Fastum Gel - Tác dụng thuốc và các thông tin khác đầy đủ nhất
Tra cứu thuốc chuẩn nhất

Fastum Gel

Tra cứu thông tin về thuốc Fastum Gel trên Tủ thuốc 24h, bao gồm: công dụng, liều lượng, tác dụng phụ, tương tác thuốc...

Thông tin cơ bản thuốc Fastum Gel

Số đăng ký

VN-12132-11

Nhà sản xuất

A. Menarini Manufacturing Logistic and Servicer s.r.l.

Dạng bào chế

Gel bôi ngoài da

Quy cách đóng gói

Tuýp 20g, 30g, 50g, 100g

Thành phần

Ketoprofen

Điều kiện bảo quản

Giữ thuốc trong hộp kín, ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Chỉ định/Chống chỉ định

Chỉ định

  • Viêm khớp dạng thấp (hư khớp, thoái hóa khớp).
  • Viêm cột sống dính khớp, bệnh cơ xương cấp và chấn thương trong thể thao.
  • Thống kinh hoặc đau sau phẫu thuật.
  • Bệnh gút cấp.

Chống chỉ định

  • Quá mẫn với ketoprofen.
  • Loét dạ dày, loét hành tá tràng.
  • Co thắt phế quản, hen, viêm mũi nặng, và phù mạch hoặc nổi mày đay do aspirin hoặc một thuốc chống viêm không steroid khác gây ra.
  • Xơ gan.
  • Suy tim nặng.
  • Có nhiều nguy cơ chảy máu.
  • Suy thận nặng với mức lọc cầu thận dưới 30 ml/phút.

Liều dùng và cách dùng

Nên uống ketoprofen cùng với thức ăn hoặc với một cốc nước đầy; tránh dùng đồ uồng có cồn để giảm tác dụng có hại đối với đường tiêu hóa của thuốc.

  • Bệnh viêm:
    • Viên nén hoặc nang thông thường: Người lớn: Ðể điều trị triệu chứng viêm khớp dạng thấp cấp hoặc mạn hoặc viêm xương khớp hoặc những bệnh cơ xương: 50 mg, dùng 3 lần/ngày. Có thể tăng liều tới 100 mg, dùng 2 - 3 lần/ngày.
    • Viên nén hoặc nang giải phóng kéo dài: Chống viêm khớp dạng thấp:Uống: 150 mg hoặc 200 mg 1 lần mỗi ngày vào buổi sáng hoặc chiều. Người cao tuổi hoặc suy yếu uống liều thấp hơn.Dạng thuốc này không dùng để điều trị ban đầu. Liều duy trì hàng ngày phải được xác định bằng cách dùng viên giải phóng nhanh hoặc kéo dài. Sau đó, nếu muốn, có thể dùng liều giải phóng kéo dài, miễn là liều cần thiết có thể đạt được với hàm lượng được dùng.
  • Thống kinh: Ðiều chỉnh liều lượng ketoprofen tùy theo từng người: 25 - 50 mg/lần, tới 3 lần/ngày khi cần. Ðiều trị ketoprofen ngay từ khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng của bệnh.
  • Ðau cấp: Người lớn: 25 - 50 mg tới 4 lần/ngày.

Chú ý

  • Ðiều trị thuốc theo đường trực tràng: Người lớn: Ðặt viên đạn 100 mg vào trực tràng ban đêm. Khi điều trị kết hợp giữa đường uống và đường trực tràng, tổng liều tối đa hàng ngày là 200 mg.
  • Ðiều trị thuốc theo đường tiêm bắp: Người lớn: Ðể điều trị đợt cấp nặng các bệnh cơ xương hoặc khớp hoặc đau sau phẫu thuật chỉnh hình: 50 - 100 mg, cứ 4 giờ một lần, tổng liều tối đa trong 24 giờ là 200 mg.Phải cân nhắc nguy cơ/ lợi ích khi kê đơn liều tối đa 300 mg vì có nhiều tai biến hơn so với liều 200 mg/ 24 giờ.
  • Ðối với người suy thận hoặc suy gan: Nên giảm liều từ 33% đến 50% liều thông thường.Liều tối đa của ketoprofen cho người suy thận nhẹ là 150 mg/ngày và suy thận vừa là 100 mg/ngày. Người bệnh suy gan có nồng độ albumin trong huyết thanh dưới 3,5 g/dL nên dùng liều ban đầu ketoprofen là 100 mg/ngày.

