Viêm đa Khớp là bệnh gì? Cách điều trị bệnh viêm đa khớp
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Bệnh 360° Bệnh Người Lớn

Viêm đa khớp là bệnh gì? Cách điều trị bệnh viêm đa khớp

Bệnh viêm đa khớp là căn bệnh mãn tính về xương khớp gây đau nhức. Đây là căn bệnh khó điều trị dứt điểm nhưng có thể thuyên giảm nếu được chữa trị đúng cách

Viêm đa khớp là tình trạng đau nhức, ảnh hưởng đến vận động - những căn bệnh xương khớp chẳng còn xa lạ với bất cứ ai. Viêm đa khớp là căn bệnh mãn tính và chưa thể có khả năng điều trị dứt điểm, vì thế người bệnh phải sống chung với căn bệnh này rất lâu, đúng nghĩa câu nói: “Sống chung với lũ”.  Căn bệnh này hay có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi chung được đặt ra của bất cứ bệnh nhân nào, và để có được câu trả lời chính xác, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Viêm Đa Khớp là bệnh gì?

Viêm đa khớp là bệnh mãn tính về xương
Viêm đa khớp xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thế

Viêm đa khớp là tình trạng khớp xương trong cơ thể bị viêm nhiễm gây đau nhức, sưng tấy kéo dài, làm hạn chế khả năng vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Thường xảy ra ở khớp bàn tay, bàn chân, tác động mạnh dưới phần xương dưới sụn, gây nhức mỏi, đau buốt, tê cứng. Bệnh này có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi và giới tính nào.
 
Thật ra, thuật ngữa Viêm Đa Khớp sử dụng nhằm mô tả hơn 100 bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm tại các khớp xương. Viêm đa khớp hay viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở hầu hết trên mọi bộ phận của cơ thể nhưng phổ biến hơn cả là: bàn tay, bàn chân, khớp hông, đầu gối, cột sống,...

Sự nguy hiểm của bệnh còn phụ thuộc vào độ nặng hay nhẹ của bệnh. Nếu không được điều trị đúnng cách, viêm khớp sẽ khiến người bệnh mất khả năng vận động, gây teo cơ, viêm cột sống dính khớp, khớp bị biến dạng, tnf phế và thậm chí có thể tử vong.

Viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở hầu hết mọi bộ phận trên cơ thể nhưng phổ biến nhất là khớp hông, đầu gối, cột sống, tay và bàn chân.

Về cơ bản, sự nguy hiểm của viêm đa khớp phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Khi không được điều trị đúng cách, viêm khớp có thể khiến người bệnh mất chức năng vận động, teo cơ, viêm cột sống dính khớp, biến dạng khớp, tàn phế, thậm chí là tử vong.

Nguyên nhân của bệnh Viêm Đa khớp

Nguyên nhân của bệnh thường do nhiều yếu tố cộng hưởng và tác động nên. 
 
Nhiễm trùng do một số virus như: virus viêm gan, quai bị, virus Parvovirus, bệnh sởi, HIV,...

Bệnh chuyển hóa như suy gan, suy thận, bệnh gút,...
Những trường hợp thoái hóa cấu trúc như thoái hóa khớp (do sụn xương hao mòn).

Nhiễm trùng như bệnh lao, bệnh Well hay bệnh Whipple,... 

Bệnh liên quan đến viêm mạch máu: Viêm mạch, hoặc viêm khớp tế bào (cản trở lưu thông máu ở trong động mạch).

Do một số bệnh nội tiết.

Do tuổi tác: độ tuổi càng cao thì các tế bào khớp càng lúc càng thoái hóa, khớp khô, thiếu chất nhờn, kém linh hoạt.

Viêm khớp do bị chấn thương: chấn thương khi bị tai nạn, chơi thể thao, làm việc có thể ảnh hưởng đến khớp xương và tăng nguy cơ bị viêm.

Di truyền: nhiều người sinh ra đã có cơ địa xương khớp yếu, dễ thoái hóa và dễ bị tổn thương.

Viêm khớp do đặc thù nghề nghiệp: Nguyên nhân viêm khớp có thể do mang vác nặng hoặc phải hoạt động với những tư thế lặp đi lặp lại có thể khiến các khớp xương bị bào mòn, tạo phản ứng viêm tại khớp. 

