Viêm amidan cấp tính nên chữa thế nào? Khi nào nên cắt amidan
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Viêm amidan cấp tính khi nào cắt là thích hợp nhất?

Nếu tình trạng bệnh viêm amidan cấp tính ngày càng phát triển và có biểu hiện gây nên biến chứng. Vậy đâu là thời điểm thích hợp nhất để cắt amidan

Viêm amidan cấp tính là tình trạng sung huyết và xuất tiết của amidan khẩu cái và bệnh thường gặp ở lứa tuổi khoảng 5-15 tuổi, tuy nhiên nếu không chữa trị tận gốc nó cũng có thể đi cùng đến tận sau này.

Khi nào cần cắt amidan
Tình trạng amidan khi bị viêm

Nguyên nhân gây viêm amidan cấp tính

Viêm amidan có thể gây ra bởi nhiễm vi khuẩn và virus. Một trong những nguyên nhân phổ biến là vi khuẩn Streptococcus (strep). Ngoài ra có các vi khuẩn gây viêm khác như: Adenoviruses, vi-rút cúm, virus Epstein-Barr, virus Parainfluenza, enteroviruses, vi-rút Herpes simplex.

Một số căn bệnh liên quan tới vi khuẩn bội nhiễm, do không được điều trị triệt để tại vùng họng, miệng như: Liên tụ cầu, cúm, viêm họng mãn tính, sâu răng, viêm lợi, viêm mũi xoang, v.v.

Bên cạnh đó, điệu kiện môi trường cũng gây kích hoạt viêm amidan:

+ Thời tiết thay đổi đột ngột,

+ Thường xuyên tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm, điều kiện vệ sinh kém.

Viêm amidan xuất hiện ở mọi lứa tuổi
Viêm amidan xuất hiện ở mọi lứa tuổi

Các dấu hiệu nhận biết viêm amidan cấp

Các triệu chứng toàn thân

  • Thường bắt đầu đột ngột với dấu hiệu rét run rồi sốt 38 đến 39 độ C.
  • Người mệt mỏi, đau đầu, ăn uống kém chán ăn.
  • Tiểu tiện ít và sẫm màu, đại tiện thường táo bón.

Triệu chứng cơ năng

  • Có cảm giác khô, rát, nóng ở trong họng. Nhất là thành bên họng là vị trí của amidan khẩu cái.
  • Sau đó cảm giác đau họng, có thể đau nhói lên tai tăng lên khi nuốt và ho
  • Thường kèm theo viêm mũi trẻ chảy mũi, trẻ có thể thở khò khè, ngủ ngáy, nói giọng mũi.
  • Nếu viêm lan xuống thanh quản, khí quản gây ho có đờm, đau, thay đổi giọng khàn.

Khám họng

  • Niêm mạc họng đỏ, miệng khô
  • Amidan sưng đỏ, đôi khi thấy trên bề mặt amidan có mủ là những chấm trắng dần dần biến thành một lớp mủ trắng phủ trên bề mặt amidan.
Khám họng để biết tình trạng bệnh viêm amidan
Chẩn đoán bệnh viêm amidan 

Cách bác sĩ chuẩn đoán viêm amidan

Để chẩn đoán chính xác viêm amidan, bác sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ thắp sáng để nhìn vào cổ họng và có thể cả tai, mũi hoặc những chỗ bị nhiễm trùng.

Nhẹ nhàng sờ cổ để kiểm tra các tuyến bị sưng (hạch bạch huyết).

Dùng ống nghe lắng nghe hơi thở

Kiểm tra mở rộng của lá lách

Xét nghiệm mẫu dịch tiết lấy trong cổ họng để xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng.

Xét nghiệm số lượng tế bào máu toàn phần (CBC).

Tình trạng viêm amidan hốc mũ
Biểu hiện viêm amidan

Viêm amidan cấp có nguy hiểm không?

Biến chứng tại chỗ

Xuất hiện hiện tượng sưng, viêm tấy và áp-xe quanh amidan: Thường xảy ra với viêm amidan cấp không được điều trị, nhiễm khuẩn lan dần và thành mủ giữa amidan và bao amidan, bệnh nhân thường đau tăng, đau lan lên tai, nuốt đau, không nuốt được, nước bọt chảy ra, miệng há khó khăn. Điều trị bằng kháng sinh đường tiêm và dẫn lưu áp-xe.