Thận trọng

  • Trẻ em dưới 15 tuổi: An toàn và hiệu quả của thuốc chưa được xác định. Không nên dùng ketoprofen cho lứa tuổi này.
  • Ketoprofen có thể gây giữ nước trong cơ thể và làm tăng nồng độ creatinin trong huyết tương và phải dùng thận trọng ở người suy tim nhẹ/vừa, hoặc suy thận nhẹ/vừa, hoặc ở người cao tuổi. Liều tối đa hàng ngày phải giảm và chức năng thận phải được giám sát ở những người bệnh đó. Phải dùng ketoprofen thận trọng ở người có tiền sử loét dạ dày tá tràng. Phải theo dõi chặt chẽ những người bệnh này để phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng thủng vết loét hoặc chảy máu đường tiêu hóa. Thuốc uống cùng với thức ăn, sữa hoặc các thuốc chống acid.
  • Thời kỳ mang thai: không dùng ketoprofen cho người mang thai, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ hoặc khi gần chuyển dạ: Giống như các thuốc ức chế tổng hợp prostaglandin, ketoprofen gây nguy cơ tăng áp lực phổi tồn lưu ở trẻ sơ sinh, do đóng ống động mạch trước khi sinh. Ketoprofen gây nguy cơ chảy máu ở thai nhi và người mẹ. Ketoprofen ức chế chức năng thận của thai nhi gây vô niệu cho trẻ sơ sinh. Ketoprofen còn ức chế chuyển dạ đẻ, kéo dài thời gian mang thai và có thể gây độc cho đường tiêu hóa và ít nước ối, nếu dùng thuốc trong thai kỳ.

Tương tác với các thuốc khác

Khi điều trị đồng thời ketoprofen với và những thuốc gắn kết mạnh với protein huyết tương như các thuốc chống đông kiểu coumarin các sulfonamid, và các hydantoin (thí dụ phenytoin), thầy thuốc phải theo dõi người bệnh chặt chẽ và điều chỉnh liều khi cần. Vì ketoprofen gắn kết mạnh với protein, nên có thể thay chỗ liên kết protein của những thuốc khác.

  • Aspirin: Không nên điều trị ketoprofen đồng thời với aspirin và các thuốc chống viêm không steroid khác hoặc corticoid vì làm tăng tác dụng có hại.
  • Thuốc lợi niệu: Ketoprofen dùng đồng thời với hydroclorothiazid gây giảm thải trừ clo và kali ra nước tiểu so với chỉ dùng hydroclorothiazid đơn độc. Người dùng thuốc lợi niệu đồng thời với ketoprofen có nguy cơ lớn dẫn đến suy thận thứ phát do giảm dòng máu đến thận gây ra bởi ức chế tổng hợp prostaglandin. Do đó, phải theo dõi người bệnh chặt chẽ, điều chỉnh liều khi cần và theo dõi cân bằng nước/điện giải khi dùng đồng thời ketoprofen với thuốc lợi niệu.
  • Warfarin: Khi điều trị đồng thời ketoprofen với warfarin, cần phải theo dõi người bệnh chặt chẽ về cả 2 thuốc, vì có thể tăng nguy cơ chảy máu do prostaglandin có vai trò quan trọng trong cầm máu và ketoprofen ức chế tổng hợp prostaglandin.
  • Probenecid: Không nên dùng đồng thời ketoprofen và probenecid, vì probenecid có thể làm tăng nồng độ trong huyết tương của ketoprofen do làm giảm thanh thải ketoprofen trong huyết tương khoảng một phần ba.
  • Methotrexat: Không nên dùng đồng thời ketoprofen và methotrexat, vì ketoprofen cũng như các thuốc chống viêm không steroid khác có thể làm thay đổi thải trừ methotrexat dẫn đến tăng nồng độ trong huyết thanh của methotrexat và tăng độc tính.
  • Lithi: Khi sử dụng đồng thời ketoprofen và lithi, phải theo dõi nồng độ lithi trong huyết tương vì có sự tăng độc tính của lithi do tăng nồng độ chất này trong huyết tương.

Tác dụng phụ

  • Các tác dụng phụ có thể xảy ra: táo bón; tiêu chảy; lở loét trong miệng; đau đầu; chóng mặt; căng thẳng; buồn ngủ; khó ngủ hoặc duy trì giấc ngủ; ù tai.
  • Một số tác dụng phụ có thể nghiêm trọng. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây, ngừng sử dụng Ketoprofen và gọi bác sĩ ngay lập tức: những thay đổi trong tầm nhìn; tăng cân không rõ nguyên nhân; sốt; nổi mụn nước; phát ban; ngứa; nổi mề đay; sưng mắt, mặt, môi, lưỡi, cổ họng, cánh tay, bàn tay, bàn chân, mắt cá chân, hoặc cẳng chân; khàn tiếng; khó thở hoặc nuốt; mệt mỏi quá mức; chảy máu bất thường hoặc bầm tím; thiếu năng lượng; ăn mất ngon; buồn nôn; đau ở phần trên bên phải của dạ dày; triệu chứng giống cúm; vàng da hoặc mắt; da nhợt nhạt; nhịp tim nhanh; nước tiểu đục hoặc có máu; đau lưng; đi tiểu khó hoặc đau đớn.

