Tác hại của đậu bắp và những lưu ý cần biết khi sử dụng đậu bắp
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Sống Khỏe Sức Khỏe

Tác hại của đậu bắp và những biến chứng không nên bỏ qua

Chúng ta có thể chế biến rất nhiều món ăn với đậu bắp nhưng bên cạnh những lợi ích cũng có những tác hại của đậu bắp mà bạn có thể chưa biết.

Đậu bắp là loại quả nhiều dinh dưỡng, mang đến nhiều chất cần thiết cho sức khỏe con người. Tuy nhiên không phải ai cũng biết tác hại của đậu bắp nếu dùng không đúng cách. Để tránh những tác hại không đáng có bạn có thể tham khảo bài viết sau.

Những tác hại tiềm ẩn trong đậu bắp

Thành phần dinh dưỡng có trong trái đậu bắp

Các thành phần dinh dưỡng trong đậu bắp

Theo những phân tích về thành phần dinh dưỡng của đậu bắp, trong 100 gam đậu bắp chỉ cung cấp 33 calo; 7,45 gam carbohydrate, 3,2 gam chất xơ, 1,93 gam protein; 0,19 gam chất béo và 1 lượng đường rất ít 1,48 gam. Với 100 gam đậu bắp hằng ngày đã đủ đáp ứng 66% vitamin K, 50% mangan, 35% vitamin C; 22% folate, 14% magie, 13% thianin cho nhu cầu hằng ngày của cơ thể.

Bên cạnh đó, trong đậu bắp còn có nhiều vi chất khác như oxalate, solanine, fructan … và những vi chất này nếu các bạn không hiểu rõ tác dụng của chúng mà sử dụng đậu bắp thì có thể gây hại cho sức khỏe.

Những tác hại tiềm ẩn của đậu bắp

1. Đậu bắp làm tăng nguy cơ bệnh sỏi thận

Quả đậu bắp có chứa hàm lượng oxalate khá cao. Từ các khuyến cáo của những viện nghiên cứu. Các loại thực phẩm có chứa nhiều oxalate sẽ làm tăng nguy cơ bị mắc phải chứng bệnh sỏi thận dạng calcium oxalate. Đặc biệt, những bệnh nhân từng bị sỏi thận không nên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều oxalate. Vì nó làm tăng nguy cơ tái phát bệnh sỏi thận. Do vậy, mặc dù đậu bắp có nhiều tác dụng tốt cho cơ thể. Nhưng ăn nhiều cũng làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.

2. Không sử dụng đậu bắp cho những bệnh nhân bị đông máu

Tuy rằng ăn đậu bắp giúp cơ thể cải thiện cholesterol có trong máu. Nhưng đối với một số trường hợp đặc biệt đang dùng thuốc chống đông máu thì không nên dùng đậu bắp.

Trong đậu bắp có chứa nhiều vitamin k có tác dụng tốt cho việc ngăn ngừa loãng xương nhưng chính vitamin K lại là một trong những nguyên nhân gây tăng khả năng tạo thành huyết khối (đông máu). Bởi vậy các bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông máu. Những ai có triệu chứng bị đông máu thì không nên sử dụng đậu bắp sẽ rất nguy hiểm.

Cẩn trọng trong việc kết hợp các món ăn với đậu bắp

3. Người bị viêm khớp cẩn thận khi dùng đậu bắp

Trong đậu bắp chứa solanine, đây là hoạt chất không tốt đối với bệnh viêm khớp. Đối với một số nhỏ bệnh nhân bị viêm khớp, solanine sẽ làm cho bệnh tình ngày một nặng hơn. Dù vậy, không phải ai cũng mẫn cảm với solanine có trong đậu bắp. Nên những ai bị viêm khớp khi ăn đậu bắp thì nên chú ý tình trạng sức khỏe nhé. Nếu 1 2 lần thấy có dấu hiệu viêm khớp bị nặng hơn thì nên cân nhắc không ăn đậu bắp mà chuyển sang các loại thực phẩm khác có chứa ít solanine hơn.

4. Ăn đậu bắp có thể gây tiêu chảy

Nếu bạn ăn đậu bắp và bị tiêu chảy, ngoài việc nghi ngờ về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm các bạn. Nghi ngờ thêm một lý do nữa đó là nguyên nhân từ chính thành phần của đậu bắp. Đậu bắp có nhiều chất xơ và các loại khoáng chất giúp cho cơ thể không bị táo bón, lợi tiểu. Dù vậy nếu bạn bị kích ứng hay có vấn đề về đường ruột thì fructan trong đậu bắp lại khiến cho bạn dễ bị tiêu chảy. Mặc dù có lợi cho những ai bị táo bón nhưng đối với những người đang bị “cồn ruột” hay đau bụng (không phải đau bụng “ấy”) lại nên tránh ăn đậu bắp nhé.

Để sử dụng đậu bắp đúng cách, bạn nên lưu ý các điều sau

Chế biến hợp lý với đậu bắp

Lúc chế biến vài người thường bỏ phần đầu trái đậu bắp sát phần thân hoặc cắt đôi khi luộc và xào. Thế nhưng, việc làm này sẽ làm quả bị mất chất dinh dưỡng. Bởi vậy, sau khi chọn được những quả đậu bắp tươi, non, không quá to và dài, bạn hãy tiến hành rửa sạch đậu bắp dưới vòi nước. Sau đó, bạn có thể ngâm đậu bắp trong nước khoảng 10 phút. Bỏ thêm chút muối rồi chà rửa nhẹ nhàng để làm sạch lớp lông của quả. Tiếp theo, hãy rửa lại với nước sạch và dùng để chế biến món ăn ngay và chỉ bổ đôi. Cắt đầu sau khi đậu đã chín.

Bên cạnh những cách chế biến thành món ăn thông thường như luộc, xào, nấu canh, nướng,… thì đậu bắp ép thành nước uống đặc biệt rất tốt bởi giá trị dinh dưỡng của đậu bắp sẽ cao hơn nhiều. Khi bạn uống nước ép đậu bắp hoặc ăn sống nó.

Đậu bắp mang đến rất nhiều công dụng tốt cho cơ thể chúng ta. Ăn đậu bắp có thể giúp làm đẹp da, tốt cho hệ tim mạch, tốt cho hệ tiêu hóa; ngăn ngừa ung thư, cải thiện hệ xương khớp và rất nhiều công dụng khác. Tuy nhiên đối với những  trường hợp trên thì lại không nên sử dụng đậu bắp. Vì tác hại của đậu bắp nói riêng và bất kỳ loại thực phẩm nào nói chung đều ảnh hưởng không tốt dến sức khỏe. Hãy sử dụng một lượng đậu bắp vừa đủ  cho cơ thể đừng nên lạm dụng dùng quá nhiều đậu bắp nhé.

Xem thêm: tác dụng của đậu bắp, tác dụng của đậu bắp với bà bầu, cách làm nước đậu bắp

Tuthuoc24h.net