Những cách chữa đau xương cụt ở nam giới hữu hiệu nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Đau xương cụt ở nam giới, hãy cẩn thận với những biến chứng

Đau xương cụt ở nam giới, đừng xem nhẹ nếu không muốn bị biến chứng. Hãy nhanh chóng khám và điều trị, kết hợp với các bài thuốc dân gian để chữa bệnh.

Đau xương cụt ở nam giới hiện nay là một trong những bệnh lý rất phổ biến. Chính vì thế việc tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh nhanh chóng giúp có được cách chữa trị và phòng ngừa kịp thời, hiệu quả. Cùng tuthuoc24h.net theo dõi bài viết sau đây để biết thêm thông tin nhé.!

Đau xương cụt ở nam giới là bệnh gì?

Ở phần cuối cùng của cột sống có một đoạn xương được gọi là xương cụt, được cấu tạo bởi 5 đốt sống thành hình tam giác và được nối với xương hông. Xương cụt có vai trò quan trọng giúp cho việc cân bằng khi ngồi và cố định các nhóm cơ, gân, dây chằng xung quanh. 

Xương cụt cũng có nguy cơ gặp những tổn thương giống như các phần xương khác trong cơ thể. Đau xương cụt xuất hiện tập trung ở phần dưới cột sống, ngay sau hông, nơi có nhiều đốt xương.

Đau xương cụt ở nam giới hiện nay là một trong những bệnh lý rất phổ biến
Đau xương cụt ở nam giới hiện nay là một trong những bệnh lý rất phổ biến

Đau xương cụt để lại vô vàn những khó chịu, phiền toái cho người bệnh, làm giảm chất lượng sinh hoạt hằng ngày. Khi mắc bệnh đau xương cụt, người bệnh luôn phải trải qua những cơn đau nhức, tê mỏi, gặp khó khăn nhiều trong việc vận động, đặc biệt là ở vùng hông hoặc mông. Nhiều trường hợp ở mức độ nặng thì cơn đau còn có thể lan xuống hang, rồi xuống hai chân gây nhiều khó chịu.

Vị trí đau xương cụt
Vị trí đau xương cụt

Cơn đau xương cụt đôi khi chỉ xuất hiện một cách âm ỉ thoáng qua nhưng cũng có không ít trường hợp người bệnh than phiền tình trạng đau nhói hoặc đau nhức dữ dội ở xương cụt kéo dài hàng tuần hoặc thậm chí nghiêm trọng hơn là cả tháng.

Triệu chứng tình trạng đau xương cụt ở nam thường không xuất hiện một cách đơn độc mà nó có thể kèm theo một số dấu hiệu khác xuất hiện như: sốt nhẹ hoặc sốt cao, sưng đau nóng đỏ ở khu vực xương cụt và khu vực xung quanh, đau đớn vùng thắt lưng, những cơn đau gây nên tình trạng mất ngủ… 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau xương cụt ở nam giới

Trước khi đưa ra phương hướng cho việc chữa bệnh đau xương cụt ở nam giới hiệu quả thì trước tiên cần phải xác định được thủ phạm gây bệnh. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau xương cụt ở nam giới phổ biến như sau:

Nhóm những nguyên nhân thường gặp

Những nguyên nhân đến từ các tác động gây áp lực, tổn thương cho khu vực xương cụt khiến phái mạnh có cảm giác đau đều có khả năng là nguyên nhân của bệnh. Ví dụ như:

  • Nam giới bị tai nạn, té ngã hay va đập vào xương cụt gây tổn thương, và cảm giác đau đớn;
  • Ngồi yên quá lâu một chỗ, đặc biệt là ngồi trên một mặt phẳng cứng;
  • Giữ thói quen hay ngồi ngửa người ra phía sau cũng là một trong các nguyên nhân khiến nam giới bị đau xương cụt;
  • Đứng lên rồi ngồi xuống một cách đột ngột, bất ngờ;
  • Nam giới mắc bệnh béo phì, dư thừa cân nặng khiến xương chậu phải chịu nhiều áp lực đè nén từ phần thân trên;
  • Ngoài ra thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì cũng có thể bị đau xương cụt do xương phát triển quá nhanh;
  • Trong khi đó, nam giới lớn tuổi cũng rất dễ bị đau xương cụt do ảnh hưởng từ quá trình thoái hóa xương…
Đau xương cụt ở nam giới do ngồi quá lâu
Đau xương cụt ở nam giới do ngồi quá lâu