Do nguyên nhân béo phì: Những người bị thừa cân thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, vì khi cân nặng quá khổ sẽ tạo áp lực cho các khớp xương như cột sống, hông và khớp gối.

Nguyên nhân dẫn đến viêm đa khớp
Các nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm đa khớp

Triệu chứng cần biết của bệnh

Các biểu hiện của bệnh thường diễn tiến từ từ, mơ hồ và rất dễ nhầm lẫn. Để phát hiện chính xác tình trạng bệnh, bệnh nhân có thể căn cứ vào các dấu hiệu sau:

+ Đau khớp: Những người bị viêm khớp thường khớp của họ sẽ khô sần, sụn khớp bị bào mòn khiến cho các xương tì vào nhau gây đau nhức dữ dội, đôi khi sẽ phát ra tiếng kêu.

+ Cứng khớp: người bệnh thường bị cứng khớp buổi sáng, thể hiện ở tình trạng xơ dính các hệ thống cơ, dịch khớp và dây chằng.

+ Sưng tấy khớp: Hiệu ứng nóng đỏ, sưng tấy quanh mô sụn. Khi chạm vào thì gây đau nhức và khó chịu. 

+ Yếu cơ: triệu chứng điển hình và rõ rệt như đau đớn, mệt mỏi và ngại vận động. Đây chính là nguyên nhân khiến cho các cơ xung quanh khớp yếu dần, thậm chí bị teo cơ và dẫn đến bị liệt.

+ Hạn chế vận động: Người bệnh sẽ khó thực hiện các vận động, những động tác mà cần sự dẻo dai của cơ thể, của khớp xương như đi lại, cúi hay xoay người.

+  Biến dạng khớp: các khớp xương có thể bị bào mòn nặng, làm cho cấu trúc khớp bị phá hủy và biến dạng, đây cũng được xem là triệu chứng điển hình.

Các triệu chứng của bệnh viêm đa khớp
Các triệu chứng bệnh viêm đa khớp

Giai đoạn khởi phát:  

+ Bệnh ở giai đoạn diễn ra chậm và từ từ, cơn đau xuất hiện không nhiều và rất dễ tự khỏi.

+ Khi vận động thì cơn đau tăng dần, nghỉ ngơi thì lại giảm.

+ Trước khi cơn đau tái phát thì một số người bệnh có các dấu hiệu: mệt mỏi, sốt nhẹ, ra nhiều mồ hôi,...

+ Giai đoạn viêm đa khớp dạng thấp này thường kéo dài từ vài tuần hay đến vài tháng rồi chuyển sang giai đoạn toàn phát.

Giai đoạn toàn phát

+ Các khớp bàn tay hay bàn chân,...sưng tấy, nóng và đau nhức làm giảm hạn chế khả năng vận động.

+ Đêm và gần sáng cơn đau tăng dần.

+ Có dấu hiệu bị cứng khớp vào sáng sớm.

+ Sưng tấy phần lòng bàn tay và mu bàn tay.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh

Viêm đa khớp để lại nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm, để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ. Một số biến chứng nguy hiểm mà bạn cần biết như: 

Nguy cơ tàn phế: khoảng 8 đến 10 năm bệnh nhân mắc bệnh viêm đa khớp, đau nhức xương khớp tỉ lệ cao sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng vận động, nếu không được điều trị, các khớp sẽ teo dần, biến dạng khớp và gây tàn phế.

Biến chứng dạ dày: Việc sử dụng thuốc là tất yếu của bệnh nhân viêm đa khớp, nếu dùng trong thời gian dài thì rất dễ dẫn tới nguy cơ viêm loét dạ dày, thủng dạ dày hay gây chảy máu dạ dày,...Vậy nên khi sử dụng thuốc thì hãy hết sức lưu ý.

Điều trị bệnh Viêm đa khớp

Điều trị bằng thuốc kháng sinh 

Thuốc Tây:  được sử dụng các loại thuốc giảm đau paracetamo, co-proxamol… dùng để chế ngự các cơn đau do viêm khớp gây ra.

