc khỏi bệnh. Bài thuốc Đông y trị mề đay này làm giảm ngứa chỉ sau một vài ngày sử dụng.

- Bài thuốc số 3:

Nguyên liệu cần có bao gồm 12g sài hồ, 12g kim ngân hoa, 16g bồ công anh, 16g ngải diệp. Tiếp đến, cần thêm 16g đơn mặt trời, 16g cam thảo đất, 16g hạ khô thảo, 16g tang ký sinh. Sắc cùng với 8g quế, 10g thiên niên kiện. Sắc thuốc trên lửa nhỏ và mỗi ngày cần uống 1 thang.

Tổng hợp các mẹo trị nấc cụt nhanh chóng, hiệu quả nhất

Đông y trị mề đay theo thể phong nhiệt:

Dấu hiệu của bệnh mề đay thể phong nhiệt là màu hồng tươi ở những vết phát ban. Tình trạng ngứa ngáy dữ dội và có thể lây lan nhanh chóng vô cùng. Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày. Triệu chứng đi kèm còn có nóng trong người, khát nước, bị táo bón, đi tiểu màu vàng,…

Chứng mề đay phong nhiệt có thể thuyên giảm, bớt ngứa nếu như thời tiết mát mẻ hơn. Còn cách chữa mề đay phong nhiệt với Đông y như sau:

- Bài thuốc số 1:

Mỗi nguyên liệu sau chuẩn bị 20g: tang diệp, cỏ mần trầu, kim ngân hoa. Cần có thêm mỗi thứ 12g bao gồm: hoàng cầm, bạch thược, cam thảo, sài hồ. Cùng với đó là tang ký sinh, xương bồ, quả ké mỗi thứ 16g. Các dược liệu này cần được làm sạch và sắc cùng lửa nhỏ trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Mỗi ngày uống 1 thanh thuốc, ít nhất 5 ngày liên tục để có được hiệu quả tối đa.

- Bài thuốc số 2:

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Kinh giới, rau má, cáy căn, bồ công anh, hạ khô thảo, thổ linh, hoàng bá, thương nhĩ tử mỗi nguyên liệu cần có 16g. Kim ngân hoa, hoàng cầm, liên kiều, chi tử mỗi vị cần có 12g. Dùng nồi đất sắc thành thuốc dạng nước để uống. Kiên trì áp dụng mỗi ngày một lần, chỉ sau 3 ngày sẽ thấy tác dụng rõ rệt.

Mẹo chữa hóc xương gà tại nhà vừa an toàn vừa dứt điểm

Cách chữa mề đay thể thấp nhiệt bằng Đông y:

Mề đay thể thấp nhiệt không phổ biến như hai loại mề đay trên. Tuy nhiên, cách chữa trị tình trạng bệnh này hoàn toàn khác biệt. Dấu hiệu nhận biết bao gồm: Sốt, khó đi đại tiện, khát nước, nốt phát ban màu đỏ sẫm. Lúc đó, chúng ta cần dùng bài thuốc Đông như sau:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Bội lan, linh bì, hoàng cầm, xích thược, hoạt thạch mỗi thứ cần lấy đủ 10g.

Đậu phác, cam thảo, trần bì 6g cho mỗi thảo dược.

Dùng thêm 15g kim ngân, 15g bồ công anh cho bài thuốc Đông y này.

Tất cả sắc thành thuốc để uống, người bệnh nên dùng khi thuốc còn hơi ấm. Mỗi ngày một thang thuốc, uống đến khi khỏi bệnh.

Mẹo xử lý khi bị ong đốt hiệu quả, đúng cách và nhanh chóng

Bài thuốc Đông y trị mề đay thể thực tích:

Hầu hết nguyên nhân dẫn tới mề đay thể thực tích là do dị ứng thực phẩm. Biểu hiện của bệnh là các mẩn đỏ hơi trắng xuất hiện đột ngột. Đi kèm đó là ợ chua, buồn nôn, bụng hơi cồn cào. Người bệnh mề đay thể thực tích rất khó tự khỏi, cần phải áp dụng phương thuốc thích hợp:

Chúng ta dùng  địa phụ tử, phục linh, kim ngân hoa, xích thược, tiêu tân lang, tiêu sơn tra, kê nội kim, tiêu mạch nha mỗi dược liệu đều lấy 10g. Kết hợp cùng bạch tiên bì 15g. Sắc thành thuốc để uống, mỗi lần uống một chén con và uống đều đặn ít nhất 1 tuần.

Liệu trình Đông y trị mề đay cần phải đáp ứng đầy đủ các dược liệu cần thiết. Uống thuốc đúng cách, đủ liều lượng và kiên trì mới đạt hiệu quả tối đa. Nếu như trong quá trình dùng thuốc, có dấu hiệu khác lạ thì nên đến cơ sở Y tế để được thăm khám.

Qua bài viết trên, tuthuoc24h.net đã chia sẻ cho các bạn cách chữa mề đay bằng mẹo dân gian an toàn, hiệu quả, đã được chứng minh theo thời gian. Với những phương pháp đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà. Hãy lựa chọn cho mình một bài thuốc phù hợp với cơ địa của bản thân để trị mề đay tận gốc các bạn nhé.

Tuthuoc24h.net