Nhóm nguyên nhân đau xương cụt do ảnh hưởng từ bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân thông thường, bệnh đau vùng xương cụt ở nam giới còn đến từ nguyên nhân do ảnh hưởng từ bệnh lý. Trong trường hợp này, những cơn đau thường có khuynh hướng kéo dài và xuất hiện kèm theo nhiều triệu chứng khác. Nam giới cần chú ý các căn bệnh có khả năng dẫn đến tình trạng đau vùng xương cụt như:

  • Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu;
  • Có khối u ở vùng xương chậu của nam giới. Chúng có thể là lành tính hoặc ác tính. Việc khối u lớn sẽ gây chèn ép lên hệ thống gân cơ và các dây thần kinh ở khu vực xương chậu gây nên các cơn đau;
  • Bệnh liên quan đến cột sống như: viêm hoặc thoái hóa đốt sống cuối cùng, thoát vị đĩa đệm thắt lưng, hẹp đốt sống, loãng xương, bệnh gai cột sống…
Đau xương cụt ở nam giới do bệnh lý liên quan đến xương
Đau xương cụt ở nam giới do bệnh lý liên quan đến xương

Đối với các nguyên nhân đau xương cụt đến từ nguyên nhân bệnh lý thì việc sớm chẩn đoán và tiến hành điều trị bệnh nhanh chóng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khỏe nam giới. Điều này sẽ giúp người bệnh tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm về sau.

Đau xương cụt ở nam giới có nguy hiểm không?

Tình trạng đau xương cụt ở nam giới đánh giá nguy hiểm hay không còn phải phụ thuộc vào nhiều vấn đề khác nhau liên quan như mức độ nhẹ hay nặng từ những cơn đau của bệnh nhân, nguyên nhân gây nên bệnh, tình trạng sức khỏe, tuổi tác.

Tuy nhiên dựa vào sự đánh giá của bác sĩ thì đây không phải là một bệnh nguy hiểm và có nguy cơ cao đe dọa đến tính mạng người bệnh nhưng nó lại gây ra nhiều ảnh hưởng rất xấu đến cuộc sống người bệnh.

Đa số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau xương cụt ở nam giới đến từ việc ngồi một chỗ quá nhiều, điều này làm cho tình trạng xương cụt bị đè ép một lực lớn tạo ra những cơn đau đớn. Chính vì thế để giảm những cơn đau cần phải thay đổi thói quen sinh hoạt và làm việc.

Để điều trị, khắc phục những cơn đau người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng những biện pháp quen thuộc như: xoa bóp, chườm nóng, bấm huyệt, dành thời gian nghỉ ngơi.

Ngoài ra cũng có thể áp dụng một số phương pháp điều trị như chườm nóng, bấm huyệt, xoa bóp kết hợp với chế độ ăn uống dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ, lành mạnh. Tăng cường bổ sung nhiều canxi và các loại khoáng chất khác tốt cho xương giúp cho xương chắc khỏe hơn.

Một số cách chữa đau xương cụt

Dựa vào nguyên nhân và mức độ đau, có thể tham khảo các giải pháp điều trị dưới đây:

Giảm đau vùng xương cụt bằng mẹo tự nhiên

Trong trường hợp nam giới chỉ bị đau xương cụt mức độ nhẹ, cơn đau không quá nghiêm trọng và xuất phát từ những nguyên nhân thông thường như việc ngồi quá lâu một chỗ hay ngồi trên các bề mặt cứng thì có thể áp dụng các mẹo khắc phục tại nhà dưới đây: 