Biến chứng kế cận

Viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản…

Biến chứng toàn thân 

Nhiễm khuẩn huyết, viêm cầu thận cấp, thấp khớp cấp, thấp tim hay gặp do liên cầu tan huyết nhóm A.

Điều trị amidan với từng nguyên nhân cụ thể

Viêm amidan do virut: Chủ yếu điều trị triệu chứng: nằm nghỉ ngơi, ăn nhẹ, uống đủ nước; dùng thuốc hạ sốt, giảm đau; vệ sinh mũi họng bằng dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý; kiêng rượu, bia, chất kích thích.

Viêm amidan do vi khuẩn: Dùng kháng sinh đường toàn thân: tùy mức độ có thể dùng thuốc đường uống hoặc đường tiêm; điều trị triệu chứng giống như viêm amidan do virut.

Xem thêm: bà bầu bị viêm amidan

Những lưu ý trong sinh hoạt cho người bị viêm amidan

Khi bị viêm amidan, người bệnh cần phải tránh những điều sau để nhanh chóng khỏi bệnh, giảm cường độ phát tác và duy trì cuộc sống lành mạnh.

1. Thức uống chứa nhiều axit

Khi mắc bệnh, các loại thức ăn, nước uống có tính axit như nước ép bưởi, nước chanh,… các loại thức uống có chứa cồn và nước có ga được khuyến cáo là không nên sử dụng khi đang bị viêm amidan.

CHữa amidan bằng mật ong
Mật ong có thể chữa viêm amidan

Thay vào đó, hãy cung cấp đủ nước khoáng thiên nhiên, tinh khiết cho cơ thể, bởi khi mắc amidan cơ thể mất đi khá nhiều nước nên cần được bổ sung thường xuyên. Bạn cũng có thể sử dụng các loại trà thảo dược thanh mát (không chứa

caffein), nước ấm pha với mật ong nguyên chất từ thiên nhiên,… để giúp làm dịu cơn đau rát họng.

2. Đồ ăn nóng và cay

Đối với những người viêm Amidan không nên ăn gì là một nhân tố có lợi, giúp quá trình kiểm soát và điều trị bệnh diễn ra hiệu quả hơn. Do đó, người bệnh cần tránh sử dụng các thực phẩm cay, nóng như: tiêu, ớt, wasabi,…

3. Thực phẩm thô như rau giòn, thô và ngũ cốc lạnh

Những thực phẩm khô, khó nhai nuốt, đồ ăn sống, lạnh là một trong các loại thực phẩm nên kiêng khi mắc bệnh. Hay cả các loại rau giòn thô và ngũ cốc lạnh cũng cần tránh, vì khi nhai nuốt thức ăn thô, chúng sẽ cọ xát với cổ họng gây tình trạng viêm nặng hơn.Cần bổ sung các loại rau ăn lá tươi ngon, mềm, dễ tiêu hóa giúp tăng cường sức đề kháng, bổ sung nhiều dưỡng chất mà cơ thể mất đi trong quá trình bệnh, giúp đẩy nhanh sự hồi phục, góp phần rút ngắn thời gian điều trị. Các món ăn giúp bổ sung chất xơ như: salad trộn, canh mồng tơi,…

CHữa viêm amidan bằng rau mồng tơi
Có thể chữa viêm amdian bằng rau mồng tơi

4. Các sản phẩm sữa có nhiều chất béo

Sử dụng các thực phẩm, sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo cao sẽ gây tăng lượng chất nhầy dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn. Theo khuyến cáo của các chuyên gia cần chú ý đến lượng chất béo nạp vào cơ thể lúc mắc bệnh giúp quá trình điều trị bệnh diễn ra tốt hơn.

Khi nào cần cắt amidan?

Không cứ viêm amidan là phải cắt: Amidan là cơ quan dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công nên rất dễ bị viêm. Tuy nhiên không phải cứ viêm amidan là phải cắt. Khi người mắc amidan vẫn khỏe mạnh, ăn ngủ bình thường, tăng tỉ trọng đều cho dù hai amidan to hồng và láng. Những hiện tượng như khó nuốt, khó thở thì không có lí do gì cần cắt bỏ cả. Đối với các trường hợp viêm amidan nhẹ không cần thiết phải cắt bỏ. Chỉ khi người bệnh bị viêm nhiễm nhiều, amidan hoàn toàn không còn lợi ích cho cơ thể mới nghĩ đến cắt bỏ.

