Gút là một trong những căn bệnh phổ biến nhất ở nam giới thuộc độ tuổi trung niên hiện này. Mặc dù gút là căn bệnh lành tính và có thể khống chế nhưng khi mắc phải sẽ gây đau đớn, khó khăn cũng như sự bất tiện trong các hoạt động hàng ngày của người bệnh. Khi có các dấu hiệu của bệnh gút, người bệnh phải đến thăm khám để lên phác đồ điều trị bằng thuốc tây hiệu quả nhất có thể. Nhưng nếu người bệnh gút không muốn lạm dụng cũng như gặp phải các tác dụng phụ khi dùng thuốc, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc Nam dưới đây để điều trị thay thế.
1. Chữa bệnh gút bằng lá trầu và nước dừa:
Tác dụng của lá trầu
Lá trầu ở Việt Nam có hai loại cơ bản là trầu mỡ (loại lá to bóng) và trầu quế (lá nhỏ hơn, xanh đậm và cay hơn, hay dùng để ăn trầu với cau và vôi). Trong lá trầu chứa nhiều các nhóm hoạt chất. Tổ hợp các chất của nó có tác dụng chống viêm khớp, phục hồi các hư tổn ở khớp, ngoài ra trầu còn có tác dụng giảm đau thần kinh.
Đặc biệt, lá trầu có khả năng cải thiện các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể hấp thu được các khoáng chất, vitamin tốt hơn. Đồng thời lá trầu cũng giúp đào thải các chất cặn bả độc hại dễ dàng hơn.
Tác dụng của nước dừa
Nước dừa ngoài để giải khát còn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt có tác dụng rất lớn trong việc điều trị bệnh gút. Trong thành phần của nước dừa có rất nhiều kali tốt cho tim mạch, là một chất điện phân tự nhiên, giúp tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể và cân bằng chuyển hóa. Nước dừa còn có tác dụng kháng virus, kháng viêm, chống oxy hóa và khử độc rất tốt, làm giảm được sự hình thành axit lactic. Uống nước dừa còn giúp cải thiện các bất thường về tiết niệu và thận, tăng được sự đào thải các axit uric.
Khi dùng chung nước dừa với lá trầu với nhau, nước dừa sẽ có vai trò như một chất hòa tan, giúp chiết xuất hoạt chất trong lá trầu ra một cách nhanh chóng. Sự kết hợp lá trầu và nước dừa là cách hữu hiệu để khống chế bệnh gút.
Bài thuốc chữa gút bằng lá trầu và nước dừa:
Nguyên liệu:
- Lá trầu tươi: 100g
- Dừa xiêm: một quả tươi
Cách làm:
- Bước 1: Sử dụng quả dừa xiêm đã chuẩn bị rồi cắt vạt nắp, sau đó giữ nguyên nước dừa trong quả.
- Bước 2: Lá trầu đem rửa sạch, sau đó để ráo rồi thái thành miếng thật nhỏ.
- Bước 3: Bỏ lá trầu vào trong quả dừa xiêm để ngâm, sau đó đậy kín gáo dừa lại.
- Bước 4: Ngâm lá trầu trong 30-40 phút, sau khi ngâm xong thì chắt bỏ bã rồi uống hết hỗn hợp nước ở bên trong.
Người bệnh nên cố gắng kiên trì sử dụng thuốc liên tục trong một tháng vào lúc mới ngủ dậy trong bụng chưa có gì để có thể đem lại hiệu quả tốt nhất. Sau khi uống, người bệnh nên chờ cho hỗn hợp nước dừa trầu không được hấp thụ sâu vào trong cơ thể ít nhất là một tiếng rồi mới ăn sáng chứ không nên ăn sáng ngay lập tức.