Chườm đá lạnh

Chườm đá lạnh là mẹo đầu tiên bài viết muốn chia sẻ đến người bệnh. Mẹo này tuy rất đơn giản nhưng lại cho hiệu quả thấy rõ. Hơi lạnh từ đá phả ra khiến các dây thần kinh thụ cảm liên kết với xương cụt bị tê liệt tạm thời, điều này khiến việc truyền cảm giác đau về trung khu thần kinh ở não bộ bị gián đoạn. Đồng thời việc chườm đá lạnh còn giúp các mô bị teo lại, thông qua đó giảm hiện tượng sưng viêm tại xương cụt và khu vực xung quanh.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên cho đá lạnh vào túi vải hoặc bọc trong một cái khăn mỏng;
  • Sau đó áp trực tiếp lên khu vực xương cụt đang đau;
  • Kế tiếp di chuyển túi vải qua lại tại vị trí đau sao cho hơi lạnh được phân tán đều;
  • Thực hiện khoảng 10 phút bạn sẽ thấy cơn đau bắt đầu thuyên giảm rõ rệt;

Nếu sau khi chườm đá mà vẫn còn đau, hãy lặp lại động tác trên thêm vài lần trong ngày. Thêm vào đó phải nghỉ ngơi, tránh tác động nhiều đến khu vực xương cụt để tổn thương nhanh lành.

Điều chỉnh tư thế ngồi, thay đổi thói quen ngồi

Việc ngồi quá lâu một chỗ, tư thế ngồi trên ghế, ô tô hay xe máy không đúng cách là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau xương cụt ở nam giới thường gặp nhất. Nếu tình trạng đau có liên quan đến yếu tố này, nên điều chỉnh tư thế ngồi cho đúng. Cụ thể như sau:

  • Khi bị đau, nên ngồi hơi nghiêng người về phía trước để tránh gây áp lực lên vùng xương cụt;
  • Hạn chế ngồi trên bề mặt cứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ trong một không gian hẹp;
  • Nên thay đổi tư thế ngồi thường xuyên trong trường hợp làm công việc có tính chất ít di chuyển. Thỉnh thoảng nên nghiêng người sang trái, phải, nghiêng về phía trước hoặc đứng lên đi lại để giải tỏa áp lực lên khu vực xương cụt;
  • Không được đứng dậy một cách đột ngột. Nên từ từ nghiêng người về phía trước rồi nâng người lên nhằm tránh gây tổn thương cho xương cụt;
  • Khi lái xe, nên ngồi thoải mái để chân có thể đạp ga, phanh thắng một cách thuận tiện nhất. Cần điều chỉnh khoảng cách ngồi và tay lái cho phù hợp đặc biệt là khi lái xe đường dài.

Sử dụng gối hỗ trợ khi bị đau xương cụt

Hiện nay, nhiều mẫu gối được sản xuất dành riêng cho những người hay gặp tình trạng đau xương cụt. Những chiếc gối này mềm vừa phải, tại vị trí ngồi đối xứng với vùng xương cụt được cắt khuyết. Điều này sẽ giúp giải tỏa đáng kể áp lực lên khu vực bị đau.

Người bệnh có thể tìm mua loại gối này về sử dụng để cải thiện tình trạng đau xương cụt. Có thể dùng gối tại nhà, đặt dưới ghế ngồi rất hữu ích cho tình trạng bệnh.

Cách chữa đau xương cụt bằng liệu pháp xoa bóp, mát xa

Bên cạnh một số mẹo giúp giảm đau thì xoa bóp, mát xa cũng hỗ trợ giảm đau hữu hiệu. Bằng cách kích thích lưu thông máu, tổn thương ở vùng xương cụt sẽ nhanh chóng bớt sưng đau. Do vị trí xương cụt nằm ở phía sau ngoài tầm với nên người bệnh muốn áp dụng cách này cần nhờ đến sự trợ giúp của người thân khi xoa bóp.

Xoa bóp kích thích lưu thông máu giúp tổn thương ở vùng xương cụt bớt sưng đau
Xoa bóp kích thích lưu thông máu giúp tổn thương ở vùng xương cụt bớt sưng đau

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên, người xoa bóp hãy lấy một ít dầu nóng thoa vào khu vực bị đau;
  • Dùng các đầu ngón tay xoa bóp nhẹ nhàng cho vùng xương cụt cùng với khu vực xung quanh;
  • Xoa bóp khoảng từ 10 phút, thực hiện 3 - 4 lần trong ngày tùy theo mức độ đau;

Thực hiện việc giảm cân

Giảm cân giúp giảm áp lực và tổn thương do trọng lượng cơ thể đè lên xương chậu. Điều quan trọng là nam giới cần phải lưu ý chọn phương pháp giảm cân an toàn cho sức khỏe. Không nên nhịn ăn hoặc sử dụng các loại thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc trên thị trường.