Chỉ cắt amidan trong những trường hợp sau: 

  • Bệnh nhân hay bị viêm, tái phát nhiều, từ 5-6 lần trong một năm.
  • Bệnh nhân bị áp-xe.
  • Viêm amidan gây nên những biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang hoặc các biến chứng nặng như thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận.
  • Amidan quá to, gây cản trở đường thở, ngủ ngáy, ngưng thở trong lúc ngủ hoặc nhiễm khuẩn tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng chất lượng sống của người bệnh...
  • Khi có nhiều ngóc ngách chứa nhiều chất tiết gây hôi miệng, nuốt vướng hoặc nghi ngờ ác tính...

Sau 12 ngày: Ăn uống bình thường

Lưu ý: Trong 2 tuần sau cắt amidan nên kiêng rượu, bia, thuốc lá…

Chế độ sinh hoạt 

Ngày 1: Nằm tại giường, nơi thoáng mát, đủ ánh sáng, có người chăm sóc (tốt nhất nằm tại phòng săn sóc hậu phẫu của bệnh viện), nói nhỏ.

Ngày 2-10: Đi lại, nói chuyện và lao động nhẹ tại nhà hoặc văn phòng. Không nên đi đường xa, đường gồ ghề bằng phương tiện thô sơ và không đi máy bay.

Không hò hét, chạy nhảy và hoạt động gắng sức khác dưới trời nắng nóng.

Tắm rửa với nước ấm. Súc miệng, chải răng sau mỗi bữa ăn với kem đánh răng và nước mát.

Không cố khạc khi vướng họng để tránh bong giả mạc (một lớp màng màu trắng như bông phủ hố amidan, có tác dụng bảo vệ và giúp cầm máu hố mổ, tự bong từ ngày 7 đến ngày 10, không phải là mủ).
Uống thuốc theo toa, tái khám đúng hẹn.

Sau 14 ngày: vết mổ lành.

Việc chú ý cẩn thận trong từng bước trong chăm sóc bệnh nhân cắt amidan là rất quan trọng, bởi nếu sơ suất người bệnh có thể bị mất tiếng, khan giòn hoặc thậm chí viêm nhiễm, phù nề vết cắt.

Biến chứng có thể gặp sau khi cắt amidan

Biến chứng thường gặp nhất sau cắt amidan là xuất huyết, khoảng 2-3% người cắt amidan bị chảy máu và tỉ lệ tử vong sau cắt amidan được ước tính là 1/40.000 người với nguyên nhân thường gặp là xuất huyết. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do cắt không đúng kỹ thuật, rối loạn đông máu, chăm sóc không đúng cách. Xuất huyết có thể xảy ra khi đang phẫu thuật hoặc trong vòng 24 giờ sau khi phẫu thuật (nguyên phát) hoặc sau 24 giờ cho tới 10 ngày sau phẫu thuật (thứ phát). Nếu phát hiện chảy máu sau khi phẫu thuật cắt amidan, người nhà cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay để tránh gặp các biến chứng nặng hơn.

Ngoài xuất huyết còn có thể gặp các biến chứng khác như: đau họng, viêm họng sau khi cắt amidan gây sốt và đau tai. Sụt cân, bỏ ăn uống, mất nước vì đau. Nhiễm khuẩn tại chỗ gây sốt. Phù nề lưỡi gà và tụ máu gây tắc nghẽn đường thở sau khi phẫu thuật. Chấn thương các mô họng tại chỗ. Một phần của amidan bị sót lại do không cắt hết. Bệnh nhân có thể bị thay đổi tiếng nói nếu amidan lớn. Chấn thương tâm lý, hoảng sợ hoặc trầm cảm sau khi cắt. Tử vong do biến chứng khi gây mê hoặc do xuất huyết.

Hi vọng bài viết này sẽ cho người mắc viêm amidan cấp tính và cả những người xung quanh nắm rõ được kiến thức cũng như những điều cần lưu ý về căn bệnh này để có phương pháp trị liệu kịp thời, tránh rủi ro.

TuThuoc24h