Dược động học/Dược lực

Dược động học

Ketoprofen hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Sau khi uống 1 liều thuốc ở dạng viên nang thông thường và viên nang giải phóng kéo dài, nồng độ đỉnh trong huyết thanh tương ứng xuất hiện ở khoảng 0,5 - 2 giờ và 6 - 7 giờ. Thức ăn không làm thay đổi khả dụng sinh học toàn bộ của ketoprofen, nhưng làm chậm tốc độ hấp thu ketoprofen. Nửa đời thải trừ trong huyết tương của thuốc sau khi uống viên nang thông thường và viên nang giải phóng kéo dài tương ứng là 2 - 4 giờ và 5,5 - 8 giờ. Nồng độ ổn định của thuốc trong huyết tương đạt được trong vòng 24 - 48 giờ sau khi dùng thuốc liên tục.

Ketoprofen liên kết mạnh với protein huyết tương (khoảng 99%). Thể tích phân bố của thuốc xấp xỉ0,1 lit/kg. Chuyển hóa chủ yếu của thuốc là liên hợp với acid glucuronic, sau đó chất liên hợp này được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu.

Dược lực

Ketoprofen, dẫn chất của acid phenyl propionic, là thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Giống như các thuốc chống viêm không steroid khác, thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau và hạ sốt.

Cơ chế chung cho các tác dụng đã nêu trên là do ức chế tổng hợp prostaglandin và leukotrien. Ketoprofen có tác dụng kháng bradykinin và cả tác dụng ổn định màng lysosom.

Giống như tất cả các thuốc chống viêm không steroid khác, ketoprofen làm tăng thời gian chảy máu do ức chể tổng hợp prostaglandin ở tiểu cầu, dẫn đến ức chế kết tụ tiểu cầu (tác dụng trên tiểu cầu liên quan đến liều dùng và có thể phục hồi; với liều thông thường tác dụng này là vừa hoặc nhẹ).

Ức chế tổng hợp prostaglandin ở thận làm giảm lưu lượng máu đến thận. Ở người có bệnh tim từ trước, điều này có thể gây suy thận cấp và suy tim, đặc biệt ở người có bệnh suy tim mạn. Giảm sản xuất prostaglandin ở thận dẫn đến giữ nước trong cơ thể và gây suy tim cấp.

Ức chế tổng hợp prostaglandin ở dạ dày làm giảm tạo chất nhày ở dạ dầy, dẫn đến nguy cơ loét dạ dày và chảy máu đường tiêu hóa, đặc biệt ở người cao tuổi.

Trong điều trị viêm khớp dạng thấp hoặc hư (thoái hóa) xương khớp, các thuốc chống viêm không steroid thường được dùng chủ yếu để giảm đau hơn là chống viêm; các thuốc này chỉ ức chế tổng hợp và ức chế giải phóng các chất trung gian gây đau và viêm (prostaglandin, bradykinin, histamin), do đó ketoprofen chỉ làm nhẹ bớt các triệu chứng của bệnh như đau, cứng đờ, và làm tăng giới hạn vận động và các hoạt động chức năng; thuốc không làm ngừng bệnh lâu dài hoặc đảo ngược quá trình bệnh cơ bản. Ðể đạt được điều đó, người bệnh phải được điều trị với các thuốc ức chế miễn dịch như dùng liều cao glucocorticoid.

Tác dụng giảm đau của ketoprofen là do ức chế tổng hợp prostaglandin. Prostaglandin làm các thụ thể đau tăng nhạy cảm với các kích thích cơ học và với các chất trung gian hóa học khác (như bradykinin, histamin). Bởi vậy, trong lâm sàng, ketoprofen là thuốc giảm đau rất có hiệu lực trong các trường hợp đau sau phẫu thuật. Vì có nguy cơ gây chảy máu, không dùng ketoprofen để điều trị đau liên quan đến chảy máu kín đáo (đau sau khi bị tai nạn) hoặc đau liên quan đến chấn thương ở hệ thần kinh trung ương.

Quá liều và cách xử trí

Như các dẫn chất của acid propionic khác, ketoprofen ít độc hơn aspirin. Phần lớn triệu chứng quá liều ketoprofen có thể là ngủ gà, đau bụng và nôn, nhưng cũng có thể hạ huyết áp, co thắt phế quản và chảy máu đường tiêu hóa.

Không có thuốc đặc hiệu giải độc. Ðiều trị quá liều thường là điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Có thể gây nôn, rửa dạ dày, có thể dùng than hoạt để làm giảm sự hấp thu và tái hấp thu của ketoprofen. Không thể áp dụng biện pháp gây lợi niệu mạnh, kiềm hóa nước tiểu, thẩm tách máu hoặc truyền máu, vì ketoprofen gắn kết mạnh với protein huyết tương.

Khác

NẾU QUÊN UỐNG THUỐC
Dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, khi bỏ quên liều mà đã gần tới thời gian uống liều tiếp theo bạn có thể bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch trình dùng thuốc của bạn. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều bỏ lỡ.

CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
Trừ khi bác sĩ yêu cầu bạn thay đổi chế độ dinh dưỡng, bạn có thể ăn uống bình thường.