Một số lời khuyên giúp duy trì được cân nặng khỏe mạnh:

  • Duy trì chế độ ăn uống khoa học: cắt giảm lượng tinh bột, đường và chất béo. Uống nhiều nước, bổ sung chất xơ trong chế độ ăn, để cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng;
  • Chỉ nên ăn vừa đủ, không nên ăn quá no hoặc ăn uống gấp gáp;
  • Nên nhai kỹ trước khi nuốt để giảm bớt lượng thức ăn tiêu thụ;
  • Duy trì tập thể dục, tập gym cho cơ bắp săn chắc hoặc tham gia các môn thể thao khác…

Điều trị tại nhà bằng thuốc dân gian

Một số loại thảo dược dân gian được tận dụng để làm thuốc trị đau xương cụt ở nam giới. Dưới đây là một số bài thuốc đang được sử dụng nhiều:

Dây đau xương ngâm rượu

Dây đau xương đem cắt lát mỏng, đem sao vàng sau đó để nguội rồi cho vào bình ngâm rượu. Ngâm theo tỷ lệ 1kg dây đau xương - 5 lít rượu trắng trên 40 độ. Sau khoảng 30 ngày ngâm có thể lấy rượu ra uống mỗi lần 1 chén nhỏ, uống 3 lần/ngày. Kiên trì sử dụng sẽ cảm nhận được tình trạng đau vùng xương cụt thuyên giảm.

Dây đau xương giúp chữa đau xương cụt hiệu quả
Dây đau xương giúp chữa đau xương cụt hiệu quả

Bài thuốc từ cây lá lốt

Sử dụng 15g lá lốt tươi sắc kỹ với 3 bát nước cho đến khi cạn còn 1 bát. Chia nước cây lá lốt sau khi sắc thành 2 phần, uống sau các bữa ăn sáng, tối. Áp dụng trong 10 ngày liên tục người bệnh sẽ cảm nhận được sự thuyên giảm của các cơn đau.

Sử dụng rượu lá lốt xoa bóp cho khu vực xương cụt bị đau
Sử dụng rượu lá lốt xoa bóp cho khu vực xương cụt bị đau 

Có thể dùng thân, rễ cây lá lốt rửa sạch, băm nhỏ, phơi khô rồi đem ngâm với rượu trắng. Để trong vòng khoảng 1 tháng, sau đó sử dụng xoa bóp cho khu vực xương cụt bị đau.

Cây xấu hổ trị đau xương cụt ở nam

Sử dụng 120g rễ cây xấu hổ đem ngâm với ít rượu trắng 40 độ. Sau đó đem cây xấu hổ đã tẩm rượu đi sao khô. Cho vào ấm sắc với 600ml nước đến khi còn lại khoảng 1/3 so với lúc đầu là được. Chia phần nước sau khi sắc làm 2 – 3 lần uống, duy trì việc uống mỗi ngày cho đến khi những cơn đau được giảm thiểu.

Cây xấu hổ hay còn gọi là cây mắc cỡ giúp giảm cơn đau
Cây xấu hổ hay còn gọi là cây mắc cỡ giúp giảm cơn đau

Tình trạng đau xương cụt ở nam giới dù có thể điều trị khỏi nhưng lại rất dễ tái phát. Vì vậy, bên cạnh việc diệt trừ tận gốc nguyên nhân gây đau nhức, người bệnh cần sống lành mạnh; duy trì các tư thế đúng trong sinh hoạt hàng ngày để giảm thiểu nguy cơ bị đau trở lại. Trên đây tuthuoc24h.net đã chia sẻ một số thông tin liên quan đến bệnh đau xương cụt ở nam. Hy vọng những thông tin này hữu ích dành cho mọi người, đặc biệt là người đang mắc bệnh.

TuThuoc24h