Sau 7 ngày dùng thuốc người bệnh sẽ thấy được những dấu hiệu chuyển biến tích cực, vì thế người dùng bắt buộc phải kiên trì, nếu ngưng sử dụng thì hiệu quả của thuốc sẽ biến mất. Thực hiện đúng cách, đúng lượng, không nên dùng quá nhiều lá trầu, việc lạm dụng lá trầu sẽ khiến bài thuốc phản tác dụng gây ảnh hướng xấu đến sức khỏe.
2. Cách dùng tía tô chữa gút đơn giản:
Dùng tía tô để chữa bệnh gút là một bài thuốc được ưa chuộc và rất phổ biến vì không chỉ rẻ, dễ kiếm mà còn phát huy tác dụng rất nhanh. Tía tô không chỉ là một vị thuốc dân gian mà còn là một vị thảo dược của đông y có vị cay, tính ấm.
Trong lá tía tô có chứa rất nhiều tinh dầu và các hoạt chất có tác dụng chống viêm, lợi tiểu nên có thể tăng cường đào thải axit uric trong máu, giúp giảm nhanh các triệu chứng sưng đau. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy được bốn chất khác nhau có trong tía tô có khả năng ức chế các enxym thúc đẩy sự hình thành axit uric nên có thể giữ được nồng độ axit uric ở mức thấp nhất.
Người mắc bệnh gút có thể dùng lá tía tô để trị các cơn đau một cách nhanh chóng. Khi xảy ra cơn đau gút cũng là lúc nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Nó sẽ lắng đọng lại ở các khớp khiến khớp sưng tấy, đỏ và đau dữ dội.
Dùng nước tía tô sẽ làm bạn giảm đau ngay lập tức bằng cách sau.
- Cách 1: Lá tía tô đem giã nát rồi hòa với nóng, sau đó bạn đem hỗn hợp trên đăp trực tiếp vào vị trí khớp bị đau sẽ nhanh chóng làm giảm các cơn đau nhức đồng thời cũng giảm được tình trạng viêm tấy đỏ.
- Cách 2: Rửa sạch từ 6-12 gram lá tía tô rồi cho vào nồi đun sôi, gạn lấy nước uống. Lưu ý không được đun lá tía tô quá 15 phút vì sẽ làm mất tinh dầu trong lá.
- Cách 3: Người bệnh sử dụng 100 gram lá tía tô sắc với nước. Sau đó lọc lấy nước thuốc pha thêm nước uống hoặc chờ nước hạ xuống nhiệt độ thích hợp thì ngâm chân. Nếu dùng tía tô để ngâm chân, người bệnh chỉ nên ngâm trong khoanagr 15-30 phút, không nên ngâm quá lâu khiến máu dồn về chân gây thiếu máu lên não dẫn đến tình trạng choáng váng.
Ngoài để giảm đau, là tía tô còn có thể sử dụng hằng ngày bằng cách thêm vào bữa ăn để có thể ngăn ngừa bệnh gút tái phát. Việc sử dụng hằng ngày như vậy không những giúp tăng khẩu vị mà còn hỗ trợ cơ thể hấp thụ dưỡng chất tối đa, góp phần khiến các cơn đau do gút gây ra ít xuất hiện hơn và biến mất hẳn.
Mặc dù đem lại hiệu quả cao nhưng khi dùng lá tía tô để chữa bệnh gút, người bệnh nên chú ý các điểm sau:
- Chỉ nên sử dụng lá tía tô với liều lượng đã được quy định, nếu sử dụng lá tía tô với liều lượng quá nhiều so với quy định sẽ khiến người bệnh gặp những vấn đề như tiêu chảy, buồn nôn…
- Vì là bài thuốc dân gian nên thời gian điều trị khá lâu, người bệnh khi sử dụng phải kiên trì.
- Khi đang sử dụng các loại thuốc đặc trị khác thì không sử dụng lá tía tô để tránh việc xảy ra tác dụng phụ.
- Người bị dị ứng với lá tía tô, người sắp phẫu thuận hoặc người bị tăng nhãn áp thì không được sử dụng lá tía tô để chữa bệnh.