Thuốc trị sốt, gold, penicillamine,,... các loại thuốc kìm hãm hệ miễn dịch như methotrexate,...thuốc giúp điều chỉnh tình trạng bệnh và làm chậm tiến triển của hiện tượng viêm nhiễm trong xương.

Sử dụng các phương pháp trị liệu: các cách điều trị viêm khớp như bằng điện châm, siêu âm và trị liệu nóng lạnh là những phương pháp kiểm soát cơn đau khá tốt và là phương pháp hiện đại, được khá nhiều người bệnh lựa chọn.

Phẫu thuật: bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật làm cứng khớp hoặc phẫu thuật tùy theo tình trạng viêm khớp ở bệnh nhân.

Điều trị viêm đa khớp bằng thuốc nam

Bài thuốc nam: có rất nhiều bài thuốc nam giúp làm giảm đáng kể các cơn đau do bệnh khớp gây nên ví dụ như: cây đau xương ngâm rượu, mật ong pha bột quế, cỏ trinh nữ sắc nước uống…các loại cây này có tác dụng tiêu viêm, giảm đau và cải thiện hiện tượng sưng khớp.

Cách làm: 

Ngải cứu ngâm nước nóng: Lấy ngải cứu và một ít muối cho vào túi vải, ngâm túi trong nước nóng 10 phút, sau đó đắp vào các vị trí mà khớp bị đau.

Mật ong và bột quế: cho hai thìa mật ong và một muỗng nhỏ bột quế vào cốc nước ấm khuấy đều. Để có tác dụng rõ rệt thì nên sử dụng uống 2 lần mỗi ngày.

Người bị bệnh viêm đa khớp nên kiêng ăn gì?
Chế độ ăn ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng bệnh, vì vậy chúng ta cần phải có chế độ ăn uống hợp lý để khỏe mạnh và hạn chế sự phát triển của bệnh. Người mắc bệnh viêm đa khớp cần hạn chế một số loại thực phẩm như: 

- Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ hay đồ chiên xào lâu trên chảo, thức ăn chế biến sẵn,...Những thức ăn này chứa nhiều axit béo bão hoà, kích thích phản ứng gây viêm và khiến người bệnh có cảm giác đau nhức hơn.

- Chuối tiêu, thịt chó, các loại cà, canh cua,... cũng là những thức ăn không tốt với bệnh viêm khớp.

-  Nội tạng động vật: Không phải chỉ có bệnh viêm đa khớp mà còn rất nhiều căn bệnh khác khi mắc phải nên hạn chế ăn nội tạng động vật. Với căn bệnh này thì nội tạng động vật khi hấp thụ vào cơ thể sẽ gây mất canxi trong xương, làm cho

xương trở nên kém vững chắc và dễ bị sưng, viêm, vì bên trong nội tạng chứa nhiều photpho.

Bù lại, người mắc bệnh nên tự bổ sung lại chế độ ăn uống cho mình  bằng cách tăng cường bổ sung một số thực phẩm sau đây: 

- Bông cải xanh, bắp cải: Có thể làm chậm những tổn thương ở sụn khớp nhờ những hợp chất có trong 2 loại rau xanh này. 

- Thực phẩm chứa nhiều acid béo và omega-3: Có nhiều trong mỡ cá, như các loại cá thu, cá ngừ, cá hồi... Các chất này sẽ có tác dụng làm giảm các triệu chứng viêm đa khớp.

- Canxi: Bao gồm sữa và các sản phẩm dinh dưỡng từ sữa, uống sữa có hàm lượng chất béo thấp và dùng nhiều nguồn dinh dưỡng đa dạng khác nhau để cung cấp canxi.

Nhiều người vẫn chủ quan cho rằng viêm khớp chỉ đơn giản là tình trạng đau nhức, mỏi cơ, tê buốt thông thường, mà không biết rằng nếu không theo dõi bệnh và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ nặng hơn và để lại nhiều biến chứng. Bất kì căn bệnh nào đi chăng nữa cũng mang trong mình nhiều mối tiềm ẩn nguy hiểm khôn lường. Vì vậy, hãy sớm theo dõi và nắm bắt các nguyên nhân, triệu chứng viêm đa khớp sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị và phòng tránh bệnh tái phát. Mong các bạn luôn có thật nhiều sức khỏe! 

TuThuoc24h.net