Bà bầu bị ngứa khi mang thai và những điều mẹ cần biết!
Tra cứu thuốc chuẩn nhất
Trang chủ Cha Mẹ @ Mẹ Bầu

Bà bầu bị ngứa khi mang thai và những điều mẹ cần biết!

Bà bầu bị ngứa khi mang thai có phải là điều bình thường hay không? Tại sao bà bầu bị ngứa trong giai đoạn thai kì? Cùng theo dõi nhé!

Tình trạng bà bầu bị ngứa khi mang thai là một triệu chứng khá phổ biến ở mẹ bầu trong giai đoạn thai kì, tình trạng này tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng gì đến sức khỏe, nhưng đem lại cho mẹ bầu những cảm giác khó chịu và mệt mỏi về cả tinh thần lẫn thể xác, ngoài ra, có một số trường hợp mẹ bầu bị ngứa là biểu hiện của một số vấn đề về bệnh lý nguy hiểm. Sự thay đổi về nội tiết tố của mẹ bầu có thể là một trong những nguyên nhân gây ra vấn đề ngứa trong giai đoạn thai kì, vậy làm thế nào để giảm bớt tình trạng ngứa khi mang thai, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Bà bầu bị ngứa có phải là điều bình thường hay không?

Bà bầu bị ngứa bụng khi mang thai
Bà bầu bị ngứa bụng khi mang thai

- Bà bầu bị ngứa trong giai đoạn thai kì là điều rất đỗi bình thường, theo một vài thống kê cho thấy , có đến 40% phụ nữ khi mang thai gặp phải tình trạng bị ngứa khi mang thai và vấn đề đó sẽ tự biến mất sau khi sin hem bé . Mẹ bầu có thể bị ngứa ở bất kì vùng da nào trên cơ thể nhưng vị trí thường gặp nhất là ở trong lòng bàn tay và phía lòng bàn chân.

- Ngoài ra, một số mẹ bầu trong giai đoạn thai kì còn bị ngứa cơ thể và kèm theo một số dấu hiệu như  phát ban toàn thân, da bị rạn trong thai kì quá mức, dẫn đến xuất hiện những mảng da bị ngứa ở các vị trí như bụng, ngực, mông, đùi… Tuy nhiên, nếu nhận thấy triệu chứng ngứa và mẩn đỏ trở nên dữ dội, và không thể kiểm soát thì mẹ bầu nên đến bệnh viện khám để biết rõ về nguyên nhân.

Bị ngứa vùng kín khi mang thai mẹ bầu phải làm sao để giảm tình trạng này?

2. Vì sao mẹ bầu bị ngứa khi mang thai 

ngứa bụng khi mang thai
Vì sao mẹ bầu thường bị ngứa khi mang thai

- Khi mang thai mẹ bầu thường phải trải qua rất nhiều sự thay đổi về tâm sinh lí cũng như về cơ thể, gây ra một vài các triệu chứng khó chịu cho mẹ bầu. Trong đó, bị ngứa khi mang thai cũng là một trong những triệu chứng hay gặp đối với cơ thể người mẹ. tình trạng bị ngứa khi mang thai có tới 40% số phụ nữ khi trong giai đoạn thai kì gặp phải tình trạng này.

- Triệu chứng bị ngứa khi mang thai  thường do các biến đổi về nội tiết tố của cơ thể trong khi mang thai, ngoài ra có thể do đặc thù bệnh lý ngoài da hoặc tình trạng ứ mật giai đoạn thai kỳ gây ra.

- Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng bị ngứa khi mang thai cụ thể như sau:

  • Sự phát triển của thai nhi : Thai nhi càng phát triển thì  tử cung cần phải to ra để đủ chỗ cho em bé phát triển dẫn đến tình trạng bị rạn da, khi bị rạn da thì sẽ  gây ra triệu chứng ngứa. Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng bị ngứa khi mang thai. 

Tăng cân khi mang thai là điều không thể tránh khỏi, nhưng tăng cân như thế nào là hợp lý không phải mẹ bầu nào cũng biết!

  • Do sự tăng lên của hormone estrogen: hormone estrogen tăng lên làm cho các mạch máu giãn ra và gây ngứa ngáy. Biểu hiện này có thể tự biến mất sau khi sinh.

  • Tăng cân: Trong giai đoạn thai kì phụ nữ thường có biểu hiện tăng cân rất nhanh và thường tăng cân nhiều ở phần mông, đùi, ngực làm cho da bị rạn dẫn đến tình trạng  ngứa ngáy và khó chịu. Ở những giai đoạn cuối thai kỳ thì tình trạng này sẽ xuất hiện nhiều hơn.

  • Ngoài ra, có thể còn một số nguyên nhân khách quan như bà bầu có tiền sử da bị khô, mắc chứng chàm hoặc tình trạng dị ứng thì trong giai đoạn thai kỳ có thể gây ngứa ngáy.

  • Do tình trạng gan bị ứ mật hay còn gọi là ứ mật thai kỳ, tình trạng này làm cho mật không được lưu thông bình thường trong các ống của gan  và làm cho muối mật tích tụ ở phần da và gây ngứa, khó chịu, mặt khác, ngoài triệu chứng ngứa ngáy ở các vị trí như long bàn tay, chân thì mẹ bầu còn có các triệu chứng khác như chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn

  • Do viêm da bọng nước: Bệnh này thường  xuất hiện ở tuần thứ 20 của thai kỳ. Ban đầu, có thể thấy những mảng  như mề đay hay mụn nước mọc ở quanh rốn, đùi. Sau đó, những mụn nước này xuất hiện ở  lưng, bàn tay, bàn chân.

3. Các cách hạn chế bị ngứa khi mang thai

ngứa khi mang thai
Có những cách nào để hạn chế bị ngứa khi mang thai

- Không nên gãi nhiều khi ngứa

- Thường xuyên vệ sinh cơ thể

- Giữ ẩm và sử dụng các phương pháp chống rạn da

- Giữ sạch sẽ bộ phận sinh dục

- Mặc áo quần thấm hút mồ hôi

- Thực hiện chế độ ăn uống hợp lí

4. Khi nào thì cần điều trị bị ngứa khi mang thai

- Nếu bị ngứa khi mang thai đi kèm với một số biểu hiện sau thì mẹ bầu nên đến ngay cơ sở y tế để được khám và chữa bệnh kịp thời:

+ Bị ngứa toàn thân đi kèm với tình trạng da bị vàng: đây là một trong những biểu hiện của ứ mật thai kì

+ Ngứa, ban hoặc sốt: đây là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng

+ Ngứa vùng kín và khí hư ra nhiều: đây là dấu hiệu của nhiễm nấm vùng âm đạo 

Trên đây là một số thông tin về tình trạng bị ngứa khi mang thai mà mẹ bầu cần biết, các nguyên nhân của triệu chứng này đa số là lành tính, tuy nhiên, không vì vậy mà mẹ bầu chủ quan, nên thường xuyên để ý tới tình trạng sức khỏe của mình, nếu có kèm theo các biểu hiện bệnh lý như trên thì mẹ bầu nên đến ngay bệnh viện để được khám và chữa bệnh kịp thời.

Tuthuoc24h