3. Tác dụng của củ bình vôi trong việc chữa gút
Đúng như tên gọi của mình, củ bình vôi được gọi là củ bình vôi vì hình dáng bên ngoài của củ này khá giống với bình vôi ăn trầu của người già. Củ bình vôi mọc nhiều ở các tỉnh vùng núi cao nguyên như Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Nam.. và thường mọc bám vào cạnh của núi đá.
Củ bình vôi vốn là loại củ mọc hoang nhưng nhờ công dụng chữa bệnh của nó mà ngày nay nó đã được khá nhiều người đem về trồng. Các nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng trong thành phần của củ bình vôi chứa rất nhiều hoạt chất kháng sinh tự nhiên giúp kháng viêm tiêu sưng, giảm đau, chống bó cứng, co cứng các khớp cũng như đẩy lùi các triệu chứng của bệnh gút vô cùng công hiệu. Ngoài ra, chất kháng sinh này còn giúp người bệnh an thần, dễ ngủ để có thể quên đi các cơn đau do gút gây ra. Dưới đây là hai cách phổ biến nhất được sử dung để chữa gút từ củ bình vôi.
- Cách 1: Củ bình vôi đem rửa thật rồi cạo sạch lớp vỏ ngoài, sau đó đem thái sát phơi mỏng hoặc sấy. Dùng củ bình vôi đã được phơi mỏng hoặc thái khô cho vào nồi nấu thuốc. Đổ ngập nước, đun sôi sau đó để lửa nhỏ cho đến khi còn nửa lượng nước thì bắc xuống để nguội, lấy nước củ bình vôi uống thay nước hằng ngày.
- Cách 2: Củ bình vôi rửa sạch rồi cạo lớp vỏ bên ngoài. Sau đó người bệnh thái sát mỏng để phơi hoặc sấy khô. Sau khi củ bình vôi đã khô thì đem cho vào ngâm ngập trong rượu gạo khoảng từ 1-3 tháng cho đến khi rượu ngả màu. Sau khi rượu ngả màu, người bệnh dùng rượu để massage từ 15-20 phút lên vùng bị sung tấy do bệnh gút gây ra hằng ngày sẽ giúp xoa dịu các cơn đau.
- Cách 3: Cũng tương tự 2 cách trên, đối với cách này người dùng cũng rửa sạch, cạo vỏ, thái mỏng rồi đem phơi hoặc sấy khô củ bình vôi. Sau khi củ bình vôi đã khổ, người dùng sẽ đem xay thành bột để pha với nước sôi uống hằng ngày sẽ hỗ trợ rất tốt trong việc chữa trị bệnh gút.
Việc dùng củ bình vôi để chữa bệnh đem lại hiệu quả rất tốt nhưng khi dùng nên có sự tư vấn của bác sĩ vì trong củ bình vôi có chứa một lượng độc tố nhỏ. Sử dụng nhiều củ bình vôi sẽ không giúp nhanh khỏi bệnh gút mà ngược lại sẽ khiến cơ thể bị ngộ độc hoặc bị say vì tác dụng an thần của củ bình vôi. Vì vậy, người bệnh chỉ nên sử dụng củ bình vôi với liều lượng thích hợp để có thể đảm bảo sức khỏe cũng như phát huy tối đa tác dụng chữa bệnh gút của củ bình vôi.
4. Dùng lá sa kê chữa gút đúng cách:
Cây sa kê thuộc họ dâu tằm, đây là loại cây thân gỗ lỡn, có chiều caoo từ 2,5-3m. Cây có nguồn gốc từ Mã Lai nhưng nhờ khả năng chữa bệnh của mình mà ngày nay cây được trồng ở nhiều tỉnh miền Nam Việt Nam. Các bộ phận rễ, vỏ, lá, quả, nhựa của sa kê đều có thể dùng để chữa bệnh. Đặc biệt, bệnh gút được điều trị nhờ dùng lá của sa kê nhờ lá có tính lợi tiểu, mát gan, tăng cường đào thái các chất độc bên trong cơ thể. Từ đó làm giảm được lượng axit uric trong máu và ngăn ngừa được sự tiến triển của bệnh gút.
