Hậu quả nghiêm trọng từ thói quen ngoáy mũi, hỉ mũi quá mạnh ở trẻ
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Cha Mẹ @ Chăm Con Khéo

Hậu quả nghiêm trọng từ thói quen ngoáy mũi, hỉ mũi quá mạnh ở trẻ

Nguyên nhân dẫn đến chảy máu cam là do vỡ các mạch máu ở mũi. Các mạch máu này rất nhạy cảm, dễ vỡ khi có những thay đổi về thời tiết hanh nóng, sử dụng lò sưởi hay máy điều hòa trong thời gian dài, mũi luôn hít luồng không khí khô nóng hoặc do dị ứng, viêm xoang mũi, nhiễm trùng mũi họng. Những tác động vật lý như hỉ mũi quá mạnh, ngoáy mũi hoặc những chấn thương do tác động ngoại vật khác đều có thể gây ra chảy máu mũi.

Chảy máu cam là hiện tượng thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi từ 2 – 10 tuổi. Nguyên nhân do đâu và cách xử lý như thế nào khi trẻ bị chảy máu cam? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các mẹ cách xử lý tốt nhất khi con bị chảy máu cam.

Chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi và được chia thành hai loại là chảy máu mũi trước và chảy máu mũi sau. Trong đó thường gặp nhất là chảy máu mũi trước với khoảng 90% với biểu hiện máu chảy ra một bên mũi, chảy dai dẳng, chỉ ngừng chảy khi tiến hành các biện pháp sơ cứu kịp thời. Còn chảy máu mũi sau ít gặp hơn, chỉ chiếm 10% nhưng nguy hiểm, khó kiểm soát hơn. Chảy máu mũi sau là do ảnh hưởng bởi các mạch máu nằm sâu bên trong khoang mũi, thường chảy cả hai bên mũi, máu chảy ngược vào trong, đi xuống họng. Những trường hợp chảy máu mũi sau cần phải được đưa đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời tránh tình trạng mất máu dẫn đến nguy kịch.

Nguyên nhân dẫn đến chảy máu cam

Nguyên nhân dẫn đến chảy máu cam là do vỡ các mạch máu ở mũi. Các mạch máu này rất nhạy cảm, dễ vỡ khi có những thay đổi về thời tiết hanh nóng, sử dụng lò sưởi hay máy điều hòa trong thời gian dài, mũi luôn hít luồng không khí khô nóng hoặc do dị ứng, viêm xoang mũi, nhiễm trùng mũi họng. Những tác động vật lý như hỉ mũi quá mạnh, ngoáy mũi hoặc những chấn thương do tác động ngoại vật khác đều có thể gây ra chảy máu mũi.

Làm gì khi trẻ bị chảy máu cam?

Khi trẻ bị chảy máu cam, các ông bố bà mẹ cần phải bình tĩnh để xử lý, không nên quá lo lắng, hoảng hốt mà không thể xử trí kịp thời còn làm cho trẻ hoảng sợ. Bạn cần phải thật bình tĩnh và trấn an trẻ và làm theo các bước sau:

  • Bảo trẻ hỉ mũi thật nhẹ để đẩy các cục máu đông vón cục trong khoang mũi. Sau đó cho trẻ ngồi thẳng, đầu hơi nghiêng về phía trước nhưng tuyệt đối không cho trẻ nằm xuống hoặc ngẩng đầu ra sau để tránh máu chảy ngược xuống họng sẽ rất nguy hiểm.
  • Dùng ngón tay cái và ngón trỏ của bạn kẹp chặt hai cánh mũi của trẻ lại. Lưu ý chỉ kẹp chặt phần chóp mũi mềm của trẻ, không kẹp phần xương sống thì mới có thể cầm máu được. Phải kẹp cả hai bên cánh mũi dù chỉ chảy máu một bên và kẹp chặt khoảng 10 phút rồi mới thả ra. Không nên thả ra quá sớm hoặc thả tay liên tục để kiểm tra máu còn chảy hay không vì máu cần thời gian để kết đông, ngưng chảy. Nếu bạn thả tay sớm, máu sẽ không kịp đông sẽ cứ chảy liên tục.
  • Khi máu ngừng chảy, bạn cho trẻ khạc nhỏ máu vướng đọng trong khoang miệng, không cho trẻ nuốt máu xuống bụng dễ gây nôn mửa, đau bụng cho trẻ. Cho trẻ uống chút nước mát để trẻ bớt căng thẳng và làm sạch khoang miệng.
  • Nếu bạn thực hiện các bước như trên mà sau 20 phút vẫn không cầm máu được cho trẻ thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhát để được xử lý kịp thời.

Các mẹ cũng cần lưu ý nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, đặc biệt là vitamin C, canxi cho trẻ để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Các loại rau lá xanh, trái cây có vị chua như cam, quýt,... là những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của trẻ.

TuThuoc24h.net