Trong lá sa kê đã được tìm thấy một lượng lớn chất Polyphenol. Polyphenol có khả năng ngăn chặn các gốc tự do trong cơ thể, chống oxy hóa và ức chế được các loại men gây bệnh ung thư và rối loạn chuyển hóa chất trong cơ thể.
Khi sử dụng lá sa kê để chữa gút, người bệnh có thể dùng lá sa kê riêng hoặc kết hợp với các vị thuốc khác để đem lại hiệu quả cao hơn khi điều trị. Dưới đây là những bài thuốc để điều trị gút, người bệnh có thể lựa chọn những bài thuốc phù hợp nhất với mình để dùng:
- Cách 1: Điều trị gút bằng lá sa kê tươi:
Nguyên liệu: 4-5 lá sa kê tươi.
Cách làm:
Bước 1: Lá sa kê đem rửa sạch, thái nhỏ.
Bước 2: Đun sôi 2 lít nước, khi nước sôi cho lá sa kê đun thêm 10 phút rồi tắt bếp.
Bước 3: Dùng rây lọc cặn rồi lấy nước uống thay nước lọc.
- Cách 2: Dùng lá sa kê kết hợp với dưa chuột và có xước:
Nguyên liệu:
+ Lá sa kê già còn tươi.
+ 100 gram dưa chuột.
+ 50 gram cỏ xước khô.
Cách làm:
Bước 1: Đem tất cả nguyên liệu trên rửa sạch rồi băm nhỏ.
Bước 2: Cho nguyên liệu đã băm nhỏ vào nồi rồi băm sôi vùng 1 lít nước.
Bước 3: Lọc lấy phần nước, sử dụng như uống nước trà.
- Cách 3: Chữa gút bằng hỗn hợp lá sa kê, đậu bắp và lá ổi non
Nguyên liệu:
+ 3 lá sa kê
+ 100 gram đậu bắp
+ 30 gram lá ổi non
Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch tất cả nguyên liệu trên rồi thái nhỏ
Bước 2: Cho tất cả nguyên liệu đã băm nhỏ vào nồi, đun nhỏ lửa cùng với 1,5 lít nước.
Bước 3: Đun nhỏ lửa cho đến khi còn khoảng 700-800 ml nước thì tắt bếp
Bước 4: Lọc lấy phần nước, sử dụng để uống hằng ngày như nước lọc.
Để quá trình sử dung lá sa kê để điều trị bệnh gút mang lại hiệu quả và an toàn, người bệnh cần đặc biết lưu ý những điều sau:
- Trong lá sa kê có chứa độc tố nhẹ nên khi sử dụng người bệnh nên chú ý dùng đúng liều lượng trong khoảng thời gian nhất định. Sử dụng trong thời gian sẽ gây khiến độc tố tích tụ trong cơ thể dẫn đến ngộ độc.
- Nước đun từ lá sa kê chỉ được sử dụng trong ngày, không để qua đêm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Trong quá trình điều trị, người sử dụng nên kiêng các loại thực phẩm chứa purin như thịt đỏ, hải sản…
- Lá sa kê chỉ phù hợp và mang lại hiệu quả khi điều trị gút nhẹ. Khi bệnh chuyển biến nặng, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có thể tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
5. Chữa gút bằng đỗ xanh
Ngoài chuyện sử dụng trong các món ăn hàng ngày, đỗ xanh còn có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh gút. Trong đỗ xanh có chứa rất nhiều tinh bột, chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu tốt cho cơ thể. Các chất xơ bên trong đậu xanh có tác dụng lớn trong việc làm chậm quá trình trao đổi chất, chậm quá trình thoái hóa biến đảm để sản sinh năng lượng, từ đó làm giảm được sự sản sinh axit uric trong cơ thể.
Hoạt chất flavonoid bên trong lớp vỏ đậu xanh có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào có hại, giảm đau nhức, kháng viêm và có tác dụng chính trong việc giải độc. Vậy nên để nâng cao điều trị, người bệnh nên dùng luôn cả phần vỏ.
Sử dụng đỗ xanh để điều trị gút là phương pháp an toàn, đơn giản và ít tốn kém mà người dùng có thể thực hiện tại nhà. Dưới đây là những phương pháp khác nhau khi dùng đỗ xanh để trị gút bạn có thể sử dụng:
- Cách 1: Điều trị gút bằng canh đỗ xanh:
Nguyên liệu: 150 gram đỗ xanh cả vỏ
Cách làm:
+ Đậu xanh đem rửa sạch rồi ngâm khoảng 1 giờ
+ Sau khi ngâm xong thì cho vào nồi rồi ninh nhừ với lượng nước vừa phải.
+ Đến khi đậu mềm thì tắt bếp, không nêm nếm thêm gia vị vào.
+ Một ngày nên dùng 2 lần, chén đầu dùng thay cho bữa sáng, chén thứ hai có thể sử dụng vào buổi trưa hoặc tối tùy vào người dùng.
- Cách 2: Sử dụng nước đỗ xanh đễ chữa gút:
Nguyên liệu:
+ 1 nắm đỗ xanh
+ 2 lít nước
Cách làm:
+ Đem đỗ xanh rửa sạch
+ Rang khô đỗ trên chảo cho tới khi đậu chuyển hơi vàng và dậy mùi
+ Đem đỗ khô đã rang nấu sôi với 2 lít nước
+ Dùng nước đậu xanh rang uống mỗi ngày thay nước lọc, người dùng còn có thể sử dụng bã đậu xanh để ăn trực tiếp.
- Cách 3: Sữa đậu nanh giúp điều trị gút:
Nguyên liệu:
+ Đậu xanh
+ Nước cốt dừa hoặc sữa (tùy vào sở thích người dùng)
+ Đường
Cách làm
+ Ninh nhừ đậu xanh rồi cho vào máy xay xay nhuyễn
+ Cho thêm sữa hoặc nước cốt dừa
+ Đỗ hỗn hợp vừa xay vào nồi đun sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp
+ Cho thêm đường nếu cảm thấy nhạt khi sử dụng.
Để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh gút bằng đỗ xanh, người dùng cần phải lưu ý những điều sau:
- Những người bị huyết áp thấp không nên dùng đỗ xanh để chữa gút vì đỗ xanh có tính mát và hạ huyết
- Người bệnh không nên dùng đỗ xanh khi đang điều trị gút bằng các loại thuốc khác, đỗ xanh có thể khiến thuốc mất tác dụng và không tốt cho sức khỏe.
- Nên uống nhiều nước đỗ xanh để có thể đào thải bớt lượng axit uric thừa trong cơ thể, tác dụng tốt cho quá trình điều trị.
- Dùng đỗ xanh để điều trị gút chỉ thích hợp với tình trạng bệnh nhẹ, đối với những trường hợp bệnh nặng nên tiến hành thăm khám và thực hiện điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Tất cả các phương pháp trên đều sẽ đem lại hiệu quả, giúp gút ngày càng thuyên giảm nếu người bệnh sử dụng hợp lí và đúng cách. Muốn điều trị bệnh gút bằng các bài thuốc Nam đòi hỏi sự kiên trì lớn ở người bệnh vì tất cả các bài thuốc trên chỉ có thể phát huy hết tác dụng nếu sử dụng đều đặn trong một tháng. Bên cạnh đó, người bị gút cũng phải chủ ý đến chế độ ăn uống, hạn chế rượu bia, thực hiện lối sống lành mạnh thì mới có thể đẩy lùi bệnh gút.